0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Công tác giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH THEO TIÊU CHUẨN FSC TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ​ (Trang 47 -50 )

- Cấp 4: Nhiệm vụ của Quản lý nhóm: Chi cục lâm nghiệp là cấp Quản lý nhóm chịu trách nhiệm vận hành nhóm chứng chỉ rừng Họ là người giữ chứng nhận chính

3.1.2.2. Công tác giám sát.

(1). Giám sát lâm phần hàng năm.

Hàng năm, từng lâm phần của tất cả các thành viên trong nhóm phải được đến đánh giá ít nhất một lần, do trưởng thôn hay người nông dân chủ chốt được ủy quyền. Quản lý nhóm phải sử dụng lịch giám sát hàng năm để lập kế hoạch đến đánh giá các lâm phần từ một năm trước đó.

- Sự tuân thủ các Quy định và điều lệ thành viên.

- Sự tuân thủ các bản kiểm tra FSC, kế họach quản lý, dựa trên các nguyên tắc môi trường.

- Quản lý các khu rừng có giá trị bảo tồn cao.( HCVF).

Từng nội dung trong danh sách kiểm tra cần được đánh giá và các điểm phát hiện cần được miêu tả ngắn gọn trong bảng biểu. Danh sách kiểm tra bao gồm các hướng dẫn về các hậu quả có thể có nếu những điểm không tuân thủ được xác định. Trong trường hợp này, các hoạt động khắc phục phải được sự đồng ý của các thành viên nhóm cho một thời hạn nhất định để các hộ dân sửa sai sót đó và các nhóm trưởng nhóm thôn hoặc các nông dân chủ chốt được ủy quyền kiểm tra.

(2). Quản lý nhóm phúc kiểm.

Dựa trên kế hoạch giám sát, Quản lý nhóm hay người được ủy quyền sẽ chọn ngẫu nhiên 20% số lô trong tổng số các lô rừng của thôn tham gia để thực hiện một

cuộc phúc kiểm các hoạt động giám sát. Kết quả của các cuộc phúc kiểm này sẽ được báo cáo vắn tắt, bao gồm các nội dung sau:

- Tóm tắt các kết quả tìm được ở mỗi thôn. - Thực hiện giám sát ở các nhóm thôn.

- Thời hạn cho các hoạt động sửa sai do các Trưởng nhóm thôn quy định khi thực hiện giám sát.

(3). Giám sát khai thác.

Khi tiến hành khai thác gỗ đều phải thực hiện báo cáo giám sát trước và sau khai thác theo Mẫu giám sát khai thác, gồm 3 bước:

- Tình trạng của lâm phần trước khai thác cần phải được ghi nhận trước khi triển khai các hoạt động khai thác (tốt nhất là vào cùng thời gian với điều tra rừng trước khi khai thác). Tùy thuộc vào những điều quan sát được (như xói mòn,..), Trưởng nhóm thôn sẽ xác định các hoạt động để ngăn ngừa sự thiệt hại môi trường do việc khai thác rừng gây ra.

- Sau khi khai thác rừng, Trưởng nhóm thôn sẽ giám sát việc tuân thủ các yêu cầu của FSC, những nơi mà hoạt động khai thác để lại những hậu quả tác hại và trong trường hợp này cần chỉ ra các hoạt động khắc phục. Trưởng nhóm thôn cũng đánh giá các quan sát tình trạng trước khai thác và sự tuân thủ các hoạt động phòng ngừa.

- Dựa vào các phát hiện khi kiểm tra diện tích sau khai thác, Trưởng nhóm thôn sẽ đưa ra các hoạt độngkhắc phục tiếp theo cho các chủ rừng. Bước bắt buộc là tái tạo rừng trong vòng một năm kể từ khi khai thác và khắc phục bất cứ tác hại cấp trung bình hoặc nghiêm trọng của các hoạt động lâm nghiệp.

(4). Họp nhóm thường niên.

Các cuộc họp nhóm thường niên là nơi để các thành viên trao đổi thông tin, thảo luận và đưa ra quyết định. Trưởng nhóm thôn tổ chức các cuộc họp ở thôn hoặc xã và có sự tham gia của Quản lý nhóm hay người đại diện, Mọi quyết định đều có sự đồng thuận. Trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận thì sẽ có

một cuộc họp bỏ phiếu, yêu cầu ít nhất 2/3 số phiếu của những thành viên có mặt trong cuộc họp đồng ý.

Ngoài ra các cuộc họp thường niên còn phải đáp ứng chức năng giám sát ở mức cảnh quan, cụ thể:

Giám sát tác động môi trường: Các quan sát và các vấn đề quanh tác động môi trường của quản lý rừng trong năm cuối, các biện pháp đã sử dụng cần được thảo luận hàng năm và tư liệu hóa bằng biên bản, báo cáo họp định kỳ hàng năm. Các kết quả sẽ được đưa lên bảng thông tin nhóm thôn.

Giám sát tác động xã hội: Trưởng nhóm thôn với sự hỗ trợ của Quản lý nhóm và Trưởng nhóm xã lập một kế hoạch đánh giá tình hình kinh tế xã hội của các thành viên và những người nộp đơn. Mẫu biểu cần được phân phát tới tất cả các thành viên và cần được điền trong cuộc họp năm đầu tiên. Cần có đánh giá so sánh theo dõi để nắm bắt được những thay đổi theo thời gian khoảng 5 năm.

- Một bản dự thảo chương trình họp thường niên đính kèm trong cuốn sổ tay hướng dẫn sẽ được sử dụng như một bản danh sách kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh quan trọng đều được thảo luận.

(5). Yêu cầu cho các hoạt động khắc phục.

Các yêu cầu cho hoạt động khắc phục trong thời gian giám sát nội bộ của các hoạt động trong mỗi lâm phần ở cấp Thôn và cấp xã ( các yêu cầu hoạt động khắc phục nội bộ) cần được những người có trách nhiệm giám sát kỹ lưỡng cho đến kì giám sát nội bộ sau. Điều này được thực hiện qua các mẫu giám sát, báo cáo và các cuộc họp thường niên.

Các yêu cầu hoạt động khắc phục được các đánh giá viên của tổ chức cấp chứng chỉ nêu trong các cuộc đánh giá hay đánh giá định kỳ hàng năm (CAR: các hoạt động khắc phục) cần được quan tâm đặc biệt:

- Tất cả các yêu cầu các hoạt động khắc phục cần được ghi lại và được quản lý nhóm đưa vào danh mục các yêu cầu hoạt động cần khắc phục của nhóm.

- Mẫu biểu yêu cầu hoạt động khắc phục được phân phát và gửi đến những người có trách nhiệm như chủ rừng hay trưởng nhóm thôn với mô tả rõ ràng và thời

hạn cho phép thực hiện các bước cần thiết nhằm hoàn thành yêu cầu hoạt động khắc phục đã nêu.

- Trong trường hợp chủ rừng nhiều lần thất bại trong việc hoàn thành các yêu cầu hoạt động khắc phục nội bộ, hay các yêu cầu hoạt động khắc phục do tổ chức cấp chứng chỉ nêu ra, Trưởng nhóm thôn và Quản lý nhóm phải xem xét lại tư cách tham gia nhóm của chủ rừng hay một bộ phận của tổ chức nhóm để đảm bảo sự tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí của FSC.

Nhận xét và thảo luận:

- Những ưu điểm của công tác giám sát của các nhóm hộ theo FSC:

+ Giúp cho các hộ gia đình tuân thủ các quy định và điều lệ của FSC.

+ Qua công tác giám sát mọi hoạt động của khu rừng được nắm bắt, dựa vào đó sẽ có các kế hoạch quản lý sát với thực tế, có các hoạt động khắc phục kịp thời những lỗi có thể xảy ra.

- Những tồn tại, khó khăn hay thách thức đối với nhóm hộ ở Quảng Trị:

+ Công tác giám sát đánh giá của các nhóm hộ tập trung vào cho trưởng nhóm thôn hoặc do nông dân chủ chốt, điều này dẫn đến công tác giám sát nội bộ trong một năm là những khó khăn thách thức không nhỏ. Vì vậy, việc phát hiện lỗi nhằm giúp cho các nhóm hộ sữa chửa, khắc phục sai sót đôi khi còn chậm.

- Hình thức giám sát này của các nhóm hộ chủ yếu là giám sát nội bộ, các hộ cùng tham gia vào nhóm cùng thực hiện quản lý rừng bền vững, giúp đỡ nhau, cùng chia sẽ những khó khăn, cách thức khắc phục các lỗi và cũng giám sát lẫn nhau. Những sai sót, cách khắc phục đều được đưa ra bàn luận trong các cuộc họp thường niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH THEO TIÊU CHUẨN FSC TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ​ (Trang 47 -50 )

×