3. Thử nghiệm nhân giống bằng cây con và đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển nhằm góp phần bảo tồn và phát triển một loài Lan quý hiếm
4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài Lan quý hiếm tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm.
2.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.6.1. Điều tra, thu thập thành phần và phân bố các loài Lan tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm. tồn Nặm Ngưm.
Bước 1. Thu thập số liệu thông qua các tài liệu thứ cấp
- Thu thập tài liệu thứ cấp về hiện trạng rừng và kế thừa các kết quả điều tra về thành phần, phân bố loài lan của nhóm tác giả Đại học Quốc gia Lào, giai đoạn năm 2006–2017.
- Sơ bộ lập các tuyến, ô tiêu chuẩn trên bản đồ hiện trạng và xác định vị trí địa lý trên bản đồ làm căn cứ lập tuyến và OTC trên thực địa.
Bước 2. Lập các tuyến và các ô tiêu chuẩn điều tra
Tiến hành lập các tuyến và OTC trên thực địa. Sử dụng GPS để thiết lập các tuyến, OTC trên thực địa theo tọa độ đã được thiết lập trên bản đồ, kết hợp điều chỉnh tọa độ cho phù hợp với địa hình thực tế.
Kiểu rừng trong vùng lõi Khu bảo tồn được xác định theo tiêu chí xác định kiểu rừng của CHDCND Lào thì chỉ có một kiểu rừng đó là Rừng thường xanh nửa rụng lá. Vì vậy, các tuyến điều tra chỉ bố trí trên một kiểu rừng thường xanh nửa rụng lá.
Tuyến điều tra được thiết kế qua các trạng thái rừng và qua các điều kiện tự nhiên phân hoá khác nhau như dạng địa hình, độ cao để phát hiện thành
phần loài Lan, loài quý, hiếm.
Điều tra theo hệ thống ô mẫu điển hình (OTC trong điều tra lâm học), OTC có diện tích 1000m2 được lập trên các tuyến khảo sát.
Trạng thái rừng được phân loại theo Thông tư số 121/2019/TT-BNL Lào về hướng dẫn kỹ thuật phân loại trạng thái rừng theo cấp trữ lượng áp dụng theo đúng Thông tư Số: 29/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Việt Nam, quy định tại điểm a, b, c, d, đ, khoản 1 Điều 7 của Thông tư này để xác định các kiểu trạng thái rừng, từ đó bố trí tuyến, lâp các OTC điều tra trên các trạng thái;
Số lượng tuyến điều tra được bố trí 8 tuyến trên 4 trạng thái rừng gồm: (i). Tuyến 1 và 2 trên trạng thái Rừng nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 50 m3
/ha; (ii). Tuyến 3 và 4 trên trạng thái Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m3
/ha; (iii). Tuyến 5 và 6 trên trạng thái Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 m3/ha; và (iv). Tuyến 7 và 8 trên trạng thái Rừng giàu: trữ lượng cây đứng lớn hơn 200 m3/ha.
Chiều dài mỗi tuyến từ 2 – 16 km, tùy thộc vào vị trí và địa hình, độ dốc.
Số lượng ô tiêu chuẩn điều tra được lập là 40 ô tiêu chuẩn (lập 5 OTC trên 1 tuyến điều tra)
Sơ đồ bố trí các tuyến và ô tiêu chuẩn được thể hiện trên hình 2.1. dưới đây.
Hình 2.1. Bố trí tuyến và OTC điều tra ngoại nghiệp trong vùng lõi VQG
(i). Điều tra thành phần loài lan trong khu vực nghiên cứu:
Điều tra, xác định loài cây họ lan được tiến hành cùng lúc với các nội dung nghiên cứu khác của luận văn, các chỉ tiêu điều tra và loài cây họ lan được ghi theo mẫu biểu 2.1 dưới đây.
Biểu 2.1: Danh lục cây họ lan - Tuyến số………… Kiểu rừng………
-OTC...Trạng thái rừng...
-Độ cao ... Kinh độ...Vĩ độ ...
-Ngày điều tra ...Độ dốc ...Hướng phơi...
TT
Tên cây Dạng sồng Mức độ quý hiếm Việt Nam Lào Khoa học Ký sinh
Trên đất 1 2 3 4
(ii). Điều tra phát hiện vị trí phân bố của các loài Lan, loài Lan quý hiếm, tiêu biểu của Khu bảo tồn Nặm Ngưm.
Phương pháp quan sát mô tả:
- Chọn những cây/bụi phát triển tốt, có nhiều nhánh trưởng thành để điều tra (5 cây/loài), mô tả hình thái thân, lá, hoa, quả nếu có.
- Quan sát bằng mắt trạng thái vật hậu trong quá trình điều tra thực địa, sự biến đổi các bộ phận (nhánh, chồi, hoa, quả) của loài.
Mẫu phiếu, biểu điều tra có tại phụ lục 1.
Phương pháp thu mẫu, xử lý mẫu vật và xác định tên cây:
(iii). Thu thập mẫu tiêu bản các loài Lan và Lan quý hiến: theo yêu cầu của đề tài luận văn và được sự đồng thuận, nhất trí của ban quản lý Khu bảo tồn, thu thập mâu tiêu bản được thực hiện như sau:
Trên các tuyến và OTC tiến hành, bứng chuyển, thu hái mẫu lá, hoa, quả các loài Lan làm tiêu bản, mỗi loài thu hái ít nhất 3 mẫu. Trường hợp đặc biệt loài phát hiện là loài quý hiếm, đặc trưng hoặc nghi ngờ là loài mới thì cần, bứng chuyển, thu thập thập tối thiểu 5 mẫu/loài và phải xác định vị trí lấy mẫu bằng máy định vị GPS. Nếu mẫu đã được thu thập nhưng trong quá trình điều tra phát hiện được có hoa, quả thì phải thu thập lại mẫu của loài đó. Cách thu hái mẫu các loài Lan như sau:
Lan là loài cây sống nhờ, sống bám, cây hoại sinh, dùng dao nhỏ hay cưa cắt lấy cả một phần cây chủ. Mặt khác, cũng cần lấy mẫu cả cây chủ để phục vụ cho việc nghiên cứu khi cần thiết.
Trong các mẫu của loài được thu thập, chọn và xử lý một mẫu thể hiện được đặc trưng của loài, tiến hành chụp ảnh.
Loài được thu hái mẫu và chụp ảnh sẽ được lập hồ sơ mô tả một số đặc điểm cơ bản thực vật cùa loài để phục vụ cho việc phân tích, giám định (mỗi loài Lan tiến hành chụp nhiều ảnh cho nhiều .mẫu khác nhau để chọn lấy ảnh đáp ứng được yêu cầu).
Mỗi một mẫu/loài đều được gắn một nhãn riêng. Nhãn là một bản giấy ép lastic hình chữ nhật dài khoảng 5 – 6cm, rộng khoảng 3cm, ở đầu có đính chỉ để buộc vào mẫu vật. Nội dung của nhãn ghi: số hiệu mẫu; ngày thu hái mẫu; người thu hái mẫu.
Mỗi một số hiệu mẫu đều được kèm theo bản/phiếu mô tả các đặc điểm hình thái riêng. Phiếu mô tả là bản ghi lại các thông tin có liên quan đến loài cây được thu thập, nhất là các thông tin dễ bị mất khi khô như mùi vị hay màu sắc hoa, quả,... để phục vụ cho công tác giám định và nghiên cứu loài.
Giám định mẫu tiêu bản:
Tên loài được giám định bằng phương pháp tra cứu các tài liệu chuyên ngành của CHDCND Lào (bản báo cáo viết tiếng Lào) và Việt Nam như: Cây cảnh, hoa Việt Nam của Trần Hợp (1993), Lan Việt Nam của Trần Hợp (1998), Danh lục các loài thực vật Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (2005), Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2000), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2001), Landscape Plants of Laos (2009). Bên cạnh đó, chúng tôi cùng các chuyên gia của trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam giám định trực tiếp và đối chiếu với mẫu tại Bộ môn Thực vật rừng, trường Đại học Lâm nghiệp; Prof. Dr. Khanthany, Trường Đại học Quốc gia Lào, Phòng Mẫu vật Khu bảo tồn Nặm Ngưm.
Xử lý mẫu làm tiêu bản:
(i). Xử lý khô:
Môi loài Lan được thu hái và chọn lựa từ 4 – 5 mẫu.
Mầu thu hái được vuốt thẳng, giữ đúng hình dáng tự nhiên, đặt vào giữa hai tờ giấy đệm. Sau đó, xếp trên mẫu vật 4–5 tờ giấy khác vừa để tạo độ cách giữa các mẫu vật vừa có đủ khả năng hút ẩm. Xếp tiêu bản lên một cặp gỗ với một số lượng mẫu vừa đu, Bãy khoảng 15–20cm (kể cả giấy đệm), gấp cặp gỗ lại? buộc chặt dây và đưa vào bàn ép. Bàn ép gồm hai mảnh gỗ dày, nặng diện tích 40cm x 60cm. Thời gian nén: 1–2 ngày.
Sau khi ép tiến hành thay giấy đệm khác khô hơn và phơi nắng vào ngày có nắng và sấy khô vào ban đêm. Giấy đệm được thay thường xuyên mỗi ngày 2 – 3 lần cho đến khi 'mậu khô hoàn toàn. Sau khi mẫu đã được sấy khô tiến hành chọn lựa một mẫu trình bày trong hộp gỗ.
(ii). Xử lý ướt:
Các loài Lan khi thu mẫu mà có hoa, quả màu sắc đẹp, nếu ép dễ bị hỏng, mất màu nên tiến hành ngâm để giữ màu sắc và hình dạng tự nhiên.
Dung dịch ngâm được sử dụng là Focmôn (Formaldehide) nồng độ 5%. Mầu sau khi được thu hái về cho vào một lọ lớn để ngâm, sau 5–7 ngày tiến hành thay dung dịch ngâm cho đến khi dung dịch ngâm trong suốt (thường sau 2 – 3 lần thay dung dịch).