4.2.1.1. Loài Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume)
Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) Đồng danh là (Anoectochilus roxburghi Wall.) Họ: Phong lan (Orchidaceae)
Bộ: Phong lan (Orchidales).
Từ mẫu vật thu hái và bảo quản được trong quá trình điều tra, kết hợp với mẫu vật và mô tả đặc điểm hình thái lan Kim tuyến của một số nhà nghiên cứu như tác giả Khathany, Đại học Quốc gia Lào, tác giả Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam. Lan Kim tuyến có các đặc điểm sau:
Đây là loài đơn thân, mọc ở đất, có thân rễ mọc dài; thân trên đất mọng nước và có nhiều lông mềm, mang 2 – 4 lá mọc xoè sát đất. Lá hình trứng, gần tròn ở gốc, chóp hơi nhọn và có mũi ngắn, cỡ 3 – 4 x 2 – 3 cm, mặt trên màu nâu thẫm có vệt vàng ở giữa và màu hồng nhạt trên các gân, mặt dưới màu nâu nhạt. Cuống lá dài 2 – 3 cm. Cụm hoa dài 10 – 15 cm, mang 4 – 10
hoa mọc thưa. Lá bắc hình trứng, dài 8–10 mm, màu hồng. Hoa thường màu trắng, dài 2,5 – 3 cm; môi dài đến 1,5 cm, ở mỗi bên gốc mang 6 – 8 dải hẹp, chẻ đôi thành 2 thuỳ hình thuôn tròn. Bầu dài 13mm, có lông thưa.
Mùa hoa tháng 2, tháng 4. Tái sinh bằng chồi từ thân rễ và hạt ít, sinh trưởng rất chậm. Là loại cây ưa bóng, kỵ ánh sáng trực tiếp thường mọc dưới tán rừng nguyên sinh, rừng rậm nhiệt đới ở độ cao 500 – 1600m. Mọc rải rác vài ba cây trên đất ẩm, giàu mùn và lá cây rụng.
Phân bố
Ở Lào, loài phân bố trên cả 3 miền Bắc; Trung và Nam, tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia Lào.
Ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ, lan phân bố: Hà Giang (Quản Bạ), Yên Bái, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Tây (Mỹ Đức: Chùa Hương), Quảng Trị (Đồng Chè), Kontum (Đắc Tô: Đắc Uy), Gia Lai (Kbang: Kon Hà Nừng)
Thế giới: Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông), Ấn Độ, Inđônêxia,… Tác dụng dược lý: Lan Kim tuyến là loài cây thuốc rất đặc biệt có tác dụng tăng cường sức khoẻ, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh. Loài lan này được dùng làm thuốc chữa bệnh trị lao phổi, phong thấp, đau nhức khớp xương, viêm dạ dày mãn tính (Nguyễn Tiến Bân, Dương Đức Huyến). Trước đó, lan Kim tuyến (A. setaceus) là một trong những dược thảo quý giá, giúp bổ máu, dưỡng âm, chữa trị nóng phổi và nóng gan (Tạ A Mộc và Trần Kiến Đào, 1958). Hơn nữa mới đây người ta đã phát hiện ra khả năng phòng và chống ung thư của loại thảo dược này.
Theo các tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc công bố gần đây bằng kỹ thuật sắc ký lỏng, sắc ký cột và kỹ thuật quang phổ đã phân lập, xác định được cấu trúc hoá học và thử hoạt tính sinh học của một số hợp chất có trong loài lan Kim tuyến. Bằng các kỹ thuật quang phổ đã xác định được 8 hợp chất hoá học. Các hợp chất này đều có hoạt tính sinh học mạnh, có khả năng làm
giảm các gốc tự do trong cơ thể, nên có khả năng phòng bệnh rất tốt. Đặc biệt có hai axít hữu cơ được phân lập là Olenolic acid và Ursolic acid có khả năng chống ung thư, giảm cholesterol máu, chống tăng huyết áp, kháng khuẩn… a. Thân rễ
Lan Kim tuyến là cây thân rễ nằm ngang sát mặt đất, đôi khi hơi nghiêng, bò dài. Chiều dài thân rễ từ 5-12 cm, trung bình là 7,87 cm. Đường kính thân rễ từ 3- 4 mm, trung bình là 3,17 mm. Số lóng trên thân rễ từ 3-7 lóng, trung bình là 4,03 lóng. Chiều dài của lóng từ 1-6 cm, trung bình là 1,99 cm. Thân rễ thường có màu xanh trắng, đôi khi có màu nâu đỏ, thường nhẵn, không phủ lông.
b. Thân khí sinh
Cây lan Kim tuyến có thân khí sinh thường mọc thẳng đứng trên mặt đất, ít khi mọc nghiêng. Chiều dài thân khí sinh từ 4-8 cm, trung bình 6 cm. Đường kính thân khí sinh từ 3- 5 mm, trung bình là 3,08 cm. Thân khí sinh mang nhiều lóng, các lóng có chiều dài khác nhau. Số lóng trên thân khí sinh thay đổi từ 2-4 lóng, trung bình là 2,87. Chiều dài mỗi lóng từ 1-4 cm, trung bình 2,23 cm. Thân khí sinh thường mọng nước, nhẵn, không phủ lông; thường có màu xanh trắng, đôi khi có màu hồng nhạt.
c. Rễ
Rễ lan Kim tuyến được mọc ra từ các mẫu trên thân rễ. Đôi khi rễ cũng được hình thành từ thân khí sinh. Rễ thường đâm thẳng xuống đất. Thông thường mỗi mẫu chỉ có một rễ, đôi khi có vài rễ cùng được hình thành từ một mấu trên thân rễ. Số lượng và kích thước rễ cũng rất thay đổi tuỳ theo cá thể. Số rễ trên một cây thường từ 3 – 10, trung bình là 5,4. Chiều dài của rễ thay đổi từ 0,5 – 8 cm, rễ dài nhất trung bình là 6,07cm và ngắn nhất trung bình là 1,22 cm, chiều dài trung bình của các rễ trên một cây là 3,82 cm.
Lá lan Kim tuyến mọc cách xoắn quanh thân, xoè trên mặt đất. Lá hình trứng, gần tròn ở gốc, đầu lá hơi nhọn và có mũi ngắn, thường dài từ 3 – 5 cm, trung bình là 4,03 cm và rộng từ 2 – 4 cm, trung bình là 3,12 cm. Lá có màu nâu đỏ ở mặt trên và phủ lông mịn như nhung. Hệ gân lá mạng lưới lông chim, thường có 5 gân gốc. Các gân này thường có màu hồng ở mặt trên và nổi rất rõ. Đôi khi gân ở giữa có màu vàng nhạt. Mặt dưới lá có màu nâu đỏ nhạt, nhẵn với 5 gân gốc nổi rõ. Các gân bên ở phía rìa lá nổi rõ, gân ở giữa lá ở mặt dưới không rõ. Cuống lá dài 0,6 – 1,2 cm, thường nhẵn và có màu trắng xanh, đôi khi hơi đỏ tía ở bẹ lá. Bẹ lá nổi rõ và nhẵn. Số lá trên một cây thay đổi từ 2 – 6, thông thường có 4 lá. Kích thước của lá cũng thay đổi, các lá trên một cây thường có kích thước khác nhau rõ rệt.
e. Hoa, quả
Hoa lan Kim tuyến dạng cụm, dài 10 – 20 cm ở ngọn thân, mang 4 – 10 hoa mọc thưa. Lá bắc hình trứng, dài 6 – 10 mm, màu hồng. Các mảnh bao hoa dài khoảng 6 mm; cánh môi màu trắng, dài đến 1,5 cm, ở mỗi bên gốc mang 6 – 8 dải hẹp, đầu chẻ đôi. Mùa hoa tháng 10 – 12. Mùa quả chín tháng 12 – 3 năm sau.
4.2.1.2. Quế lan hương (Aerides odorata var alba) Họ: Phong lan (Orchidaceae)
Bộ: Phong lan (Orchidales).
Quế Lan Hương (Aerides odorata var alba) có thân dài đến 1m, mập. Lá hình dải, dài 15-30cm. Cụm hoa dài bằng lá, rủ. Hoa xếp dày, khá lớn. Cánh môi cuộn hình ống rộng, có cựa cong ra phía trước làm cho hoa có hình dáng con ong. Hoa thơm, màu từ trắng tinh đến phớt hồng. Loài lan này gặp cả ở vùng núi đá và núi đất thấp. Cây lớn, nhiều nhánh ở gốc tạo thành bụi, khi ra hoa làm cây trang trí sân vườn rất hiệu quả. Hoa nở vào tháng 9, tương đối bền. Loài dễ trồng, cần để chỗ râm mát, khoảng 40-70% ánh sáng trực tiếp. Tưới nhiều và bón phân hàng tháng vào đầu mùa sinh trưởng từ tháng 4
đến tháng 8. Sau khi cây ra hoa, giữ độ ẩm vừa phải, không để cây bị khô, không bón phân cho tới mùa xuân năm sau.
Phân bố: ở Lào, loài phân bố trên miền Bắc; Trung và Nam, tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia phía Bắc Lào.
Ở Việt Nam: xuất hiện nhiều tại các tỉnh Hòa Bình,Sơn La,Thanh Hóa,Nghệ An...
4.2.2. Đặc điểm sinh thái học (sinh cảnh) của loài lan Kim tuyến trong khu bảo tồn
4.2.2.1. Đặc điểm tầng cây cao
Kết quả điều tra trên các tuyến và ô tiêu chuẩn đại diện đã nghi nhận và được khẳng định rằng: Lan Kim tuyến phân bố tập trung chủ yếu ở trạng thái rừng có trữ lượng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 100 đến 200 m3
/ha, thuộc vùng lõi của khu bảo tồn. Thành phần loài, số lượng cá thể và thứ tự loài cây cao trên trạng thái rừng được xác định và thống kê trong bảng 4.3. dưới đây
Bảng 4.3. Thành phần loài cây trên trạng thái phân bố loài lan quý hiếm TT Loài cây Ni (%) Gi (%) VI(%)
I 5 loài 41,60 50,83 46,20 1 Vối thuốc 16,29 17,51 16,90 2 Hu đay 6,76 12,34 9,55 3 Ràng ràng 6,24 9,97 8,10 4 Dẻ 7,80 6,97 7,38 5 Sau sau 4,51 4,04 4,27 II 66 loài khác 58,40 49,17 53,80 I+II 71 loài 100 100 100
Trong bảng 4.5 cho thấy: tổng số loài 71 gồm: Vối thuốc; Hu đay; Ràng ràng; Trâm; Trẩu Kháo; Chẹo tía; Sau sau; Vàng tâm; Muồng trắng...,và Nhãn rừng. Số lượng các loài trên cấp trữ lượng thuộc các họ thực vật: Bần (Sonneratiaceae); Bồ hòn (Sapindiaceae); Bứa (Clusiaceae); Cam quý (Rutaceae); Cau (Arecaceae); Chè (Arecaceae); Chẹo thui (Proteaceae); Dầu (Dipterocarpaceae); Dâu tằm (Moraceae); Dẻ (Fagaceae); Du (Ulmaceae); Đào lộn hột (Anacardiaceae); Đậu (Fabaceae); Giẻ (Fagaceae); Hà nu (Ixonanthaceae); Hoa hồng (Rosaseae); Hồ đào (Juglandaceae); La bố ma (Apocynaceae); Lát hoa (Chukrasia); Long não (Lauraceae); Măng cụt (Clusiaceae); Ngọc lan (Magnoliaceae); Ngũ gia bì (Araliaceae); Nguyệt quế (Lauraceae); Nhục đậu khấu (MyristIaceae); Sau sau (Hamamelidaceae); Sổ (Dilleniaceae); Tử vi (Lythraceae); Thầu dầu (Euphorbiaceae); Thị (Ebenaceae); Thôi trang (Alangiaceae); Trám (Burseraceace); Trôm (Sterculiaceae); Vang (Caesalpiniaceae); và Xoan (Meliaceae). Dựa vào chỉ số quan trọng loài ta thiết lập được công thức tổ thành loài cây cao cho trạng thái rừng như sau:
Công thức tổ thành năm:
16,90Vt + 9,55Hd +8,10Rr +7,38D +4,51Ss+ 53,80CLK
Trong đó: Vt: Vối thuốc; Hd: Hu đay; Rr: Ràng ràng; D: Dẻ; Ss: Sau sau và CLK: Các loài khác
4.2.2.2. Đặc điểm lớp cây tái sinh
Kết quả điều tra, xác định số lượng và thành phần loài cây tái sinh trạng thái rừng lan Kim tuyến phân bố được thống kê trong bảng 4.4 sua:
Bảng 4.4. Loài và hệ số tổ thành loài Ki (%)
TT Loài cây Ni Ki(%)
I 10 loài 365 54,65 1 Táu 58 8,68 2 Dẻ 46 6,89 3 Ngát 45 6,74 4 trám 44 6,59 5 Trâm 40 5,99 6 Re 35 5,24 7 Gội 29 4,34 8 sến 27 4,04 9 Sồi phảng 25 3,74 10 Lim xanh 16 2,4 II 58 Loài khác 303 45,35 I+II 68 loài 668 100
Số lượng các loài cây tái thuộc các họ tương đồng với các họ thực vật thộc tầng cây cao gồm các họ: Bần (Sonneratiaceae); Bồ hòn (Sapindiaceae); Bứa (Clusiaceae); Cam quý (Rutaceae); Cau (Arecaceae); Chè (Arecaceae); Chẹo thui (Proteaceae); Dầu (Dipterocarpaceae); Dâu tằm (Moraceae); Dẻ (Fagaceae); Du (Ulmaceae); Đào lộn hột (Anacardiaceae); Đậu (Fabaceae); Giẻ (Fagaceae); Hà nu (Ixonanthaceae); Hoa hồng (Rosaseae); Hồ đào (Juglandaceae); La bố ma (Apocynaceae); Lát hoa (Chukrasia); Long não (Lauraceae); Măng cụt (Clusiaceae); Ngọc lan (Magnoliaceae); Ngũ gia bì (Araliaceae); và Xoan (Meliaceae).
-Xác định công thức tổ thành loài cây tái sinh: Kết quả tính hệ số tổ thành từng loài được thống kê trong bảng trên, đã xác lập được công thức tổ thành loài cây tái sinh cho trạng thái rừng loài lan Kim tuyến phân bố:
Công thức tổ thành: 6,68T + 6,89D + 6,74N +6,59Tm + 5,99Tr + 5,24R +4,34G + 55,63CLK
Trong đó: T: Táu; D: Dẻ; N: Ngát; Tm: Trám; Tr: Trâm; R: Re; G: Gội và CLK: Các loài khác
4.2.2.3. Đặc điểm về độ tàn che, độ cao, hướng phương và độ dày tầng đất
Phân bố tự nhiên lam Kim tuyến về các đặc điểm trên trong khu bảo tồn được thống kê ở trong bảng 4.5
Bảng 4.5. Đặc điểm địa hình, thổ nhƣỡng và độ tàn che tán rừng lan Kim tuyến phân bố tự nhiên
OTC Địa hình Thổ nhƣỡng Độ tàn che (%) Độ dốc (độ) Độ cao (độ) Hƣớng phơi Loại đất Độ dày (cm) 22 13 727 Bắc Thịt TB 53 85 23 30 950 Đông Nam Thịt TB 55 90 24 30 576 Đông Nam Thịt TB 56 96 25 14 408 Đông Nam Thịt TB 65 75 26 30 1287 Đông Nam Thịt TB 62 67 32 14 1260 Đông Nam Thịt TB 67 92 33 18 1245 Đông Nam Thịt TB 65 70 34 30 1411 Đông Thịt TB 92 92 36 13 1383 Đông Nam Thịt TB 90 80 TB 21,33 1027,44 Đông Nam Thịt TB 67,22 83,00
Kết quả trong bảng 4.5 cho thấy, trong tổng số 9 ô tiêu chuẩn có lan Kim tuyên phân bố tự nhiên có các đặc trưng về điều kiện sinh thái học như sau:
(i). Địa hình
- Độ dốc: có thể gặp chúng ở hầu hết các độ dốc khác nhau, chúng thường phân bố ở những nơi dốc hay rất dốc (30 độ). Độ dốc trung bình nơi lan Kim tuyến phân bố vào khoảng 21 độ.
- Độ cao: Lan Kim tuyến có phân bố tự nhiên ở các độ cao khác nhau, biến động từ độ cao trên 400 mét đến 1411 mét, ở các ô tiêu chuẩn được lập theo tuyến có độ cao trên 1500 mét không nghi nhận được loài lam Kim tuyến phân bố tự nhiên. Tại khu vực nghiên cứu, lan Kim tuyến phân bố tự nhiên ở độ cao trung bình khoảng 1027 mét.
- Hướng phơi: Lan Kim tuyến thường phân bố tự nhiên ở những vị trí có hướng phơi Đông Nam, cá biệt ở hướng chính Bắc và chính Đông cũng thấy loài lan này xuất hiện. Kết quả trên bảng 4.5 cho thấy, lan Kim tuyến tại khu vực nghiên cứu được phân bố chính yếu ở những vị trí có hướng về phía Đông Nam
(ii). Độ tàn che
- Độ tàn che của các trạng thái rừng nơi lan Kim tuyến phân bố biến động từ 67 - 96%. Đặc điểm của cây bụi và thảm tươi ở khu vực Lan Kim tuyến phân bố là thưa thớt, độ che phủ lớp cây bụi, thảm tươi và lớp cây tái sinh thường thấp, vào khoảng từ 20-30%, với độ cao của lớp cây bụi và thảm tươi khoảng từ 0.1- 0.45m tuỳ từng khu vực. Lan Kim tuyến thường ít phân bố ở những nơi cây bụi thảm tươi dày đặc. Chúng có thể nằm ngay trên lớp thảm mục của rừng đang bị phân huỷ có lớp đất mùn mầu đen mỏng.
- Vị trí nơi mọc
Lan Kim tuyến có dạng sống và phân bố trên đất, chúng mọc sát ngay bề mặt đất, nơi đất giàu mùn, độ ẩm và độ xốp cao, thoáng khí; thậm chí ngay trên lớp thảm mục của rừng đang phân huỷ.
Vị trí mọc thường là chỗ có độ tàn che thấp, thậm chí một số vị trí phát hiện lan Kim tuyến ở canh lỗ trống khoảng 10 -20 m2
của những cây cổ thụ đã chết, chỉ còn cành khô và dây leo.
(ii). Thổ nhưỡng
Loại đất và độ dày tầng đất. Lan Kim tuyến phân bố tự nhiên ở loại đất thịt trugn bình với độ dày tầng đất từ 50 cm trở lên. Trong khu vực nghiên cứu, lan Kim tuyến phân bố trên tầng đất có độ dày trung bình trên 60 cm.
Tình chất háo lý của đất. Kết quả phân tích 2 mẫu đất đại diện cho khu vực có phân bố của Lan Kim tuyến tại khu bảo tồn đã cho thấy:
+ Về hàm lượng mùn: ở mức rất giầu (lần lượt là 9,15 và 9,37%).
+ Về hàm lượng các chất dễ tiêu: Đạm và kali dễ tiêu rất giầu, nhưng lân dễ tiêu lại rất nghèo (khoảng 1,8 mg/100g đất).
+ Hàm lượng tổng số các chất đạm, lân và kali đều ở mức giầu đến rất giầu. + Về độ chua hoạt động: đất tại khu vực có phản ứng chua. Chỉ số pHKCl ở hai mẫu lần lượt là 4,6 và 4,7.
+ Độ chua trao đổi và thủy phân đều cao.
+ Tổng Ca++ và Mg++ đều ở mức thấp (lần lượt là 2,65 và 2,68 lđl/100g đất). + Độ no bazơ thấp, chỉ đạt 32-33% (đều nhỏ hơn mức yêu cầu là 50%) + Về thành phần cơ giới: Đất tại 2 mẫu nghiên cứu đều có thành phần cơ giới nặng.
4.3. Mức độ đe dọa, sự cấp bách bảo tồn và một số đặc trƣng sinh trƣởng, phát triển của lan Kim tuyến trong giai đoạn nghiên cứu bảo tồn tại khu vực nghiên cứu
4.3.1. Tình trạng khai thác, buôn bán và mức độ đe dọa trên địa bàn tỉnh Xiêm Khoảng đối vối loài lan Kim tuyến Xiêm Khoảng đối vối loài lan Kim tuyến
(i). Tình trạng khai thác tài nguyên lan rừng
Kết quả điều tra, phỏng vấn, tại Xiêm Khỏang, có ít nhất 100 người dân địa phương được phỏng vấn tham gia vào công việc thu hái lan rừng và kim
tuyến trong rừng tự nhiện. Những người tham gia thu hái chủ yếu là người trung niên, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Những người thu hái bán và cung cấp cho 3- 4 thương lái trung gian người địa phương. Một số hộ gia đình tham gia thu hái lam kim tuyến rừng đã hơn 10 năm. Loài lan Kim tuyến dược liệu thường được thu hái từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, tập trung vào tháng 2 và tháng 3. Đối với các loài lan làm cảnh khác được thu hái quanh năm phụ thuộc và số lượng hiện có và loại hoa của loài lan.
Nhóm người đi thu hái thường đi sâu vào trong rừng để tìm kiếm, thường khoảng 10 km trong khung cảnh rừng lúi và mất khoảng vài ngày trong rừng. Điều đó là cơ hội cho người dân thu hái lâm sản quý hiếm. Hiện