Nhận xét và đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài củ dòm (stephania dielsiana c y wu) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 41 - 44)

Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Nhận xét và đánh giá chung

3.3.1. Thuận lợi

- VQG Ba Vì có diện tích không lớn nhưng khá đa dạng về hệ sinh thái như: hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đồng cỏ, hệ sinh thái sông suối, hệ sinh thái nương rẫy. Vườn còn đa dạng về kiểu rừng, đa dạng về các loài thực vật, động vật. Sự đa dạng đó đã tạo nên những nét nổi bật của vùng trung du Bắc Bộ rất có giá trị về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trường.

- Công tác tuyên truyền giáo dục của đội ngũ cán bộ cơ sở tốt nên người dân trong khu vực đã có ý thức bảo vệ rừng, môi trường sinh thái. Đến nay cơ bản không còn hiện tượng đốt nương làm rẫy tuỳ tiện.

- Tài nguyên rừng được duy trì, phát triển tốt. Lực lượng lao động trên địa bàn khá dồi dào, có thể tham gia nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng. Các chương trình dự án như: Chương trình 327/CP, 661/CP, 134/CP, 135/CP của Chính phủ bước đầu đã cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, lâm nghiệp phát triển, người dân có nhiều kinh nghiệm làm rừng và có ý thức bảo vệ rừng.

- Với những giá trị về nhân văn, nhiều cảnh quan đẹp, môi trường trong lành, VQG Ba Vì thực sự chứa đựng nhiều tiềm năng cho các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn rừng, giáo dục môi trường. Đặc biệt, đây còn là nơi rất có tiềm năng cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Khí hậu thích hợp cho sự phát triển về đa dạng sinh học, phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng khác nhau: cây ăn quả, cây nông nghiệp, cây lương thực, ... và thích hợp cho chăn nuôi đại gia súc, gia cầm.

3.3.2. Khó khăn

- Do mức độ tác động của con người đã tạo nên nhiều trạng thái rừng khác nhau. Khu vực huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn có diện tích đất trống đồi núi trọc khá lớn. Đây là một thách thức đối với phát triển lâm nghiệp.

- Việc khai thác quá mức và thiếu kiểm soát các nguồn lâm đặc sản là cây thuốc quý trong rừng đang làm cho nhiều loài cây đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, sự đa dạng về nguồn gen cũng bị đe dọa.

- Đời sống của người dân còn nghèo, thiếu vốn cho sản xuất, đặc biệt là vốn đầu tư trồng rừng. Trình độ dân trí thấp gây khó khăn cho việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương, phổ biến- ứng dụng- tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất.

- Cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, chợ đều thiếu, các phương tiện truyền thông còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ còn yếu về chuyên môn cũng như năng lực quản lý.

- Tiềm năng lao động trong vùng cao nhưng chất lượng và mức độ sử dụng nguồn nhân lực này còn thấp, đặc biệt là hiện tượng dư thừa nhân lực trong lúc nông nhàn.

cho sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường thì vẫn còn rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là trình độ dân trí thấp, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, đời sống của người dân nghèo nàn, lạc hậu,… Mặc dù là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp nhưng cho đến nay nghề rừng vẫn chưa phát triển, đặc biệt là phát triển loài cây thuốc quý có giá trị cao như Củ dòm. Cây Củ dòm ở nơi đây chỉ bị khai thác cạn kiệt mà chưa chú ý đến bảo tồn cũng như nhân giống. Vì vậy, việc nghiên cứu thử nghiệm nhân giống loài cây Củ dòm là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài củ dòm (stephania dielsiana c y wu) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)