Đa dạng về giá trị bảo tồn các loài lan trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng tại khu bảo tồn nặm ngưm cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 51 - 54)

Nhằm mục đích đề ra các biện pháp bảo vệ các loài lan vùng nghiên cứu, ngoài việc điều tra thành phần loài lan có giá trị cần phải có sự đánh giá các mức độ đe doạ của các loài lan trong hệ thực vật đó để có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả.

Theo Hội liên hiệp Bảo tồn thế giới “The World Conservation Union” (2012). Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp CITES. Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của

IUCN; CITES, chính phủ Lào cũng công bố Sách Đỏ Lào (SĐLaos, năm 2018) để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái như số 64/2018/TTg, ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ Lào và Văn bản hướng dẫn thi hành của tỉnh Xiêm Khoảng về cấm khai thác, thu mua và vận chuyển lan rừng tự nhiên đối với các loài lan nguy cấp theo Công ước Quốc tế trong số 33 loài lan rừng được nghi nhận trong vùng nghiên cứu thì có các loài được xếp vào danh lục loài cần được bảo tồn trong bảng 4.2 sau.

Bảng 4.2. Danh lục các loài cần đƣợc bảo tồn

Loài IUCN 2018 CITES 2108 Lào 2015 Luật Lâm nghiệp Lào Việt Nam Khoa học

1 Lan Kim tuyến Anoechtochylus lylei

Rolfe. NE 2 NE 2

2 Lưỡi điểm hạc Dendrobium anosmum

Lindl. NE 2 NE 2

3 Thủy tiên vàng Dendrobium densiflorum

Lindl. VU 2 VU 2

4 Thạch hộc Dendrobium nobile

Lindl. VU 2 VU 2

5 Hoàng thảo long tu

Dendrobium primulinum

Lindl. NE 2 NE 2

+ Sách Đỏ Lào 2018: Cấp NE – Nguy cấp, VU - Sẽ nguy cấp.

+ Danh lục Đỏ IUCN (2019): Cấp NE – Nguy cấp; VU - Sẽ nguy cấp, LR - Ít nguy cấp;

+ Luật Lâm nghiệp Lào, chương 5 điều 3 điểm 7 có hiệu lực đối với các huyện trong tỉnh Xiêm Khoảng: Phụ lục 2 - Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

+ Danh lục CITES: Phụ lục II là danh mục những loài thực vật hoang dã hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát.

Kết quả về đa dạng giá trị bảo tồn loài lan trong bảng 4.2 cho thấy, theo Sách Đỏ Thế giới (IUCN) và Sách Đỏ Lào ghi nhận có 3 loài lan tại khu vực bảo tồn thuộc nhóm loài thực vật nguy cấp, chiếm 9,67% tổng số loài lan phân bố tự nhiên, đó là các loài: lan Kim tuyến (Anoechtochylus lylei Rolfe); lan Lưỡi điểm hạc (Dendrobium anosmum Lindl) và lan Hoàng thảo long tu (Dendrobium primulinum Lindl). Hai loài lan trong khu vực thuộc nhóm loài thực vật sẽ nguy cấp, chiếm 6,45%, đó là loài: lan Thủy tiên vàng (Dendrobium densiflorum Lindl) và loài lan Thạch hộc (Dendrobium nobile

Lindl)

Theo Công ước CITES và luật Lâm nghiệp hiện hành Lào thì 5 loài lan thuộc phục lục II, chiếm 16,12% tổng số loài lan phân bố tự nhiên, gồm: lan Kim tuyến (Anoechtochylus lylei Rolfe); lan Lưỡi điểm hạc (Dendrobium anosmum Lindl); lan Hoàng thảo long tu (Dendrobium primulinum Lindl); lan Thủy tiên vàng (Dendrobium densiflorum Lindl) và loài lan Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl) thuộc danh mục loài được kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên.

So với các nghiên cứu trước được công bố tại khu bảo tốn thì ở thời điểm nghiên cứu hiện tại, các loài lan phân bố tự nhiên đã bị suy giảm về số lượng cá thể trên tất cả các loài, nhất là những loài có giá trị kinh tế và làm cảnh cao. Giai đoạn trước loài ít được quan tâm thì giai đoạn hiện nay đã bổ

sung vào loài sẽ nguy cấp, loài sẽ nguy cấp bổ sung vào danh lục loài nguy cấp như loài lan Kim tuyến.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm số lượng cá thể loài lan, tuy nhiên, khai thác, buôn bán và tiêu thụ trái phép loài lan đã tăng đáng kể trong những năm gần đây và được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm đáng kể các số cá thể loài trong tự nhiên. Hoạt động buôn bán, tiêu thụ động, thực vật hoang dã bất hợp pháp diễn ra trên quy mô toàn cầu với lợi nhuận thu được vào khoảng 5-20 tỉ USD hàng năm cung cấp cho thị trường để sử dụng làm thuốc, thực phẩm, vật nuôi, đồ trang trí… đang đẩy nhiều loài nguy cấp tới nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu nhất là taih khu bảo tồn Nặm Ngưm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng tại khu bảo tồn nặm ngưm cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)