Hiện trạng phân bố của loài cây Củ dòm trong tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài củ dòm (stephania dielsiana c y wu) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 44 - 46)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm phân bố của loài cây Củ dòm tại VQG Ba Vì

4.1.1. Hiện trạng phân bố của loài cây Củ dòm trong tự nhiên

4.1.1.1. Số lượng cây Củ dòm ngoài tự nhiên.

Để xác định số lượng cây Củ dòm mọc ngoài tự nhiên một cách chính xác và khách quan nhất, đề tài đã tiến hành lập 9 tuyến điều tra theo các dạng lập địa khác nhau, đại diện cho VQG Ba Vì. Số lượng cây Củ dòm được tính theo tần số xuất hiện loài trên các tuyến điều tra. Sự phân bố của loài Củ dòm ngoài tự nhiên được tổng hợp tại bảng 4.1.

Qua kết quả điều tra trên 9 tuyến cho ta thấy cây Củ dòm có phân bố tương đối đồng đều trên các tuyến. Tuyến gặp nhiều nhất là 3 cây/ tuyến, tuyến gặp ít nhất là tuyến số 8 chỉ gặp 1 cây, và không có tuyến nào là không gặp. Tần số gặp Củ dòm trên tổng tuyến điều tra là 22 cây/ 23,9 km, tức trung bình vào khoảng 0,92 cây/km, mức phân bố này là rất thưa. Chứng tỏ cây Củ dòm hiện phân bố ở VQG Ba Vì là rất ít. Nguyên nhân sâu xa cũng là do tình trạng khai thác bừa bãi và lãng phí đã dẫn đến suy giảm số lượng loài cây này, nhưng xét về mặt nhu cầu của thị trường về mặt hàng cây thuốc thì đó cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm mật độ. Nếu trước đây thu hái cây Củ dòm chỉ để phục vụ cho gia đình thì hiện nay chủ yếu để bán ra thị trường, vì thế mà số lượng loài cây này đang giảm mạnh. Ngoài ra, việc chặt phá rừng cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng Củ dòm trong tự nhiên.

Bảng 4.1: Phân bố của cây Củ dòm theo 9 tuyến điều tra Tuyến TT Độ cao (m) Vị trí Tọa độ Tàn che Sinh cảnh (Trạng thái) Chiều dài tuyến X Y 1 1 695 Sườn Đông 538612 2330326 0,75 Ven suối(IIIA2) 2,5 2 841 Sườn Đông 538177 2329924 0,85 IIIA2

3 912 Đỉnh đền Thượng 538153 2329874 0,7 IIIA1

2

1 650 Sườn Tây(Đỉnh Vua)

537631 2328573 0,75 Ven suối(IIIA1)

3,2 2 786 Sườn Tây(Đỉnh Vua) 536213 2327461 0,75 IIIA2

3 1051 Đỉnh 538132 2328744 0,7 IIIA1

3

1 1120 Đỉnh Ngọc Hoa 537711 2329425 0,75 IIIA1

3 2 1020 Đỉnh Ngọc Hoa 537711 2329425 0,65 IIIA1

3 1120 Đỉnh Ngọc Hoa 0,5 Đá nổi (IIB) 4 1 912 Sườn Tây(Ngọc Hoa) 536412 2329146 0,7 IIIA1

1,8 2 1038 Sườn Đông(Ngọc Hoa) 537845 2329285 0,85 IIIA2

5 1 1017 Chân đỉnh(Ngọc Hoa) 537787 2329466 0,6 IIIA1 2 2 1064 Sườn Tây(Ngọc Hoa) 537969 2329112 0,5 IIIA1

6

1 608 Sườn Đông(Suối tắm) 538356 2330493 0,6 Ven suối(IIB)

2,8 2 665 Sườn Đông(Suối tắm) 538313 2330393 0,7 Ven suối(IIIA1) 7 1 1101 Đỉnh đền Thượng 538063 2328620 0,8 IIIA2 3,6 2 1117 Đỉnh đền Thượng 538025 2328650 0,5 IIIA1 3 1117 Đỉnh đền Thượng 538028 2328685 0,6 IIIA1 8 1 1100 Đỉnh Vua 538163 2328331 0,8 IIIA2 1,8 9

1 227 Chân núi(Sườn Đông) 539838 2329599 0,55 IIIA2

3,2 2 275 Chân núi(Sườn Đông) 539777 2329600 0,6 IIB

3 281 Chân núi(Sườn Đông) 539859 2329585 0,65 IIB

∑ 23,9

4.1.1.2. Khả năng tái sinh ngoài tự nhiên của loài Củ dòm.

Củ dòm ngoài tự nhiên chủ yếu tái sinh bằng chồi ở thân già và phần cổ rễ củ, nhưng gặp điều kiện thuận lợi thì cây có thể tái sinh bằng hạt. Tuy nhiên, việc tái sinh ngoài tự nhiên là cực kỳ khó khăn. Trong quá trình điều tra gần như không tìm thấy cá thể loài Củ dòm mọc tự nhiên. Điều này cho thấy, khả năng tái sinh tự nhiên của loài cây này đang ở tình trạng báo động, cần có ngay những biện pháp bảo tồn ngoài tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài củ dòm (stephania dielsiana c y wu) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 44 - 46)