Khu bảo tồn Nặm Ngƣm
Đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với loài lan Kim tuyến phục vụ cho đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững
Điểm mạnh
-Loài lan bản địa
-Giá bán trên thị trường cao -Không phải đóng thuế, phí vận chuyển và thương lái luôn đến tận vùng để thu mua
Điểm yếu
- Thời gian bảo quan và cất trữ ngắn - Thiếu kinh nghiệm nâng cao giá trị sản phẩm
- Thiếu kinh nghiệm trong quản lý, khai thác bền vững nguồn lan rừng - Thiếu hiểu biết về thông tin thị trường tiêu thụ
- Chưa thuần hóa thành thục
- Luật pháp còn kém hiệu lực ngăn chặn khai thác, buôn bán
Cơ hội
- Nâng cao giá trị bằng cách sấy khô - Cải thiện đời sống cho người dân - Nhu cầu tiêu thụ đang tăng cao - Nhân giống hàng loạt bằng in- vitro
Thách thức
- Tài nguyên lan tự nhiên bị cạn kiệt mạnh
- Độc quyền của các thương lái
Dựa trên các kết quả nghiên cứu về thành phần loài, đa dạng giá trị bảo tồn theo Sách Đỏ Thế giới, Sách Đỏ Lào và công ước về buốn bán động thực vật hoang dã hiện nay cũng như kết quả thực nghiệm thuần hóa tự nhiên trong vườn rừng và trồng trong chậu cảnh, phân tích các điểm manh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức đặt ra đối với các loài lan rừng nói chung và lan Kim tuyến nói riêng.
Hiện nay, xã hội đang có nhu cầu rất lớn trong việc sử dụng các bài thuốc nam và đông tây y kết hợp để phục vụ chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh... Trên thực tế nguồn lan dược liệu cung cấp để phục vụ nhu cầu của cuộc sống chủ yếu được khai thác trong rừng tự. Với mục tiêu quản lý khu
bảo tồn Nặm Ngưm một cách bền vững, trong những năm qua khu bản tồn đã đề ra nhiều giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn lan rừng và lan dược liệu quý hiện có, cụ thể: (i). Thực thi nghiêm túc luật Lâm nghiệp của Lào tại khu bảo tồn; (ii). Thực thi đầy đủ công ước Quốc tế về cấm buôn bán động thực vật nguy cấp; (iii). Điều tra thành phần loài thực vật, xây dựng hồ sơ quản lý; (iv). Thiết lập các phân khu bảo vệ…. thì cần xây dựng thêm một số giải pháp nhằm khai thác bền vững và bảo tồn nguồn tài nguyên lan tạ khu phân bố tự nhiên như sau: (v). Xây dụng cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng trong việc khai thác, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên lan rừng một cách có hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến giá trị tài nguyên và tính đa dạng sinh học nơi đây. Mặt khác, để quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên lan rừng, khu bảo tồn cần triển khai (vi). Xây dựng một số mô hình nhân giống, gây trồng và phát triển một loài lan Kim tuyến. Từ đó làm có sở để triển khai, nhân rộng mô hình cho người dân trong khu vực nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và gắn với công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Nội dung thực hiện hai giải pháp như sau: