Một số biện pháp bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài củ dòm (stephania dielsiana c y wu) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 74 - 77)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn tại chỗ (in-situ) và chuyển chỗ (ex-situ) đố

4.4.1. Một số biện pháp bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation)

Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên củ a chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đă ̣c điểm đă ̣c trưng của chúng.

Một trong những loại hình phổ biến chính là thành lập các khu bảo vệ (khu BTTN và VQG). Định hướng về bảo tồn và phát triển LSNG được thể hiện tại Đề án về bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020 của Bộ NN&PTNT (2006) đã nêu rõ “Tăng cường các biện pháp bảo vệ nội vi để bảo vệ các quần thể và các loài LSNG trong các khu rừng đặc dụng”. Hiện nay, đối tượng loài Củ dòm đang nghiên cứu nằm trong khu VQG Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Đây là một trong những thuận lợi cho công tác bảo tồn loài cây này. Tuy nhiên, do sự quản lý chưa chặt chẽ của Ban quản lý, chính quyền địa phương cũng như ý thức và thực tế đời sống của người dân trong và xung quanh VQG nên việc khai thác loài này trong tự nhiên vẫn diễn ra rất phổ biến. Chính vì vậy, nhằm bảo tồn tại chỗ đối với loài Củ dòm tại VQG Ba Vì trong phạm vi của nghiên cứu. Đề tài xin đưa ra một số giải pháp sau:

4.4.1.1. Nhóm giải pháp về mặt tổ chức quản lý

- Để bảo tồn cây Củ dòm tự nhiên trong khu VQG cần phối hợp với các chương trình bảo tồn thực vật nói chung và bảo tồn hệ sinh thái rừng tại khu vực. VQG Ba Vì cần xây dựng các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu về các loại cây thuốc để sớm có những đánh giá tổng quát về tiềm năng, hiện trạng phân bố và khả năng tái sinh cụ thể và xây dựng các biện pháp bảo tồn các loại LSNG trong đó có cây Củ dòm.

- Chú trọng nâng cao, bồi dưỡng năng lực quản lý cũng như kiến thức chuyên ngành về bảo tồn cho các cán bộ của VQG để phục vụ tốt hơn cho việc quy hoạch, xây dựng cũng như triển khai, giám sát các biện pháp bảo tồn tại chỗ.

- Để thực hiện hiệu quả trong việc bảo tồn các loài động, thực vật nói chung và cây Củ dòm nói riêng. VQG Ba Vì cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, với các tổ chức cộng đồng để quản lý việc khai thác, vận chuyển các loại lâm sản trong VQG.

- Tạo điều kiện và đẩy mạnh sự tham gia của các tổ chức như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân… trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Cần ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác kiệt trong VQG, vì hoạt động này sẽ gây suy giảm nhanh chóng loài trong khu vực.

4.4.1.2. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội

Thực tế tại VQG Ba Vì cũng như các khu rừng đặc dụng khác là điều kiện kinh tế của người dân còn rất khó khăn. Đời sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên rừng nên vấn đề mấu chốt để giảm việc khai thác từ tự nhiên là làm sao giải quyết được bài toán giữa đảm bảo đời sống mà vẫn có thể bảo vệ rừng cho người dân miền núi. Ngoài ra, tập quán từ lâu đời đã hình thành nên những văn hoá cộng đồng gắn liền với rừng nên để có thể thực hiện thành công việc bảo tồn tại chỗ loài Củ dòm nói riêng và các loại LSNG khác nói chung cần có những giải pháp về mặt kinh tế - xã hội một cách hài hoà, phù hợp với điều kiện địa phương.

Để phục vụ cho công tác bảo tồn tại chỗ nguồn gen Củ dòm, đề tài đề xuất một số giải pháp sau:

- Hỗ trợ về tài chính nhằm phát triển kinh tế. Tại địa phương có thể phát triển các ngành nghề có tiềm năng như chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển trồng các loài cây nông nghiệp ngắn ngày, nghề thuốc nam... là những nghề được chính quyền khuyến khích nhằm tạo sinh kế, tăng thu nhập, giảm áp lực vào rừng tự nhiên. Từ đó, mới có thể giảm khai thác, bảo vệ được nguồn gen các loài cây LSNG trong đó có Củ dòm tại VQG Ba Vì.

- Quản lý tốt khu vực có người dân sinh sống trong diện tích VQG. Vì khi ở tại đây, họ sẽ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, đốt nương làm rẫy, khai thác các sản phẩm rừng trong VQG mà khó có thể kiểm soát được.

nhiên, tránh khai thác bừa bãi, như xây dựng chương trình tuyên truyền theo từng chủ đề, bằng tiếng, thậm chí bằng chữ viết của người địa phương. Thiết lập đội ngũ tuyên truyền bao gồm cả những kiểm lâm địa bàn và đại diện các tổ chức và người dân cộng đồng để phù hợp với văn hoá, tập quán của người dân. Có như vậy, mới có thể thuyết phục người dân tin tưởng và làm theo. Đây cũng là một trong ba mục tiêu dài hạn đã được xác định ưu tiên trong Đề án về bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020 của Bộ NN&PTNT (2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài củ dòm (stephania dielsiana c y wu) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 74 - 77)