Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm và độ che sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài củ dòm (stephania dielsiana c y wu) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 63)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng (hom thân)

4.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm và độ che sáng

kết quả giâm hom cây Củ dòm

Giá thể giâm và độ che sáng của vườn ươm là hai nhân tố tác động trực tiếp đến kết quả giâm hom trong giai đoạn vườn ươm, là môi trường sống cho hom sau khi được cấy xuống. Ở một điều kiện tối ưu, giá thể giâm và độ che sáng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại trong ươm giống cây bằng phương pháp giâm hom. Vì thế, khi nghiên cứu khả năng giâm hom thân của loài Củ dòm không thể không đề cập đến hai yếu tố quan trọng này.

4.3.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm và độ che sá ng của vườn ươm đến tỷ lệ sống của hom.

Sau khi tiến hành các thí nghiệm trên, đề tài tiếp tục sử dụng công thức tốt nhất để tiếp tục làm thí nghiệm với giá thể giâm và độ che sáng. Kết quả được tổng hợp trong bảng 4.12.

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của giá thể giâm và độ che sáng đến tỷ lệ sống của hom

Công thức

(hỗn hợp+%che sáng )

Số hom sống sau khi giâm (hom)

Sau 7 ngày Sau 14 ngày Sau 21 ngày Sau 28 ngày Sau 35 ngày Sau 42 ngày

Số hom % Số hom % Số hom % Số hom % Số hom % Số hom % CT1(đất+ĐC) 28 93,33 24 80 20 66,66 17 56,66 14 46,66 14 46,66 CT2(đất+30 %) 29 96,66 24 80 21 70 18 60 17 56,66 17 56,66 CT3(đất+70%) 30 100 28 93,33 25 83,33 23 76,66 21 70 20 66,66 CT4(cát+ĐC) 28 93,33 23 76,66 21 70 18 60 14 46,66 13 43,33 CT5(cát+30%) 29 96,66 26 86,66 24 80 21 70 20 66,66 20 66,66 CT6(cát+70%) 30 100 29 96,66 26 86,66 25 83,33 24 80 24 80

Từ kết quả tổng hợp trên cho thấy: Tỷ lệ sống của hom giảm dần sau 42 ngày. Sau tuần đầu tiên thì tỷ lệ hom sống đạt trung bình 96,66%, đến tuần thứ 6, tỷ

lệ sống của hom đạt còn 60%. Nhìn từ biểu đồ ở hình 4.8 ta thấy, trong các ngày quan sát thì tỷ lệ sống ở công thức 6 (CT6) luôn cao hơn các công thức còn lại. Đến tuần cuối cùng thì công thức cho tỷ lệ tốt nhất đạt 80% là CT6.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Sau 7 ngày Sau 14 ngày Sau 21 ngày Sau 28 ngày Sau 35 ngày Sau 42 ngày CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6

Hình 4.8: Biểu đồ tỷ lệ sống của hom tại các công thức

Như vậy, khi giâm hom thân cây Củ dòm ở giá thể cát sạch và có độ che sáng 70% thì cho tỷ lệ hom sống cao nhất.

4.3.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm và độ che sá ng của vườn ươm đến khả năng ra rễ của hom.

Tiếp tục thí nghiệm về tỷ lệ ra rễ tại các công thức trên cho thấy tất cả các hom sống đều cho ra rễ. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của giá thể giâm và độ che sáng đến khả năng ra rễ của hom cây Củ dòm được tổng hợp tại bảng 4.13.

Bảng 4.13: Tỷ lệ ra rễ của hom cây Củ dòm ở các công thức thí nghiệm về giá thể giâm và độ che sáng

Độ che sáng Giá thể giâm Đối chứng (không che) 30% 70% Hỗn hợp đất 14 17 20 Cát sạch 13 20 24

Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ ra rễ của hom Củ dòm tại các công thức che sáng và giá thể giâm.

Khi kiểm tra kết quả thống kê cho giá trị 2n = 11,944, ứng với mức ý nghĩa

Sig = 0,036 (< 0,05) (Số liệu xử lý được tính toán cụ thể tại phụ biểu 03). Qua kết quả kiểm tra 2 cho ta thấy rằng: Khả năng ra rễ của hom thân cây Củ dòm là khác nhau khi giâm ở các điều kiện về giá thể giâm và độ che sáng khác nhau. Như vậy, khi kết hợp hai nhân tố giá thể giâm và độ che sáng thì đã có sự ảnh hưởng tổng hợp đến tỷ lệ ra rễ của hom.

4.3.4. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến kết quả giâm hom

Thời vụ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong công tác nhân giống trong vườn ươm. Thời vụ giâm thuận lợi sẽ tạo

điều kiện cho cây giống sinh trưởng phát triển tốt, từ đó cho ra những phẩm chất cây con tốt hơn bình thường. Để biết được tình hình sinh trưởng của hom cây Củ dòm trong các điều kiện mùa vụ nào thích hợp ở vườn ươm, đề tài tiến hành nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của mùa vụ giâm hom đến các điều kiện sinh trưởng của hom thân cây Củ dòm.

Để đánh giá ảnh hưởng của hai thời vụ Xuân Hè (Tháng 4-5) và Thu Đông (tháng 8-9), đề tài kế thừa kết quả của các thí nghiệm trên: Sử dụng loại hom già, giâm trên nền giá thể cát sạch với độ che sáng 70%, sử dụng loại chất điều hòa sinh trưởng NAA có nồng độ 1000 ppm được xử lý trong 7 giây.

4.3.4.1. Ảnh hưởng của thời vụ giâm đến tỷ lệ sống của hom thân cây Củ dòm.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm đến tỷ lệ sống của hom thân cây Củ dòm được tổng hợp trong bảng 4.14 và hình 4.10.

Bảng 4.14. Tỷ lệ hom sống sau khi giâm tại các thời vụ

Thời vụ

Số hom sống sau khi giâm (hom) Sau 7 ngày Sau 14 ngày Sau 21 ngày Sau 28 ngày Sau 35 ngày Sau 42 ngày Số hom % Số hom % Số hom % Số hom % Số hom % Số hom % Xuân Hè 50 100 47 94 42 84 37 74 35 70 35 70 Thu Đông 48 96 41 82 31 62 27 54 24 48 24 48

Từ kết quả tính toán ở bảng 4.14 cho thấy: Ở các thời vụ giâm hom cây Củ dòm khác nhau đã cho tỷ lệ sống khác nhau. Cụ thể, sau 7 ngày giâm hom, tỷ lệ sống của hom đạt 100% ở thời vụ Xuân hè và chỉ đạt 96% ở thời vụ Thu

(sau 42 ngày), ở thời vụ Xuân hè thì tỷ lệ sống còn 70%, Thu đông chiếm còn 48% tổng số hom giâm và đạt trung bình 59% tổng số hom. Để có cái nhìn trực quan, tổng thể hơn, đề tài đã mô tả số hom sống sau các tuần giâm hom trong biểu đồ 4.10.

Từ kết quả đạt được ở trên, đề tài đã đưa ra các nhận xét như sau: Đối với nhân giống cây Củ dòm theo phương pháp nhân giống bằng hom thân, Mùa vụ thích hợp nhất để giâm hom là thời vụ Xuân hè (vào các tháng 4 và tháng 5). Không thích hợp giâm hom vào vụ Thu đông, nguyên nhân là do thời điểm đó nhiệt độ lạnh hơn, độ ẩm không khí thấp nên không thích hợp để tiến hành giâm hom so với khi giâm vào đợt Xuân Hè.

0 10 20 30 40 50 Sau 7 ngày Sau 14 ngày Sau 21 ngày Sau 28 ngày Sau 35 ngày Sau 42 ngày Số hom sống sau khi giâm (hom)

Xuân Hè Thu Đông

Hình 4.10. Số hom sống sau các ngày giâm trong hai thời vụ giâm

Để đánh giá một cách có cơ sở khoa học hơn, đề tài đã sử dụng tiêu chuẩn 2 để nói lên mức độ ảnh hưởng của hai thời vụ giâm hom trên đến tỷ lệ sống của hom. Khi kiểm tra kết quả thống kê cho giá trị 2n = 5,0021, ứng

với mức ý nghĩa Sig = 0,025 (< 0,05)( phụ biểu 04 )

Qua kiểm tra tiêu chuẩn 2 cho ta thấy: Mùa vụ giâm hom cây Củ dòm đã tác động không giống nhau đến tỷ lệ sống của hom thân cây Củ dòm. Nói

cách khác là các thời vụ giâm hom đã lần lượt ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của hom giâm khác nhau.

4.3.4.2. Ảnh hưởng của thời vụ giâm đến khả năng ra rễ của hom thân cây Củ dòm.

Theo các nghiên cứu trước đây, thời vụ giâm hom khác nhau cho khả năng ra rễ của hom cây khác nhau. Loài cây khác nhau thì có thời vụ giâm hom là khác nhau. Như vậy, đối với mỗi loài cây có tính thời vụ là không giống nhau. Để nghiên cứu kỹ hơn nữa sự ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến khả năng giâm hom loài Củ dòm, đề tài tiếp tục tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của chúng đến kết quả ra rễ của hom thân cây Củ dòm. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ giâm hom đến khả năng ra rễ được tổng hợp lại thành bảng 4.15 .

Bảng 4.15. Khả năng ra rễ của hom Củ dòm theo thời vụ giâm

Chỉ tiêu Thời vụ Tổng số hom Hom sống Hom ra rễ Số hom % Số hom % Xuân Hè 50 35 70 35 70 Thu Đông 50 24 48 24 48 TB 50 29,5 59 29,5 59

Từ bảng trên cho ta nhận xét: Các hom sống sót trong thí nghiệm trước đều có khả năng ra rễ. Ở vụ Xuân hè cho số hom ra rễ bằng số hom sống là 35 hom, vụ Thu đông có số hom ra rễ đạt 24 hom. Từ đó ta thấy rằng, số hom ra rễ ở thời vụ Xuân hè nhiều hơn ở thời vụ Thu đông. Để kết quả có sơ sở hơn, đề tài tiến hành sử dụng tiêu chuẩn 2để nói lên mức độ ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ ra rễ của hom. Kết quả tính toán tiêu chuẩn 2n = 5,002 ứng với

sig = 0,025 (<0,05)(Phụ biểu 05a). Như vậy, từ kết quả tính 2ta có thể khẳng định được rằng: thời vụ giâm hom có ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom thân cây Củ dòm. Hình ảnh trực quan thể hiện sự ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng ra rễ của hom cây Củ dòm tại biểu đồ 4.11.

Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng ra rễ của hom cây Củ dòm

Song song với việc nghiên cứu khả năng ra rễ của hom cây Củ dòm theo thời vụ, đề tài tiếp tục tiến hành nghiên cứu phẩm chất của rễ thông qua số rễ và chiều dài rễ để làm rõ hơn sự ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng ra rễ của hom. Đề tài đã sử dụng tiêu chuẩn U của Mann – Whitney nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của thời vụ giâm đến các chỉ tiêu số rễ, chiều dài rễ của hom thân cây Củ dòm. Kết quả tính tiêu chuẩn U được tổng hợp trong bảng 4.16. (Phụ biểu 05b)

Biểu 4.16. Kết quả kiểm tra thống kê về số rễ và chiều dài rễ của các hom theo thời vụ

Chỉ tiêu

Thời vụ

Số rễ (chiếc) Chiều dài rễ (cm) Chỉ số rễ

TB

(chiếc) Max Min U Sig

TB

(cm) Max Min U Sig

TB Xuân Hè 2,48 4 1 247 0,004 3,04 5 1,5 268 0,018 7,56 Thu Đông 1,87 3 1 2,5 4 1,5 4,7

Từ kết quả ở bảng 4.16 cho thấy: Đối với vụ Xuân hè cho chất lượng rễ tốt hơn vụ Thu đông, điều đó được thể hiện ở: số rễ trung bình /chiếc ở thời vụ Xuân hè là 2,48 chiếc, chiều dài rễ trung bình là 3,04 cm, chỉ số rễ là 7,56. Trong khi đó ở thời vụ Thu đông đạt 1,87 chiếc, chiều dài rễ trung bình đạt 2,5 cm, chỉ số rễ đạt 4,7. Kết quả kiểm tra tiêu chuẩn U cho thấy, cả với chỉ tiêu chiều dài rễ và số rễ thì giá trị U > 1,96 và có mức ý nghĩa Sig < 0,05. Điều này có thể khẳng định thời vụ giâm đã ảnh hưởng đến chiều dài và số rễ của hom giâm.

Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện số rễ và chiều dài rễ trung bình trong hai thời vụ giâm.

Nhìn vào hình 4.12 chúng ta cũng nhận thấy một điều rằng: số rễ và chiều dài rễ của hom tại hai mùa vụ khác nhau có sự chênh lệch nhau đáng kể.

4.3.4.3. Ảnh hưởng của thời vụ giâm đến khả năng ra chồi của hom.

Sử dụng các kết quả tốt nhất của những thí nghiệm trên, đề tài tiếp tục làm thí nghiệm nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thời vụ giâm đến khả năng ra chồi của hom cây. Kết quả được tổng hợp trong bảng 4.17.

0 1 2 3 4 Chiều dài rễ TB ( cm ) 2.48 3.04 1.87 2.5 Xuân Hè Thu Đông Số rễ TB (chiếc)

Biểu 4.17: Tỷ lệ hom ra chồi sau các ngày giâm theo thời vụ

Thời vụ giâm

Số hom ra chồi sau các ngày (hom)

7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày 42 ngày

Hom ra chồi % Hom ra chồi % Hom ra chồi % Hom ra chồi % Hom ra chồi % Hom ra chồi % Xuân Hè 0 0 4 8 12 24 21 42 29 58 32 64 Thu Đông 0 0 1 2 4 8 10 20 13 26 15 30 TB 0 0 2,5 5 8 16 15,5 31 21 42 23,5 47

Từ bảng tổng hợp trên cho thấy, tỷ lệ ra chồi ở hai thời vụ là khác nhau. Sau 7 ngày, ở cả hai thời vụ thì hom đều chưa ra chồi. Bắt đầu đến tuần tiếp theo (sau 14 ngày) hom đã ra chồi ở cả hai thời vụ, nhưng tỷ lệ ra chồi còn rất ít. Sau 42 ngày, số chồi ở thời vụ Xuân hè đạt 32 chồi (chiếm 64%), thời vụ thu đông ít hơn với 15 chồi (chiếm 30%). Như vậy, trung bình sau 42 ngày, số chồi trung bình ở cả hai thời vụ đạt 23,5 (chiếm 47%). Ta có thể nhận xét rằng, khi giâm hom vào thời vụ Xuân hè cho tỷ lệ ra chồi cao hơn thời vụ Thu đông. Để tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng ra chồi của hom thân cây Củ dòm, đề tài tiến hành dùng tiêu chuẩn U của Mann–Whitney để đánh giá sự ảnh hưởng đó đến số chồi của hom. Kết quả tính toán được tổng hợp trong bảng 4.18 và phụ biểu 06.

Bảng 4.18: Kết quả tính tiêu chuẩn U về sự ảnh hưởng của thời vụ đến số chồi hom cây Củ dòm

Thời vụ

Số chồi (chiếc)

TB (chiếc) Max Min U Sig

Xuân hè 0,64 2 0

811 0,0006

Thu đông 0,3 2 0

Kết quả kiểm tra thống kê cho tiêu chuẩn U = 811, ứng với mức ý nghĩa Sig = 0,0006 (< 0,05) (Kết quả cụ thể được trình bày tại phụ biểu số 06). Từ kết quả kiểm tra tiêu chuẩn U, đề tài đã khẳng định được rằng: Thời vụ giâm hom có ảnh hưởng rõ rệt đến số chồi/hom, trong đó vụ Xuân Hè có ảnh hưởng tốt hơn đến chỉ tiêu số chồi/hom khi giâm.

Về chất lượng sinh trưởng của chồi, đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng thích ứng, sức sinh trưởng của chúng trên các hom sau khi nẩy chồi. Nhìn chung, ở cả hai thời vụ đa số các chồi đều sinh trưởng và phát triển tốt. Hai vụ đều cho tỷ lệ số chồi lần lượt là loại đạt chất lượng tốt cao nhất, sau đó đến tỷ lệ chồi đạt chất lượng trung bình và không có chồi loại xấu. Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ này giữa hai thời vụ cho thấy ở vụ Xuân Hè số chồi có phẩm chất tốt đạt 18 chồi (chiếm tỷ lệ 36% tổng số chồi), trong khi ở vụ Thu Đông số chồi có phẩm chất tốt đạt 10 chồi (chỉ chiếm 20%). Khi sử dụng tiêu chuẩn

2

 để so sánh chất lượng chồi giữa hai thời vụ cho kết quả 2

n

 = 0,079 ứng với mức ý nghĩa Sig = 0,777 (> 0,05) (Bảng kết quả xử lý cụ thể tại phụ biểu số 07).

Sau khi xem xét tất cả các chỉ tiêu có thể nhận xét rằng, đối với giâm hom thân cây Củ dòm ở thời vụ Xuân Hè cho kết quả về tỷ lệ sống, khả năng ra rễ, ra chồi tốt hơn hẳn khi giâm ở vụ Thu Đông. Điều này là do điều kiện thời tiết về nhiệt độ, độ ẩm…, có ảnh hưởng tích cực hơn đến khả năng giâm hom so với thời vụ Thu Đông. Vì vậy, đối với giâm hom loài này nên khuyến cáo giâm vào thời vụ Xuân Hè để đạt kết quả cao nhất.

4.3.5. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng (hom thân) giống sinh dưỡng (hom thân)

Qua các phân tích về thử nghiệm nhân giống loài cây Củ dòm bằng hom thân cho ta các nhận xét sau:

- Khi nhân giống sinh dưỡng bằng hom cây Củ dòm thì thấy khả năng sống tốt hơn từ nhân giống bằng hạt. Như vậy, đã giải quyết một phần về nguồn giống của loài. Tuy nhiên, để khẳng định rằng: nguồn giống từ bộ phận sinh dưỡng (hom) cho năng suất và phẩm chất tốt hơn là từ bộ phận sinh sản (hạt) là chưa thật sự đầy đủ. Có thể là do nguồn giống từ hạt không đạt yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài củ dòm (stephania dielsiana c y wu) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 63)