Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý chất điều hòa sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài củ dòm (stephania dielsiana c y wu) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 59 - 63)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng (hom thân)

4.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý chất điều hòa sinh

đến kết quả giâm hom

4.3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ sống của hom.

Cùng với loại hom thì thời gian xử lý chất điều hòa sinh trưởng cũng là một trong những nhân tố kết hợp gây ảnh hưởng tới khả năng sống của hom cây Củ dòm. Từ nghiên cứu về ảnh hưởng của loại hom và chất điều hòa sinh trưởng đến kết quả giâm hom trên, đề tài đã lựa chọn được công thức thích hợp để làm nghiên cứu tiếp theo là sử dụng loại hom già và loại chất NAA. CT1, CT4, CT7 nồng độ 100ppm lần lượt xử lý 5s, 7s, 9s. CT2, CT5, CT8 nồng độ 500ppm lần lượt xử lý 5s, 7s, 9s. CT3, CT6, CT9 nồng độ 1000ppm

lần lượt xử lý 5s, 7s, 9s. Kết quả theo dõi tỷ lệ các hom sống sau 42 ngày giâm được thể hiện tại bảng 4.10.

Bảng 4.10. Tỷ lệ sống của hom Củ dòm sau khi giâm tại các CT

Công thức

Số hom sống sau khi giâm (hom)

Sau 7 ngày Sau 14 ngày Sau 21 ngày Sau 28 ngày Sau 35 ngày Sau 42 ngày số hom % số hom % số hom % số hom % số hom % Số hom % CT1 25 83,33 20 66,67 16 53,33 14 46,67 12 40 12 40 CT2 28 93,33 26 86,67 25 83,33 21 70 20 66,67 19 63,33 CT3 30 100 30 100 28 93,33 26 86,67 25 83,33 25 83,33 CT4 29 96,67 27 90 22 73,33 19 63,33 16 53,33 15 50 CT5 30 100 28 93,33 22 73,33 21 70 21 70 20 66,67 CT6 30 100 30 100 29 96,67 28 93,33 28 93,33 27 90 CT7 29 96,67 28 93,33 21 70 17 56,67 13 43,33 13 43,33 CT8 30 100 29 96,67 25 83,33 23 76,67 20 66,67 19 63,33 CT9 30 100 30 100 28 93,33 25 83,33 23 76,67 21 70 Từ kết quả bảng trên cho thấy: Khả năng sống của các hom giảm dần đến một thời gian nhất định thì đạt đến trạng thái ổn định. Ở đây, đề tài tiến hành quan sát sau 42 ngày thì thấy không còn số hom chết. Sau 42 ngày, tỷ lệ sống của hom trung bình đạt 63,33%, trong khi đó sau 7 ngày hom sống đạt 96,67%. Mức giảm là 33,34%. Điều đó nói lên rằng: khả năng sống của hom thân cây Củ dòm trong giai đoạn vườn ươm là rất tốt, do đó việc chọn hom thân để làm thí nghiệm nhân giống là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đề tài đặt ra. Sau 42 ngày, độ biến động về tỷ lệ sống của hom trong các công thức là tương đối lớn (50%). Ở CT6 (Nồng độ NAA 1000ppm- thời gian xử lý 7 giây) cho tỷ lệ sống cao nhất (chiếm 90%), còn CT1 (Nồng độ NAA 100ppm- thời gian xử lý 5 giây) cho tỷ lệ sống thấp nhất (40%). Vì vậy, nồng độ và thời gian xử lý chất điều hòa sinh trưởng tối ưu được lựa chọn là chất điều hòa sinh trưởng NAA có nồng độ 1000ppm và xử lý trong thời gian 7 giây.

Để có cái nhìn trực quan hơn, đề tài đã mô tả tỷ lệ sống của hom trong 42 ngày ở hình 4.6.

Hình 4.6: Tỷ lệ sống của hom thân trong các công thức thí nghiệm

4.3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý chất điều hòa sinh trưởng NAA đến tỷ lệ ra rễ của hom.

Để nghiên cứu sâu hơn nữa về sự ảnh hưởng của hai nhân tố trên, đề tài tiếp tục tìm hiểu sự ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom cây Củ dòm. Kết quả được tổng hợp trong bảng 4.11.

Bảng 4.11: Khả năng ra rễ của các hom cây Củ dòm tại các CT

Công thức Nhân tố TN (Nồng độ NAA - Thời gian) Tổng hom

Hom sống Hom ra rễ Hom không ra rễ Số hom % Số hom % Số hom % CT1 100ppm-5s 30 12 40 11 36,66 19 63.33 CT2 500ppm-5s 30 19 63,33 19 63,33 11 36.66 CT3 1000ppm-5s 30 25 83,33 24 80 6 20 CT4 100ppm-7s 30 15 50 14 46,66 16 53.33 CT5 500ppm-7s 30 20 66,66 20 66,66 10 33.33 CT6 1000ppm-7s 30 27 90 27 90 3 10 CT7 100ppm-9s 30 13 43,33 12 40 18 60 CT8 500ppm-9s 30 19 63,33 19 63,33 11 36.66 CT9 1000ppm-9s 30 21 70 21 70 9 30 Tổng 270 171 63,33 167 61,85 103 38,14 Trung bình

Từ kết quả ở bảng 4.11 ta thấy: Ở CT2, CT5, CT6, CT8, CT9 thì cho số hom ra rễ chính bằng số hom sống ở thí nghiệm trên, còn các công thức còn lại thì số hom ra rễ ít hơn số hom sống. Công thức cho tỷ lệ hom ra rễ tốt nhất là CT6 (nồng độ NAA 1000ppm- xử lý trong 7 giây) đạt 90% tổng số hom thí nghiệm, thứ hai là CT3(nồng độ NAA 1000ppm- xử lý trong 5 giây) đạt 80% tổng số hom thí nghiệm. Kết quả trên được mô hình hóa ở hình 4.7.

0 20 40 60 80 100 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 CT9 % Hom ra rễ % Hom không ra rễ

Hình 4.7: Ảnh hưởng của các công thức đến tỷ lệ ra rễ của hom

Nhìn vào biểu đồ 4.7 ta có thể thấy rằng, tỷ lệ hom ra rễ ở các công thức 3 và công thức 6 vượt trội hơn hẳn các công thức khác.

Sự chênh lệch về tỷ lệ ra rễ giữa các CT cho thấy khi sử dụng các nồng độ và thời gian xử lý chất điều hòa sinh trưởng khác nhau có ảnh hưởng không giống nhau đến tỷ lệ ra rễ của các hom giâm. Khi kiểm tra kết quả thống kê cho giá trị 2n = 32,523, ứng với mức ý nghĩa Sig = 0,000075

(< 0,05) (Số liệu xử lý được thể hiện cụ thể tại phụ biểu 02 ). Qua kết quả kiểm tra 2cho ta thấy, Tỷ lệ ra rễ của hom cây Củ dòm trong các công thức thí nghiệm là khác nhau, hay đã có sự ảnh hưởng khác nhau của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng NAA và thời gian xử lý đến tỷ lệ ra rễ của hom thân cây Củ dòm. Từ đó, đề tài đã chọn được công thức thích hợp về sự ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom

cây Củ dòm là sử dụng nồng độ thuốc NAA 1000ppm- xử lý trong 7 giây để làm thí nghiệm kế tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài củ dòm (stephania dielsiana c y wu) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 59 - 63)