Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn tại chỗ (in-situ) và chuyển chỗ (ex-situ) đố
4.4.2. Một số biện pháp bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation)
Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation) là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đă ̣c điểm đă ̣c trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa ho ̣c và công nghê ̣ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
Đối với Củ dòm, đề tài đã đề xuất một số hình thức bảo tồn sau:
- Thu thập mẫu tiêu bản, hom và hạt làm mẫu vật tại VQG và liên kết với một số cơ sở nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen thực vật như trung tâm giống Ba Vì, Trung tâm giống Đá Chông. Đây sẽ là những mẫu vật quan trọng để lưu giữ, bảo tồn và là tài liệu nghiên cứu, giáo dục có giá trị.
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình giâm hom và chăm sóc cây Củ dòm từ hạt và hom thân. Đặc biệt cần nghiên cứu khả năng nhân giống từ hom thân còn đang thiếu những thông tin cần thiết. Mở các lớp tập huấn, chuyển giao kĩ thuật công nghệ gây trồng cho bà con. Trong đó chú trọng vào hiệu quả của phương pháp nhân giống sinh dưỡng. Có thể tiến hành nhân giống bằng các biện pháp khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, điều kiện của từng địa phương. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho việc nhân giống phục vụ
trồng và phát triển cây Củ dòm tại địa phương cũng như tại các khu vực khác có Củ dòm phân bố.
- Xây dựng mô hình trồng cây Củ dòm (trồng xen, trồng dưới tán rừng, dưới tán cây ăn quả...). Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, khai thác để cây Củ dòm trở thành loại cây đem lại thu nhập kinh tế cho người dân trong khu vực. Hiện nay, tại khu thực nghiệm vườn ươm Đá Chông trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp cũng đã xây dựng thành công mô hình trồng cây Củ dòm thử nghiệm. Vì vậy, cần nhân rộng mô hình cho người dân và mở các lớp tập huấn, trình diễn mô hình để bà con học tập. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần tìm đầu ra cho thị trường như hợp đồng với các hiệu thuốc, công ty y dược Bảo Long... để cung cấp cây Củ dòm ổn định.
- VQG Ba Vì và cộng đồng cần xây dựng các vườn sưu tập các loài cây LSNG trong đó có cây Củ dòm. Kinh nghiệm của người dân cho thấy đây là cây thuốc dễ trồng xung quanh vườn, hoặc trồng xen dưới tán cây ăn quả nên việc bảo tồn là hết sức cần thiết.
Trên đây là một số giải pháp nhằm bảo tồn cây Củ dòm mà đề tài nghiên cứu đưa ra. Tuy nhiên, không thể thành công trong bảo tồn nếu thực hiện riêng lẻ mà cần có sự phối hợp các giải pháp một cách đồng bộ để các giải pháp hỗ trợ lẫn nhau sẽ mang lại hiệu quả.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu đã đa ̣t đươ ̣c, đề tài rút ra mô ̣t số kết luâ ̣n chính sau đây:
1. Đặc điểm phân bố của loài cây Củ dòm tại VQG Ba Vì
* Hiện trạng phân bố của loài cây Củ dòm trong tự nhiên:
- Đề tài đã xác định được sự phân bố của loài ngoài tự nhiên là rất ít. Tần số gặp Củ dòm trên tổng tuyến điều tra là 22 cây/ 23,9 km, trung bình 0,92 cây/km
- Khả năng tái sinh ngoài tự nhiên của loài Củ dòm: Trong quá trình điều tra không tìm thấy cá thể loài Củ dòm mọc tự nhiên.
* Đặc điểm phân bố cây Củ dòm theo các chỉ tiêu điều tra.
- Củ dòm phân bố chủ yếu ở các đai cao trên 1000 m gặp 11 cây/ tổng 22 cây(chiếm 50%)
- Cây Củ dòm phân bố chủ yếu ở sườn và đỉnh núi gặp 9 cây/ tổng 22 cây gặp(chiếm 40,9 %).
- Ở trạng thái rừng IIIA1 thì Củ dòm phân bố nhiều nhất 11 cây (chiếm 50% tổng số cây).
2. Thử nghiệm kỹ thuật nhân giống hữu tính
* Khả năng nảy mầm của hạt Củ dòm.
- Tỷ lệ nảy mầm: Khi được xử lý ở nhiệt độ 50-650C thì số hạt nảy mầm là 63 hạt có tỷ lệ nảy mầm cao nhất (chiếm 63% số hạt gieo).
- Thế nảy mầm: Thế nảy mầm của lô hạt đạt 22% tổng số hạt gieo.
- Tốc độ nảy mầm: Tốc độ nảy mầm của loài đạt 4,78 ngày.
* Tỷ lệ sống sót của cây con trong giai đoạn vườn ươm: Trong kết quả thí nghiệm trên thì với độ che sáng 75% (CT3) cho tỷ lệ sống của cây con tốt nhất 46 cây (chiếm 92%).
3. Thử nghiệm kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng (hom thân)
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi hom (loại hom) và các chất điều hòa
sinh trưởng đến tỷ lệ sống của hom Củ dòm: Khi sử dụng chất NAA vào các
loại hom cho kết quả sống cao nhất ở hom già (83,33%).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi hom (loại hom) và các loại chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom Củ dòm: Tỷ lệ hom ra rễ đạt 53,05%. CT7 - sử dụng hom già và chất NAA là công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến tỷ lệ ra rễ của hom cây Củ dòm.
- Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý chất điều hòa sinh trưởng
đến tỷ lệ sống của hom: Ở CT6 ( Nồng độ NAA 1000ppm- thời gian xử lý 7
giây) cho tỷ lệ sống cao nhất( chiếm 90%).
- Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom. Công thức cho tỷ lệ hom ra rễ tốt nhất là CT6 ( nồng độ NAA 1000ppm- xử lý trong 7 giây) đạt 90% tổng số hom thí nghiệm. Đã có sự ảnh hưởng khác nhau của nồng độ thuốc kích thích và thời gian xử lý thuốc đến tỷ lệ ra rễ của hom thân cây Củ dòm.
- Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm và độ che đến tỷ lệ
sống của hom. Khi giâm hom thân cây Củ dòm ở giá thể cát sạch và có độ che bóng 70% thì cho tỷ lệ hom sống cao nhất.
- Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm và độ che sáng đến khả năng ra rễ của hom. Khả năng ra rễ của hom thân cây Củ dòm là khác nhau khi giâm ở các điều kiện về giá thể giâm và độ che sáng khác nhau.
- Ảnh hưởng của thời vụ giâm đến tỷ lệ sống của hom thân cây Củ
dòm: Ở thời vụ Xuân hè thì tỷ lệ sống cao hơn và đạt 70%. Thời vụ giâm hom đã ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của hom giâm.
vụ giâm hom có ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom thân cây Củ dòm. Đối với vụ Xuân hè cho chất lượng rễ tốt hơn vụ Thu đông.
- Ảnh hưởng của thời vụ giâm đến khả năng ra chồi của hom: Thời vụ
giâm hom có ảnh hưởng rõ rệt đến số chồi/hom, trong đó vụ Xuân Hè có ảnh hưởng tốt hơn đến chỉ tiêu số chồi/hom khi giâm. Tuy nhiên, thời vụ giâm hom không ảnh hưởng đến chất lượng chồi của hom cây Củ dòm.
Như vậy, từ các kết quả trên, đề tài đã có những kết luận về các biện pháp nhân giống loài Củ dòm như sau: Khi nhân giống hữu tính bằng hạt thì nhiệt độ thích hợp để cho tỷ lệ nảy mầm của hạt vào khoảng 50-650C và sử dụng chế độ che sáng 75% cho tỷ lệ sống cao nhất. Khi sử dụng nguồn giống sinh dưỡng từ hom thì: với loại hom già khi sử dụng chất NAA với nồng độ 1000 ppm xử lý trong 7 giây, được cắm trên giá thể cát sạch vào mùa Xuân hè thì cho tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ và số chồi cũng như chất lượng chồi tốt nhất.
Tồn tại
Do thời gian nghiên cứu ngắn nên đề tài còn một số hạn chế sau:
- Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu về đặc điểm phân bố, khả năng nhân giống và các biện pháp bảo tồn loài mà chưa tìm hiểu được những kiến thức bản địa trong việc sử dụng, gây trồng Củ dòm của cộng đồng trong VQG Ba Vì. Đây là một điều rất hạn chế trong đề tài, vì chúng ta có thể khai thác được rất nhiều thông tin từ người dân về loài đang nghiên cứu.
- Đề tài mới chỉ đánh giá những công thức thí nghiệm về các nhân tố về tuổi hom, loại chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ các chất, thời vụ...đến khả năng sống, ra rễ và ra chồi của hom mà các nhân tố ảnh hưởng khác như thành phần giá thể hom, nhiệt độ ủ hạt, khả năng gây trồng cây con sau giai đoạn vườn ươm, chế độ tưới nước trong giai đoạn vườn ươm… chưa nghiên cứu đánh giá.
Kiến nghị
- Các kết quả nghiên cứu mà đề tài đã đã được chỉ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu tiếp theo, cần tiếp tục hoàn thiện nhằm nâng cao giá trị và tính thiết thực của nghiên cứu.
- Tăng cường công tác bảo vệ rừng, bảo vệ loài Củ dòm ngoài tự nhiên, đặc biệt phải chú ý bảo vệ cây con tái sinh để tránh tình trạng trâu bò, sâu bệnh hại.
- Cần tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là đa dạng cây thuốc cho người dân sống trong và xung quanh Vườn Quốc Gia Ba Vì.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………...……….…i
DANH MỤC CÁC BẢNG………...ii
DANH MỤC CÁC HÌNH……….…...iii
MỞ ĐẦU ... 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU... 2
1.1. Trên Thế giới ... 2
1.1.1. Phân loại, tên gọi, mô tả hình thái, đặc điểm phân bố và giá trị sử dụng ... 2
1.1.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn cây thuốc trên thế giới ... 3
1.1.3. Tình hình nghiên cứu bảo tồn cây Củ dòm trên Thế giới. ... 7
1.2. Ở Việt Nam ... 7
1.2.1. Phân loại, tên gọi, mô tả hình thái, đặc điểm phân bố và giá trị sử dụng ... 7
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam. ... 10
1.2.3. Tình hình nghiên cứu bảo tồn loài Củ dòm ở Việt Nam ... 15
1.3. Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu ở trên thế giới và trong nước ... 16
Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ... 18
2.1.1. Mục tiêu chung ... 18
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ... 18
2.2. Đối tượng nghiên cứu ... 18
2.3. Phạm vi nghiên cứu ... 18
2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài cây Củ dòm tại VQG Ba
Vì. ... 18
2.4.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính và nhân giống sinh dưỡng (hom thân) ... 18
2.4.3. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn loài cây này tại VQG Ba Vì. .. 19
2.5. Phương pháp nghiên cứu ... 19
2.5.1. Công tác chuẩn bị ... 19
2.5.2. Ngoại nghiệp ... 19
2.5.3. Nội nghiệp ... 26
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ... 30
3.1. Điều kiện tự nhiên ... 30
3.1.1 Vị trí địa lý ... 30
3.1.2 Địa hình, địa thế ... 30
3.1.3 Địa chất, đất đai ... 31
3.1.4 Khí hậu thủy văn ... 32
3.1.5 Tài nguyên động- thực vật ... 33
3.2 Đặc điểm cơ bản về kinh tế xã hội ... 35
3.2.1 Dân tộc, dân số và lao động ... 35
3.2.2 Tình hình phát triển kinh tế chung ... 36
3.3.3 Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng tại các xã vùng Đệm ... 37
3.3. Nhận xét và đánh giá chung ... 38
3.3.1. Thuận lợi ... 38
3.3.2. Khó khăn ... 39
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 41
4.1. Đặc điểm phân bố của loài cây Củ dòm tại VQG Ba Vì ... 41
4.1.1. Hiện trạng phân bố của loài cây Củ dòm trong tự nhiên ... 41
4.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính (hạt) ... 46
4.2.1. Nghiên cứu về khả năng nảy mầm của hạt Củ dòm ... 47
4.2.2. Tỷ lệ sống sót của cây con trong giai đoạn vườn ươm ... 48
4.2.3. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật nhân giống hữu tính (hạt) ... 50
4.3. Nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng (hom thân) . 50 4.3.1. Ảnh hưởng của tuổi hom và loại chất điều hò a sinh trưởng đến khả năng giâm hom ... 51
4.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng giâm hom... 56
4.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm và độ che sáng đến kết quả giâm hom cây Củ dòm ... 60
4.3.4. Kết quả ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến kết quả giâm hom ... 62
4.3.5. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng (hom thân) ... 70
4.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn tại chỗ (in-situ) và chuyển chỗ (ex-situ) đối với cây Củ dòm tại VQG Ba Vì ... 71
4.4.1. Một số biện pháp bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation)... 71
4.4.2. Một số biện pháp bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation) ... 74
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ... 76
Kết luận ... 76
Tồn tại ... 78
Kiến nghị ... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC