Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính (hạt)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài củ dòm (stephania dielsiana c y wu) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 49 - 53)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính (hạt)

Giống là một trong những khâu quan trọng của trồng rừng thâm canh. Không có giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng

suất rừng lên cao. Vì vậy, cải thiên giống cây rừng nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng gỗ và các sản phẩm mong muốn khác là một yêu cầu cấp bách đối với sản xuất lâm nghiệp ở nước ta.

4.2.1. Nghiên cứu về khả năng nảy mầm của hạt Củ dòm

* Tỷ lệ nảy mầm:

Sinh sản bằng hạt tạo được cây con khoẻ mạnh, nhưng cây phát triển lâu và khó giữ được tính di truyền tốt của cây mẹ. Tế bào sinh dục được hình thành từ phân bào giảm nhiễm (phân bào có sự tái tổ hợp của các chất liệu di truyền) nên cây con mọc từ hạt thường không giữ được các đặc tính tốt ban đầu của bố mẹ. Đối với loài cây Củ dòm thì tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng chồi và phần thân già ở củ rễ. Quá trình nảy mầm của hạt được tổng hợp tại bảng 4.5

Bảng 4.5: Quá trình nẩy mầm của hạt Củ dòm

Mức độ xử lý Tổng số hạt

Quá trình nảy mầm (tính từ ngày thứ nhất (1) có hạt đầu tiên nảy mầm đến khi kết thúc) Tổng số hạt Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Tổ 1 100 0 2 8 13 19 24 27 29 30 31 0 0 0 31 31 Tổ 2 100 3 9 16 25 38 48 55 60 63 0 0 0 0 63 63 Tổ 3 100 4 11 20 28 35 42 47 49 51 0 0 0 0 51 51 Tổng 300 7 22 44 66 92 114 129 138 144 31 0 0 0 145 48,33

Từ kết quả ở bảng 4.5 cho ta thấy, sự nảy mầm của hạt cây Củ dòm trong ba tổ theo các điều kiện về xử lý nhiệt độ khác nhau, thời gian ngâm và ủ hạt giống nhau đã cho các kết quả khác nhau. Ở tổ 1, khi xử lý ở nhiệt độ từ 35- 500C, số hạt nảy mầm là 31 hạt (chiếm 31% tổng số hạt). Tổ 2, xử lý ở nhiệt độ 50-650C thì số hạt nảy mầm là 63 hạt (chiếm 63% tổng số hạt gieo ươm). Tổ 3, xử lý ở nhiệt độ 65-800C số hạt nảy mầm là 51 (chiếm 51%). Từ những kết quả trên cho ta nhận xét rằng: đối với cùng thời gian ngâm hạt như nhau,

nhưng nhiệt độ xử lý hạt khác nhau thì tỷ lệ nảy mầm đã có sự khác nhau. Thí nghiệm trên ba tổ cho thấy tổ 2 có tỷ lệ nảy mầm cao nhất (chiếm 63% số hạt gieo). Như vậy chúng ta có thể chấp nhận được rằng nhiệt độ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất ở hạt của loài Củ dòm vào khoảng 50-650C, với thời gian ngâm trong 6 tiếng.

* Thế nảy mầm:

Để đánh giá được khả năng nảy mầm trong giai đoạn đầu của khâu tạo mầm, đề tài tiến hành xác định thế nảy mầm cho lô hạt trong thí nghiệm. Thế nảy mầm là tỷ lệ phần trăm giữa số hạt nảy mầm (cho cây mầm bình thường) trong 1/3 thời gian đầu của kỳ hạn nẩy mầm so với tổng số hạt kiểm nghiệm. Kết quả tính thế nảy mầm của lô hạt trong thí nghiệm sau 4 ngày đạt 22% tổng số hạt gieo. Như vậy ta có thể thấy rằng: đối với hạt cây Củ dòm trong thời gian đầu khả năng nảy mầm là tương đối thấp, do hàm lượng protein và các chất dinh dưỡng khác không phát huy tối đa năng lượng dự trữ của chúng. Điều đó nói lên rằng: hạt cây Củ dòm có trạng thái ngủ trung bình. Nói một cách khác thì nếu cây tái sinh bằng hạt ngoài tự nhiên thì khả năng thành công là rất thấp.

* Tốc độ nảy mầm: Để đánh giá được khả năng nảy mầm nhanh hay chậm, đề tài tiếp tục tính toán tốc độ nảy mầm của lô hạt thử nghiệm. Kết quả tính toán về tốc độ nảy mầm của loài đạt 4,78 ngày. Như vậy, lô hạt trong thí nghiệm này có tốc độ nảy mầm chậm. Điều này đã hạn chế khả năng sống sót của hạt sau khi rơi xuống đất ở ngoài tự nhiên.

4.2.2. Tỷ lệ sống sót của cây con trong giai đoạn vườn ươm

Khi đã xử lý được xong khâu nảy mầm của hạt giống. Lô hạt cần được ươm thử nghiệm trong vườn ươm nhằm một lần nữa đánh giá khả năng sống sót của cây con trước khi đem ra trồng đại trà. Quá trình kiểm nghiệm cây con trong vườn ươm trước khi đem ra trồng sản xuất đã tạo cho cây giống có sức

đề kháng cao và dần thích nghi với điều kiện môi trường bên ngoài. Quá trình này sẽ đào thải những cây yếu, giữ lại những cây khỏe mạnh và sinh trưởng nhanh. Trong quá trình ươm thử nghiệm loài Củ dòm đã được tiến hành như sau: Hạt nảy mầm được cấy vào bầu dinh dưỡng và thiết kế thí nghiệm tiếp theo về tỷ lệ sống sót theo mức độ che sáng, mỗi công thức bố trí 50 cây mạ như sau: ĐC, CT1, CT2, CT3 lần lượt là: Không che, che 25%, 50% và 75%. Sau đó định kỳ ghi chép số cây sống theo bảng sau:

Bảng 4.6: Tỷ lệ sống sót của cây con trong giai đoạn vườn ươm

Công thức

Tổng số cây

Số cây sống sót sau khi cấy Sau 7 ngày Sau 14 ngày Sau 21 ngày Sau 28 ngày Sau 35 ngày Tổng Số cây chết số cây % số cây % số cây % số cây % số cây % số cây % Số cây % ĐC (không che) 50 100 30 60 21 42 18 36 17 34 17 34 33 66 CT1(che 25 %) 50 100 41 82 35 70 31 62 30 60 30 60 20 40 CT2(che 50 %) 50 100 48 96 45 90 41 82 40 80 40 80 10 20 CT3(che 75 %) 50 100 49 98 47 94 46 92 46 92 46 92 4 8 Từ kết quả ở bảng 4.6 cho ta thấy: Các công thức che sáng khác nhau đã cho các tỷ lệ sống khác nhau và tỷ lệ sống sót của cây con giảm dần theo thời gian ươm và ổn định từ tuần thứ 7. Tỷ lệ sống tăng dần theo các công thức không che, che 25%, che 50% và che 75% lần lượt là 17 cây (chiếm 34%), 30 cây (chiếm 60%), 40 cây (chiếm 80%) và 46 cây (chiếm 92%) tính đến ngày thứ 28. Điều đó cho thấy tỷ lệ sống phụ thuộc vào mức độ che sáng nhiều hay ít. Trong thí nghiệm này thì với độ che sáng 75% (CT3) cho ta tỷ lệ sống của

dòm còn mới mẻ này, đã cho tỷ lệ sống sót của cây con trên 90% là một thành công ngoài mong đợi. Chứng tỏ khả năng gieo giống bằng hạt của loài này là rất có triển vọng và hết sức thuận lợi.

4.2.3. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật nhân giống hữu tính (hạt) giống hữu tính (hạt)

Từ những kết quả nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật nhân giống hữu tính bằng hạt của loài cây Củ dòm, đề tài đã đề xuất thêm điều kiện nhân giống hữu tính và kỹ thuật ươm cây con từ hạt của loài cây Củ dòm vào trong các tài liệu về kỹ thuật nhân giống cây trồng, nhằm thúc đẩy nhanh nhân giống loài cây dược liệu quý này để bảo tồn nguồn gen và phục vụ cuộc sống. Qua điều tra sơ bộ ( ảnh minh họa ) cho thấy Củ dòm đã được trồng thành công tại độ cao dưới 100 m. Điều này càng chứng minh thêm rằng biên độ sinh thái của loài là rất rộng và rễ trồng, vì vậy việc thực hiện đề tài là hết sức cần thiết cho công tác bảo tồn và phát triển loài cây dược liệu này tại VQG Ba Vì.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài củ dòm (stephania dielsiana c y wu) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 49 - 53)