Những nội dung cần thiết để lập kế hoạch quản lý (1) Tổ thành rừng, đặc biệt đối với rừng sản xuất:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm quá trình cấp chứng chỉ rừng cho các hộ gia đình theo tiêu chuẩn FSC tại tỉnh quảng trị​ (Trang 71 - 74)

- Về khó khăn:

3.3.2.2.Những nội dung cần thiết để lập kế hoạch quản lý (1) Tổ thành rừng, đặc biệt đối với rừng sản xuất:

Tổ thành rừng bao gồm keo lá tràm, keo lai và keo tai tượng trong một chu kỳ của lâm phần. Chu kỳ kinh doanh của lâm phần từ 9 – 12 năm. Mục tiêu là trồng rừng tại khu vùng đệm dọc theo sông, suối và xung quanh hồ chứa nước. Nhóm đã trồng các loài cây bản địa (vùng đệm) và theo kế hoạch nhiều loài cây bản địa tiếp tục sẽ được trồng. Tăng trưởng trữ lượng trung bình rừng keo ở đây là 6-8 m3/ha/năm.

(2). Các hoạt động lâm sinh và quản lý:

Các kỹ thuật lâm sinh áp dụng gồm: - Trồng rừng không cày xới đất: - Tỉa thưa và tỉa cành;

- Khai thác trắng trên diện tích nhỏ (dưới 10 ha);

- Khai thác chọn tại các vùng đệm để thiết lập rừng hỗn giao; - Làm giàu rừng bằng việc trồng cây bản địa tại các vùng đệm; - Quản lý dịch hại;

- Kiểm soát cháy rừng.

Các kỹ thuật lâm sinh này là một phần trong hoạt động đào tạo cho các hộ gia đình và các đối tượng liên quan.

(3). Các phương pháp điều tra, các nguồn số liệu

Hiện tại một số các lô rừng đã được khảo sát để kiểm tra mật độ rừng trồng và trữ lượng. Việc điều tra rừng đã/sẽ được tiến hành bởi các hộ gia đình có rừng ở độ tuổi 3-4 năm bằng phương pháp cơ bản với kính đo và tiến hành đo chiều cao. Hiện tại, Việt Nam đã thiết lập bảng tra thể tích cho rừng trồng keo, nhưng qua kiểm chứng tại Quảng Trị bảng tra thể tích này không phù hợp với mật độ rừng trồng tại địa phương và do đó không thể áp dụng.

(4). Bảo vệ môi trường;

Kỹ thuật trồng rừng và kỹ thuật khai thác tác động thấp được sử dụng để giảm thiểu tác động đối với đất và bảo vệ nguồn nước tại vùng đệm. Tái sinh rừng tự nhiên bằng các loài cây bản địa cần được thúc đẩy. Điều này được đảm bảo bằng

việc trồng các loài bản địa. Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu cũng đã được xây dựng.

(5). Chiến lược quản lý đối việc xác định và bảo vệ các loài quý hiếm và nguy cấp

Hiện tại không có các loài quý hiếm và nguy cấp trong khu vực rừng trồng. Một danh mục các loài quý hiếm và nguy cấp đã được xây dựng để giám sát và bảo vệ. Đã tiến hành điều tra bằng việc phỏng vấn người dân địa phương.

(6). Quy trình giám sát tăng trưởng, sản lượng rừng và động thái rừng (bao gồm cả những thay đổi về động thực vật), các tác động môi trường và tác động xã hội và chi phí, năng suất và hiệu suất.

Do không thể áp dụng bảng tra thể tích cho rừng trồng keo tại khu vực này, nên sẽ thực hiện điều tra hàng năm để đánh giá trữ lượng rừng theo phương pháp đơn giản và ghi chép lại trong nhật ký quản lý lô rừng. Những thay đổi về động thực vật, chuyển đổi đất lâm nghiệp, môi trường rừng cũng được đưa vào các mẫu theo dõi lô rừng của hộ và mẫu giám sát sau khai thác.

(7). Khai thác hàng năm theo các loài thương mại chính:

Bảng 3.4. Loài cây trồng và kế hoạch khai thác.

Loài (tên thông thường/tên khoa học)

Sản lượng khai thác cho phép Sản lượng khai thác thực tế hàng năm Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) Chưa xác định Không xác định

Keo lai Acacia hybrid Như trên Như trên

Keo tai tượng (Acacia mangium) tự nhiên

Như trên Như trên

(8). Nguồn thông tin và giải thích (tăng trưởng trung bình hàng năm, tái sinh, vv.) Hiện tại, không có số liệu cập nhập về tăng trưởng và sản lượng rừng ở Việt Nam có thể sử dụng cho rừng trồng do các Nhóm rừng thôn quản lý. Do đó, nhóm tự thiết lập khảo sát Việc điều tra rừng sẽ được tiến hành bởi các hộ gia đình có rừng ở độ tuổi 3-4 năm bằng phương pháp cơ bản đo đường kính ngang ngực và

tiến hành đo chiều cao.. Hoạt động khảo sát sẽ được các đơn vị quản lý rừng tiến hành hàng năm. Chu kỳ khai thác và tăng trường trung bình hàng năm phải được xem xét. Có cả khảo sát trước và sau khai thác.

(9). Tóm tắt kế hoạch quản lý được công bố:

Kế hoạch quản lý do các hộ gia đình xây dựng và UBND tỉnh phê duyệt được công bố cho các thôn. Mẫu tóm tắt kế hoạch quản lý đã được xây dựng cho quản lý nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm quá trình cấp chứng chỉ rừng cho các hộ gia đình theo tiêu chuẩn FSC tại tỉnh quảng trị​ (Trang 71 - 74)