Nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng (hom thân)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài củ dòm (stephania dielsiana c y wu) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 53 - 59)

Nhân giống sinh dưỡng (vegatative propagation) là sự nhân giống từ một bộ phận sinh dưỡng của cây (củ, thân, lá, cành, mô phân sinh) hoặc sự tiếp hợp các bộ phận sinh dưỡng (ghép) để tạo thành một cây mới.

Nhân giống bằng hom (cutting propagation): Là phương pháp dùng một

phần lá, một đoạn thân, đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới gọi là cây hom. Cây hom có đặc tính di truyền như của cây mẹ. Nhân giống bằng hom là một trong những công cụ hiệu quả nhất cho chọn giống cây rừng (Tewari, 1993).

Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom đã và đang đưa vào sử dụng ngày một nhiều và đóng một vai trò không thể thiếu được trong công tác chọn giống, bảo tồn tài nguyên di truyền ở trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Chính vì thế việc nghiên cứu nhân giống bằng hom là việc làm thiết

thực nhằm góp phần đẩy nhanh sản xuất cây con bằng hom phục vụ cho việc trồng rừng. Đối với phương pháp giâm hom thì dễ dàng thực hiện, ít tốn kém đầu tư, dễ dàng mở rộng và chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất.

Khi mà nguồn giống từ các nguồn hữu tính trở nên hạn hẹp thì việc phát triển và nghiên cứu thử nghiệm các loại giống có nguồn gốc sinh dưỡng lại hết sức cần thiết. Đối với các loài cây dược liệu quý thì nhân giống bằng hom thân là một trong những phương thức đem lại hiệu quả cao nhất, do nguồn giống từ các bộ phận hữu tính ngày càng ít. Khả năng nhân giống bằng các cơ quan hữu tính thường không đem lại hiệu quả cao và rất tốn kém, mức độ rủi ro cao. Đối với loài Củ dòm thì có nhiều bộ phận có thể sử dụng để nhân giống như: Thân, củ, rễ. Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài thì đã tiến hành sử dụng hom thân để làm vật liệu tạo giống. Một số ưu điểm của nhân giống bằng hom thân so với các loại hom khác của loài là: Nguồn vật liệu dễ lấy, không gây ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây do cây có nhiều thân, cho tỷ lệ sống cao nên dễ nhân giống…

Một thực tiễn cho thấy, nhu cầu sử dụng loại dược liệu Củ dòm ngày càng cao, trong lúc đó nguồn cung cấp cho thị trường lại đang bị bó hẹp lại. Cây Củ dòm tái sinh ngoài tự nhiên là không còn nhiều, khả năng tái sinh yếu do điều kiện lập địa xấu và sự khai thác quá mức của người dân, dẫn đến việc cầu luôn vượt cung trên thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng từ thực tế đó, đề tài đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm nhân giống bằng hom thân cây Củ dòm để nhằm đáp ứng với số lượng lớn loại dược liệu này.

4.3.1. Ảnh hưởng của tuổi hom và loại chất điều hòa sinh trưởng đến kết quả giâm hom

Khả năng sinh trưởng của hom thân chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố ngoại cảnh và tác động của con người. Nhân tố tuổi của hom và các loại

lệ sống và ra rễ của hom cây. Ở các độ tuổi khác nhau của hom thì tỷ lệ sống và khả năng ra rễ của hom cũng hoàn toàn khác nhau, cùng một loại hom nhưng sử dụng các loại chất điều hòa sinh trưởng với liều lượng sử dụng khác nhau cũng cho ta các kết quả khác nhau. Do nghiên cứu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố đến khả năng giâm hom nên đề tài tiến hành bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của từng cặp nhân tố. Mục đích của việc nghiên cứu này nhằm loại bỏ các sai số ngẫu nhiên mắc phải và có thể thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố. Để kiểm nghiệm tỷ lệ sống và khả năng ra rễ của hom thân cây Củ dòm, trước tiên đề tài sử dụng hai chỉ tiêu tuổi hom và loại chất điều hò a sinh trưởng.

4.3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi hom (loại hom) và các loại chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ sống của hom Củ dòm.

Tỷ lệ sống là kết quả phản ánh mức độ thích ứng của hom cây với điều kiện hoàn cảnh sống tại vườn ươm. Trong trường hợp thí nghiệm, tỷ lệ sống phản ánh khả năng thích ứng của hom với từng công thức thí nghiệm cụ thể. Tỷ lệ sống càng cao thì mức độ thích ứng càng cao. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ sống của hom giâm tại các công thức thí nghiệm được tổng hợp trong bảng 4.7 và hình 4.4.

Bảng 4.7: Tỷ lệ sống của hom thân cây Củ dòm theo các nhân tố thí nghiệm

Nhân tố Loại hom

Già % Bánh tẻ % Non %

ĐC 15 50,00 13 43,33 8 26,66

IBA 19 63,33 17 56,66 10 33,33

NAA 25 83,33 21 70,00 16 53,33

Từ kết quả đạt được ở bảng 4.7 cho ta thấy: Đối với từng loại hom thì khi sử dụng các loại chất điều hòa sinh trưởng khác nhau thì cho các tỷ lệ sống khác nhau. Khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng loại NAA vào các loại hom cho kết quả sống cao nhất: hom già (83,33%), hom Bánh tẻ (70%) và hom non (53,33%), trong đó ở loại hom già cho tỷ lệ sống cao nhất. Xem xét sự ảnh hưởng của loại chất điều hòa sinh trưởng tới khả năng sống của các loại hom cũng cho ta một kết quả là hom già cho tỷ lệ sống tốt nhất: Mẫu đối chứng không dùng chất điều hòa sinh trưởng chiếm 50% số hom, IBA(63,33%), IAA(66,66%), NAA(83,33%). Từ kết quả ở bảng 4.7, đề tài đã mô tả một cách trực quan ở biểu đồ 4.4 thể hiện sự ảnh hưởng không đều giữa các nhân tố thí nghiệm. Theo biểu đồ 4.4 thì ta cũng thấy rõ sự vượt trội về tỷ lệ sống của hom ở loại NAA là cao nhất, trong đó tập trung ở hom già. Hình ảnh trực quan mô tả tỷ lệ sống của hom cây Củ dòm theo các nhân tố thí nghiệm là loại hom và các loại chất điều hòa sinh trưởng thể hiện ở hình 4.4

Hình 4.4: Tỷ lệ sống của hom thân cây Củ dòm theo các nhân tố

4.3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi hom (loại hom) và các loại chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom Củ dòm.

Việc xác định hom sống chủ yếu dựa vào quan sát hình thái hom bên ngoài mà chưa xác định được hom đó có ra rễ hay không, vì nếu ra rễ hom

số hom ra rễ được tổng hợp tại bảng 4.8 và hình 4.5. Với kết quả trên cho thấy, tỷ lệ hom ra rễ đạt 53,05%, thấp hơn so với tỷ lệ hom sống là 1,39% (có 5 hom sống nhưng không ra rễ). Số hom không ra rễ chiếm 46,94% tổng số hom giâm. Số hom không ra rễ được gặp hầu như trên các công thức. Điều này chứng tỏ các nhân tố thí nghiệm chưa phải là nhân tố duy nhất làm chết rễ. Một số hom sống nhưng không ra rễ do hiện tượng thối rễ sau khi rễ ra, điều này được giải thích bởi nguyên nhân hệ rễ của một số hom không thể thích ứng được với môi trường giâm hom ban đầu. Hay giá thể giâm và điều kiện môi trường là các nhân tố làm cho một số hom không ra rễ.

Bảng 4.8: Kết quả về khả năng ra rễ của hom Củ dòm tại các CT

Công thức Nhân tố TN (Loại chất - Tuổi hom) Tổng hom

Hom sống Hom ra rễ Hom không ra rễ số hom % số hom % số hom % CT1 ĐC-Già 30 15 50 15 50 15 50 CT2 ĐC-Bánh tẻ 30 13 43,33 13 43,33 17 56,66 CT3 ĐC-Non 30 8 26,66 7 23,33 23 76,66 CT4 IBA-Già 30 19 63,33 19 63,33 11 36,66 CT5 IBA-Bánh tẻ 30 17 56,66 17 56,66 13 43,33 CT6 IBA-Non 30 10 33,33 9 30 21 70 CT7 NAA-Già 30 25 83,33 24 80 6 20 CT8 NAA-Bánh tẻ 30 21 70 21 70 9 30 CT9 NAA-Non 30 16 53,33 15 50 15 50 CT10 IAA-Già 30 20 66,66 20 66,66 10 33,33 CT11 IAA-Bánh tẻ 30 18 60 18 60 12 40 CT12 IAA-Non 30 14 46,66 13 43,33 17 56,66

0 10 20 30 40 50 60 70 80 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 CT9 CT10 CT11 CT12 % ra rễ % không ra rễ

Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ ra rễ ở các công thức thí nghiệm

Từ hình 4.5 mô tả một cách trực quan nhất tỷ lệ ra rễ của hom theo các công thức. Nhìn vào biểu đồ trên cho ta thấy, tỷ lệ hom ra rễ cao nhất ở công thức 7 (NAA-hom Già), công thức 3 (mẫu đối chứng hom non) cho tỷ lệ ra rễ thấp nhất. Để có kết luận một cách khoa học hơn nữa, đề tài đã tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn 2. Kết quả xử lý cho giá trị 2

n

 = 35,99, ứng với mức ý nghĩa Sig = 0,00017 (< 0,05) (Kết quả xử lý được thể hiện cụ thể tại phụ biểu 01).

Như vậy, có thể khẳng định các công thức khác nhau hay khi sử dụng các loại tuổi hom và chất điều hòa sinh trưởng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra rễ của các hom. Dựa vào kết quả thực nghiệm cho thấy, CT7 - sử dụng hom già và chất NAA là công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến tỷ lệ ra rễ của hom cây Củ dòm. Để có thể thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của từng nhân tố thí nghiệm đến tỷ lệ ra rễ của hom, đề tài đã tổng hợp thành các nhân tố riêng trong bảng 4.9.

Bảng 4.9. Khả năng ra rễ của hom cây Củ dòm theo các nhân tố thí nghiệm Nhân tố

Chỉ tiêu

Tuổi hom Loại thuốc

Già Bánh tẻ Non Tổng ĐC IBA NAA IAA Tổng

Hom ra rễ 78 69 44 191 35 45 60 51 191

% 65 57,50 36,67 53,05 38,89 50 66,67 56,67 53,06

Hom không ra rễ 42 51 76 169 55 45 30 39 169

% 35 42,50 63,33 46,94 61,11 50 33,33 43,33 46,94

Tổng hom 120 120 120 360 90 90 90 90 360 Từ kết quả tổng hợp ở bảng 4.9 ta thấy: Tỷ lệ ra rễ tập trung ở loại hom già (65%), loại NAA (66,67%). Tỷ lệ ra rễ thấp nhất ở hom non (36,67%) và loại IBA (38,89%). Độ biến động tỷ lệ ra rễ ở các loại hom vào khoảng 28,33%, còn ở các nhân tố chất điều hòa sinh trưởng là 27,78%. Điều đó cho thấy mức độ biến động về tỷ lệ ra rễ trong cùng một nhân tố là rất lớn. Vì thế, nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố trên đến tỷ lệ ra rễ của hom cây Củ dòm là hết sức cần thiết nhằm giúp đề tài định hướng chọn công thức thích hợp để giâm hom.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài củ dòm (stephania dielsiana c y wu) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)