cộng đồng trong khai thác sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên lan rừng
Một trong các cách thức bảo tồn quan trọng và tốt nhất để bảo tồn và phát triển loài lan rừng, nhất là loài lan Kim tuyến tại khu bảo tồn Nặm Ngưm là bảo tồn nguyên vị khu vực phân bố và điều kiện sống tự nhiên của chúng. Do vậy, bảo tồn tại chỗ phải được bắt đầu bằng nghiên cứu điều kiện sinh thái học cơ bản từng loài lan tại khu vực bao gồm: đánh giá thành phần loài, nội dung đã được nghiên cứu và cho kết quả trong phần kết quả, mục 4.1 của luận văn này. Số lượng cá thể của từng loài, loài thường gặp, loài ít gặp và loài hiếm gặp và vị trí địa lý tự nhiên thích hợp cho loài sinh trưởng và phát triên.
Kết quả làm việc với: (i). Ban lãnh đạo khu bảo tồn; (ii). Lãnh đạo 4 bản và 2 huyện có chung địa bàn quản lý hành chính đã xác định và lập ra khu vự bảo vệ cho loài lan Kim tuyến như sau.
- Toàn bộ diện tích lô rừng có lan Kim tuyến phân bố tự nhiên đều là khu vục bảo vệ nghiêm ngặt gồm hai phân khu chính được phân bố trên hai huyện đó là: Huyện Pẹch và huyện Mang Cụt.
- Thành lập một tổ chuyên trách, tổ gồm kiểm lâm thuộc khu bảo tồn và lãnh đạo các bản (xã Việt Nam) để giám sát và tổ chức các hoạt động bảo vệ lam Kim tuyến.
Việc khai thác, buôn bán lan Kim tuyến sẽ được kiểm soát có điều kiện và tổ tham mưu cho ban quả lý khu bảo tồn, các huyện để tiến hành xây dựng
cơ chế chia sẻ lợi ích với người dân cộng đồng trong việc khai thác, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên lan rừng.
Quy định số lượng lan Kim tuyến được phép khai thác
Quy định rõ đối tượng người dân được phép khai thác và buôn bán Quy định loại cây lan Kim tuyến được khai thác, chỉ khai thác cây trưởng thành, không thái thác cây non, cây đang trong giai đoạn sinh sản mạnh.