Điều tra một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của một số loà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng tại khu bảo tồn nặm ngưm cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 33 - 36)

Lan quý hiếm ở Khu bảo tồn Nặm Ngưm.

2.6.2.1. Xác đinh loài quý hiếm và mức độ đe dọa

Nhằm mục đích đề ra các biện pháp bảo vệ các loài lan vùng nghiên cứu, ngoài việc điều tra thành phần loài cần phải có sự đánh giá các mức độ đe doạ của các loài đó để có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả.

-Xác định loài lan quý hiếm được thực hiện theo pháp luật hiện hành của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân lào như: (i). Nghị định số 134/2015/NĐ –CP về bổ sung Luật Lâm nghiệp về các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn ; (ii). Sách Đỏ Lào, xuất bản năm 2018; (iii). Hiệp hội Liên hiệp bảo tồn thế giới (The World Conservation Union); (iv). Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp CITES. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ký năm 2018 (Convention on International trade of endangered species). (v). Pháp lệnh số 64/2018/TTg, ngày 15 tháng 01 năm 2018 yêu cầu Bộ Nông Lâm nghiệp xây dựng điều khoản hướng dẫn thi hành về quản lý buôn bán động, thực vật hoang dã ban hành vào tháng 01 năm 2019 về thực thi CITES năm 2018 và (vi). Văn bản hướng dẫn thi hành của tỉnh Xiêm

Khoảng về cấm khai thác, thu mua và vận chuyển lan rừng tự nhiên đối với các loài lan nguy cấp theo Công ước Quốc tế.

2.6.2.2. Điều tra một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của một số loài Lan quý hiếm đã được xác định

+ Các đặc trưng về khí hậu: Số liệu khí tượng của các địa điểm nghiên cứu được kế thừa trong các báo cáo của các đơn vị trên địa bàn và các tài liệu đã công bố của trạm khí tượng Xiêm Khoảng.

+ Đặc trưng địa hình: độ cao, hướng và độ dốc được xác định bằng sử dụng bản đồ địa hình kết hợp với máy định vị cầm tay GPS.

+ Đánh giá đặc điểm tính chất lý, hóa học của đất đai nơi có lan quý hiến phân bố: Đào 6 phẫu diện đất tại ô tiêu chuẩn đại diện ở các vị trí địa hình (chân, sườn và đỉnh đồi). Lấy mẫu đất theo tầng đất trong khoảng 0 -30 cm và trong khoảng 30 - 60 cm, sau đó trộn đều các mẫu đất theo tầng để phân tích đất tại khu vực nghiên cứu. Nội dung này luận văn kế thừa kết quả nghiên cứu của tác giả Sinh Souphanh, 2018.

+ Điều tra độ tàn che theo phương pháp 100 điểm: Chia ô tiêu chuẩn (ÔTC) thành 5 tuyến bằng nhau. Trên mỗi tuyến lập 20 điểm. Tại mỗi điểm, dùng ống đo độ tàn che ngắm. Nếu gặp tán ghi 1, gặp mép tán ghi 0,5, không gặp tán ghi 0. Sau đó cộng tổng lại và chia cho 100 được độ tàn che của ÔTC

2.6.2.3. Điều tra đặc điểm cấu trúc tầng cây cao và cây tái sinh nơi loài lan quý, hiếm phân bố

- Thu thập tài liệu thứ cấp và kế thừa kết quả điều tra về đặc điểm sinh thái học loài lan của nhóm tác giả Đại học Quốc gia Lào, giai đoạn năm 2006 –2017.

Cách lập OTC: chọn và lập OTC đại diện nhất, đặc trưng nhất về ngoại mạo với diện tích 1000m2. Thông tin thu thập trong OTC: Địa hình, địa mạo, hướng phơi, trạng thái thảm thực vật và tất cả các cá thể thực vật trong OTC.

Các thông tin về các cá thể cây gỗ, các loài dây leo, cây bụi, cây tái sinh, thảm cỏ được ghi cụ thể trong các mẫu biểu điều tra.

Biểu 2.2: Điều tra tầng cây cao

- OTC...Trạng thái ừng...kinhđộ...

- Diện tích OTC...Độ cao ...Vĩ độ ...

- Ngày điều tra ...Độ dốc ...Người điều tra...

- Năm điều tra...

TT Tên

cây D1.3(cm) Hvn(m) Hdc(cm) Tốt Sinh trƣởng T.bình Xấu

1 2

Biểu 2.3: Điều tra cây tái sinh

OTC...Trạng thái rừng...Kinh độ... Diện tích ODB...Độ cao ...Vĩ độ ... Ngày điều tra ...Độ dốc ...Người điều tra ...

-Năm điều tra...

TT ODB Loài D00 Hvn

Nguồn gốc tái sinh

Chất lƣợng cây tái sinh

Hạt Chồi Tốt T.bình Xấu

1 2 3

2.6.3. Thử nghiệm nhân giống bằng cây con, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của 1 loài lan quý hiếm bằng phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng tại khu bảo tồn nặm ngưm cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)