Xiêm Khoảng đối vối loài lan Kim tuyến
(i). Tình trạng khai thác tài nguyên lan rừng
Kết quả điều tra, phỏng vấn, tại Xiêm Khỏang, có ít nhất 100 người dân địa phương được phỏng vấn tham gia vào công việc thu hái lan rừng và kim
tuyến trong rừng tự nhiện. Những người tham gia thu hái chủ yếu là người trung niên, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Những người thu hái bán và cung cấp cho 3- 4 thương lái trung gian người địa phương. Một số hộ gia đình tham gia thu hái lam kim tuyến rừng đã hơn 10 năm. Loài lan Kim tuyến dược liệu thường được thu hái từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, tập trung vào tháng 2 và tháng 3. Đối với các loài lan làm cảnh khác được thu hái quanh năm phụ thuộc và số lượng hiện có và loại hoa của loài lan.
Nhóm người đi thu hái thường đi sâu vào trong rừng để tìm kiếm, thường khoảng 10 km trong khung cảnh rừng lúi và mất khoảng vài ngày trong rừng. Điều đó là cơ hội cho người dân thu hái lâm sản quý hiếm. Hiện trạng khu vực khai thác lan là vùng đất quen thuộc và tự do, thoải mái cho mọi người dân địa phương.
Trong vòng 2 năm lại đây, số hộ tham gia thu hái có ít đi do nguồn tài nguyên lan khan hiếm đi và khuynh hướng thị trường suy giảm, số lan còn lại sống trên cây chủ cao, trên tầng tán rừng nên không thể tiếp cận để thu hái, số còn lại có thể thu hái bằng đàn ông có thể chèo cao, hay bằng phu nữ và trẻ em dùng những cây trẻ để thu hái.
Người dân đi thu hái chỉ khi có thương lái đến đặt mua, những thương lái lan đến từ Trung Quốc và Việt Nam hay cả người các huyện lân cận, những người thu hái có thể được trả với giá cao nếu thu hái những loài lan theo mẫu họ yêu cầu bằng những bức ảnh.
Hoạt động thu hái và buốn bán một số loài lan trong khu vực được ghi nhận qua một số hình ảnh sau.
Hình 4.1. Ông Phong Saly, thƣơng lái Lào đang sơ chế lan để xuất khẩu
Hình 4.2. Lan đƣợc sơ chế, đóng bao chờ thƣơng lái thu mua
(ii). Tình hình khai thác lan Kim tuyến
Lan Kim tuyến được khai thác, sử dụng và buôn bán quanh năm bởi các người dân trong khu vực. Loài lan Kim tuyến được biết với cái tên địa phượng “Nha bai lai”. Loài cây lâu năm được khai thác quanh năm. Toàn bộ cây, gồm cả phần rễ cũng được khai thác và thu hái. Hiện nay, sản lượng loài còn lại rất thấp, một người phải bỏ ra 5 - 6 ngày tìm kiếm, khai thác mới được khoảng 2 -3 kg lan tươi.
Loài làn không thể bảo quản dài ngày mà phải phơi khô ngay để ngăn chặn quá trình thối lát.
Những người dân đi thu hái không biết rõ mục đích và giá trị sử dụng của loài lan này.
Giá bán lan Kim tuyến vào khoảng 300.000kip/1kg lan tươi, tương đương khoảng 810.000 đồng Việt Nam (1 kíp =2,7đồng), và một mức giá thấp nhất cũng là 2.000.000kip/1kg lan khô, tương đương 5.400.000 đồng, tùy thuộc vào chất lượng nguồn lan. Lan Kim tuyến là một trong 3 giống lan dược phẩm có giá cao nhất. Nhu cầu và sức mua từ Trung Quốc luôn luôn cao và ổn định. Số lượng được bán qua biên giới sang Trung Quốc thường xuyên khoảng 200kg vào năm 2018, giá bán tại Trung Quốc dao động từ 400.000 đến 1.200.000kip/1kg lan tươi. Một số cách để tăng giá trị giá bán là do các thương lái khi họ phơi khô và đảm bảo không bị mục lát, giá bán lên tới 3.000.000kip/1kg, tương đương 8.100.000 đồng.
- Đặc điểm thị trường tiêu thu.
Trong chuỗi thị trường thai thác, buốn bán và tiêu thụ lam Kim tuyến rất rõ ràng và đơn giản, chỉ có hai thành phần chính tham gia là người thu hái và kết thúc chuỗi là thương lái (thương lái trung gia là người địa phương và lương lái chính là người Trung Quốc). Dựa vào đặc điểm này, trong hai năm qua, Chính phủ Lào và chính quyền tỉnh Xiêm Khoảng đã thực thi luật cấm buôn bán loài lan Kim tuyến tại địa phương, hiệu lực của luật mạng lại kết quả hết sức tô lớn, các thương lái trung gian là người địa phương đã được dẹp bỏ vì do là người địa phương lên chính quyền địa phương rất dễ để tuyên truyền, vận động và kiểm soát họ.
Tuy nhiên, hiệu quả ngăn chặn vẫn không triệt để, hoạt động buôn bán qua biên giới với Trung quốc vẫn diễn ra. Lan Kim tuyến với nguồn gốc tự nhiên ở dạng tươi vẫn được bán sang Trung Quốc qua của khẩu chính Boten và qua các đường tiểu ngạch như đồn làng Chakhamdeng. Các thương lái người Trung Quốc tiết lộ rằng, họ mua về bán cho các nhà chế biến và sản
xuất ra làm thuốc kích dục và thuốc giải độc khi bị rắn cắn cho nhà tiêu dùng người Trung Quốc cũng như xuất khẩu.