- Cung liên tục vượt cầu. Theo số liệu thống kê, lượng cung ô tô trên thị trường bao gồm nhập khẩu và lắp ráp trong giai đoạn 2016 – nay liên tục vượt cầu, cụ thể năm 2016 ở mức 92.440 xe, năm 2017 ở mức 51.950 xe, năm 2018 ở mức 58.417 xe, và 6T/2019 ở mức 80.345 xe.
- Dự báo nguồn cung ôtô năm 2020 sẽ tiếp tục dồi dào do lượng nhập khẩu có xu hướng tăng trở lại nhờ hiệp định ATIGA.
3.1 Cung cầu ngành ô tô Việt Nam giai đoạn 2016- nay
2.3.1.1 Cung thị trường ô tô Việt Nama) Cung ô tô nhập khẩu: a) Cung ô tô nhập khẩu:
3.2 Lượng xe nhập khẩu 2016- nay 3.3 Các nước xuất khẩu xe ô tô sang Việt Nam (Nguồn: Oto - hui Công nghệ và kĩ thuật ô tô Việt Nam)
- Nghị định 116 khiến lượng ô tô nhập khẩu sụt giảm trong năm 2018.
Năm 2018, lượng ô tô nhập khẩu giảm hơn 6% so với năm 2017, chủ yếu là do tác động của nghị định 116/2017/NĐ-CP, quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu linh kiện và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Nghị định này đã “vô tình” trở thành một rào cản đối với các doanh nghiệp kinh doanh và phân phối xe nhập khẩu.
- Ô tô nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia tăng mạnh nhờ hiệp định ATIGA.
Sáu tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu tới 75.437 chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống là 54.927 chiếc, gấp 6 lần; ô tô vận tải là 17.879 chiếc, gấp hơn 6 lần so với 6 tháng năm 2018. Kim ngạch nhập khẩu ô tô 6 tháng đầu năm đạt 1,68 tỷ USD, tăng 5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, lượng ô tô nhập khẩu chủ yếu có xuất xừ từ Thái Lan và Indonesia, do hai nước này được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% theo Hiệp định ATIGA có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
b) Cung ô tô lắp ráp:
3.4 Lượng xe ô rô lắp ráp từ 2016- nay 3.5 Thị phần các hãng ô tô Việt Nam năm 2018 (Nguồn: Oto - hui Công nghệ và kĩ thuật ô tô Việt Nam)
Việt Nam hiện có hơn 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm. Trong đó hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô… với sản lượng sản xuất, lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ. - Thaco dẫn đầu thị trường ô tô Việt Nam.
Thaco dẫn đầu thị trường ôtô Việt 2018 với doanh số 96.127 xe, chiếm 34,7% thị phần. Đứng thứ 2 là Toyota Việt Nam với 65.856 xe (chưa kể Lexus), chiếm 23,8% thị phần. Các vị trí tiếp theo thuộc về Honda Việt Nam; Ford Việt Nam và GM Việt Nam.
2.3.1.2 Cầu thị trường ô tô Việt Nama) Cầu ô tô nhập khẩu a) Cầu ô tô nhập khẩu
3.6 Doanh số ô tô nhập khẩu từ 2016- nay
(Nguồn: Oto- hui Công nghệ và kĩ thuật ô tô Việt Nam)
Cầu xe nhập khẩu tăng mạnh. Tính đến hết tháng 6/2019, doanh số bán hàng của xe nhập khẩu đạt 62.543 xe, tăng 203% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên vẫn chưa là gì so với mức tăng gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ của cung xe nhập khẩu, đạt mức 75.400 xe, như vậy là dư thừa gần 13.000 xe.
b) Cầu ô tô lắp ráp
3.7 Doanh số ô tô lắp ráp từ 2016-nay
Cầu ô tô lắp ráp sụt giảm khá. Tính đến hết tháng 6/2019, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đạt 91.731 xe, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi sản lượng xe lắp ráp 6 tháng đầu năm 2019 ở mức, 159.218 xe, như vậy dư vừa hơn 67.000 xe.
2.3.1.3 Thị trường ô tô tại Việt Nam
Năm 2020, thị trường ô tô Việt Nam năm ghi nhận nhiều biến động, nửa đầu năm gần như “lao dốc không phanh” do đại dịch Covid-19 và “thăng hoa” vào nửa cuối năm nhờ vào chính sách hỗ trợ giảm 50% của Chính phủ.
3.8 Biểu đồ thị phần doanh số ô tô bán chạy nhất tại Việt Nam năm 2020
(Nguồn: Dan tri.com)
Theo báo cáo bán hàng từ Hiệp Hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), TC Motor và VinFast, doanh số 10 mẫu xe ô tô bán chạy nhất tại Việt Nam năm 2020 cụ thể như sau
Có thể thấy Toyo ta đàn đứng đầu thị trường, tiếp đến là Hyundai và đứng thứ 3 là Vinfast
2.3.2 Phân khúc thi trường:
* Dựa vào 4 tiêu thức phân khúc mà Vinfast đã phân khúc thị trường xe ô tô tại Việt Nam thành 4 phân khúc sau:
- Phân khúc thứ nhất:
Xe ô tô đơn thuần là phương tiện giao thông trong sinh hoạt và kinh doanh
Giá từ 425-499 triệu
Đối tượng có thu nhập trung bình và cần cần phương tiện đi lại
Đối tượng ở tầng lớp trung lưu
Đối thủ là các loại xe ô tô hạng A như: Toyota Wigo, Honda Brio, ….
- Phân khúc thứ hai:
Xe ô tô là một phương tiện giao thông và là một sở hữu mang tính thời trang
Giá từ 1,1 tỷ tới 1,3 tỷ đồng
Hướng vào thị trường thượng lưu
Đối tượng là người có thu nhập cao
Sản phẩm có độ bền cao hơn, an toàn hơn.
Tham gia thị trường này có Mazda 6, Toyota Camry, Honda Accord…
- Phân khúc thứ ba:
Hướng vào thị trường cao cấp
Đối tượng mục tiêu là những người có thu nhập cao, có địa vị trong xã hội
Giá từ 1,5 tỷ tới 1,8 tỷ đồng
Sản phẩm có độ bền và an toàn hơn.
Đối thủ là các loại xe: SUV 7 chỗ: Toyota Fortuner, Hyundai Santa Fe…
- Phân khúc thứ tư:
Ở thị trường này, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra những số tiền cao gấp nhiều lần so với công năng thông thường của một phương tiện đi lại cá nhân.
Những chiếc xe trong đoạn thị trường này là những chiếc xe sang trọng, lịch lãm, thể hiện cá tính, đẳng cấp, lịch lãm và phần nào đó cũng thể hiện một phần giai tầng và địa vị xã hội của họ.
Những chiếc xe này thường có giá cao ngất ngưởng ≥ 3 tỷ đồng. Tham gia vào thị trường cao cấp này là các đại gia như Honda, Piaggio… Với các sản phẩm: Mercedes-Benz GLS 450 4Matic, Lexus RX 350L..
2.3.3.1 Đánh giá từng phân khúc:
Phân khúc 1: Đây là phân khúc thấp nhất của xe ô tô tại thị trường Việt Nam,
tham gia vào phân khúc này là các dòng xe ô tô hạng A
Tiềm năng Thách thức
-Bộ phận người dân thuộc đối tượng có mức thu nhập trung bình ở Việt Nam vẫn chiếm một cơ số.
- Tâm lý thích các ô tô nhỏ gọn
- Phân khúc này ít có doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô tại thị trường Việt Nam nào tham gia. Mở ra cơ hội lớn. -Tham gia vào phân khúc này dễ dàng vì đây là phân khúc giá rẻ, thị trường nhiều
-Phân khúc thấp đồng nghĩa là chất lượng sẽ không được chất lượng thấp hơn các phân khúc khác
-Sự đe dọa từ hoạt động sản xuất của các đối thủ cạnh tronh trong phân khhucs xê hạng A
-Xe giá rẻ đồng nghĩa với lợi nhuận sẽ thấp hơn.
-Mức sống của người dân ngày càng được cải thiện dẫn đến nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn
Phân khúc 2: Phân khúc xe tương đối cao tại thị trường Việt Nam
Tiềm năng Thách thức
-Phù hợp với bộ phận người dân Việt Nam- những người có thu nhập cao - Nhu cầu xe senda Hạng D trên thị trường đang tăng cao
- Là dòng xe phổ biến nhất trên thị trường
-Nguy cơ đối mặt với các hãng xe lớn vì các thương hiệu này đẩy mạnh đầu tư vào phân khúc này.
-Nguồn lực để đầu tư, tham gia vào phân khúc này sẽ cao hơn.
Phân khúc 3: Đây là phân khúc cao cấp, được các doanh nghiệp ngày càng đầu tư
mạnh hơn, là “Miền đất hứa” cho các thương hiệu.
Tiềm năng Thách thức
-Thị trường rộng mở cho các doanh nghiệp tham gia và phát triển. -Hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao. -Phân khúc này ngày càng được mở rộnghơn nhờ thu nhập người dân ngày càng tăng và dân trí cũng phát triển hơn. Con người ngày càng muốn thể hiện mình và quan tâm nhiều hơn tới an toàn, thiết kế, ...
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước khiến áp lực ngày càng tăng. - Yêu cầu và mong đợi của khách hàng tại phân khúc này rất cao, doanh nghiệp phải có sự đầu tư kĩ lưỡng về nghiên cứu thị trường, khoa học công nghệ, sáng tạo, đột phá trong mỗi sản phẩm. - Áp lực từ các doanh nghiệp lâu đời vốn đã thân quen với người tiêu dùng.
- Vốn đầu tư để tham gia phân khúc này rất lớn.
Phân khúc thứ 4: Đây là phân khúc cao cấp nhất, thời trang và giá thành cao
Tiềm năng Thách thức
- Phân khúc luôn thiếu sự cung ứng, đặc biệt là sản xuất trong nước. - Nhu cầu về các sản phẩm trong phân khúc này ngày càng nhiều hơn do thu nhập và mức sống người dân tăng. - Hứa hẹn về lợi nhuận cao.
-Vì lợi nhuận khá cao nên thị trường này sẽ có áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn
-Rào cản về trang thiết bị, công nghệ, kỹthuật -Rào cản về nguồn vốn
- Xu hướng chuộng đồ ngoại nhập của người dân Việt Nam là thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất xe ô tô trong nước, đặc biệt là các dòng
xe cao cấp.
2.3.3.2 Thu hẹp thị trường
Cùng với sự phát triển của công nghệ, sự gia tăng áp lực cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Nhưng nhu cầu, mong ước của khách hàng cũng không ngừng khắt khe hơn. Các nhu cầu về xe ô tô là:
- Thể hiện bản thân
- gia đình dông người có nhu cầu đi lại - Thời trang & Hội nhóm
- Nhu cầu sử dụng những sản phẩm an toàn - Nhu cầu sử dụng những sản phẩm mới lạ, độc đáo
- Nhu cầu sử dụng những sản phẩm với công nghệ tối ưu nhất
Thu hẹp nhu cầu:
- Vinfast nhắm tới những khách hàng có nhu cầu vẫn là phương tiện đi lại, ngoài ra họ thích thể hiện bản thân về phong cách, cá tính và thời trang. - Vì thế Vinfast đã tung ra thị trường 3 dòng xe ô tô chạy bằng xăng là Vinfast
Fadil, Vinfast Lux A2.0, Vinfast Lux SA2.0, ngoài ra xe Vinfast VF e34 chạy bằng điện giúp bảo vệ môi trường, mà còn đem lại nhiều trải nghiệm thú vị. Bên cạnh đó cũng chú trọng về mẫu mã của dòng xe nhằm thuyết phục những khách hàng khó tính với mong muốn sở hữu một chiếc xe đẹp, chất lượng, thỏa mãn sở thích cá nhân của nhóm khách hàng yêu thích dòng xe này hướng tới hình thức tiếp cận một thị trường mục tiêu.
- Chính vì thế ở phân khúc thị trường cao hơn Vinfast cũng cho ra mắt dòng xe SUV VinFast President đây là dòng xe cao cấp có giá 4,6 tỷ đồng, là dòng xe đặc biệt được sản xuất với số lượng giới hạn chỉ 500 chiếc, dành riêng cho thị trường Việt Nam.
2.3.3.3 Chọn thị trường mục tiêu phù hợp:
- Có thể thấy việc cho ra các dòng xe đã cho thấy phân khúc mà VinFast muốn nhắm đến chính là 3 phân khúc đầu tiên: Vinfast tập trung vào nhóm đối tượng có thu nhập trung bình cao. Khách hàng ở phân khúc này mong muốn sở hữu những dòng xe mang đẳng cấp quốc tế, nhưng với mức giá vừa phải, phù hợp với túi tiền.
- Dựa trên nhu cầu này, Vinfast đã xác định chiến lược giá cao hơn các hãng xe Hàn – Nhật, nhưng lại thấp hơn so với các hãng xe Châu Âu như Mercedes hay BMW.
- Với giá từ 400 triệu -1,8 tỷ đồng. Đoạn thị trường này bao gồm cả xe hạng a lẫn xe Sedan Hạng D và xe SUV hạng E
Đây là 3 phân khúc có qui mô phân khúc thị trường phù hợp với khả năng của doanh nghiệp:
- Thị trường xe tay hạng A phân khúc tiềm năng, phục vụ cho các bạn trẻ hoăc các gia đình 4 người. Đây là một phân khúc có xu hướng ngày càng được mở rộng, và Vinfast Fadil đã được tung ra thị trường Việt Nam
- Thị trường xe Senda hạng D cũng đang rất hót trên thị trường trong và ngoài nước bởi mẫu mã đẹp, các đối thủ cạnh tranh liên tục tung ra các sản phẩm mới làm khuấy động thị trường chính vì thế xe Vinfast Lux A2.0 xe có thể tạo một chỗ đứng trong thị trường này.
- Còn thị trường xe SUV hạng E đang là thị trường tiềm năng vì số lượng xe bẩn trong một năm khá cao đây là thị trường tốt để cạnh tranh giúp Vinfast có thể vượt mặt các đối thủ của mình.
- Tổng kết 4 tháng đầu năm 2021, doanh số kinh doanh ô tô của Vinfast đạt tổng cộng 9.566 xe các loại; trong đó có 5.707 xe Fadil, 2.085 xe Lux A2.0 và 1.774 xe Lux SA2.0.
- Về thị phần, Vinfast tăng hai bậc vào tháng 1/2021 lên vị trí thứ 4, giành 9,4% thị phần, con số được cho là cao nhất từ trước tới nay.
- Ngoài ra điều kiện kinh doanh trên đoạn thị trường thuận lợi: có thể thấy người dân thích các xe hợp với kinh tế và điều kiện gia đình đây là những xe phổ thông mạnh mẽ, cho trải nghiệm tốt. Và trên thị trường này chỉ có 2 đối thủ lớn là Toyota và Honda
- Mục tiêu và nguồn lực của Vinfast phù hợp với yêu cầu đầu tư, khai thác - Khúc thị trường tiềm năng này: với mục tiêu tăng sản lượng sản phẩm bán
ra, mở rộng
- Thị trường, phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng cùng với nguồn lực dồi dào
- Vinfast luôn ấp ủ tham vọng phát triển và thống trị thị trường xe ô tô cả ba phân khúc ở Việt Nam.
- Với tất cả các căn cứ trên cùng với lợi thế là doang nghiệp dẫn đầu thị trường xe Ô tô lắp ráp ở Việt Nam, Vinfast đã quyết định cho ra đời 3 dòng xe chạy bằng xăng và một dòng xe chạy bằng điện để có thể thâm nhập và phát triển ở thị trường này: để phục vụ tối đa nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đây là chiến lược chuyên môn hóa thị trường mà Vinfast áp dụng cho thị trường mục tiêu này.
2.3.4 Định vị
Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, có rất nhiều hãng xe lớn như Mercedes, Audi, Ford, Kia, Huynhdai, Toyota,…đang chiếm lĩnh toàn bộ thị trường trong nước và được người tiêu dùng tin tưởng. Mỗi hãng đều xây dựng hình ảnh thương hiệu khác nhau, có hãng là giữ giá, có hãng mạnh về công nghệ giải trí. Trong tất cả những hình ảnh thương hiệu đó, VinFast đã lựa chọn một hướng đi khác biệt hơn là an toàn, vì đây là yếu tố khách hàng ngày càng quan tâm khi sử dụng các phương tiện giao thông trong một đời sống đang dần cải thiện về chất lượng
Ngay từ khi ra mắt sản phầm đầu tiên, VinFast đã định vị mình là hãng xe an
toàn. Điều này đã làm cho VinFast trở nên khác lạ trong nhận thức của người
tiêu dùng vì chưa có hãng xe nào xây dựng hình ảnh thương hiệu như vậy
Bên cạnh đó, còn một điều nữa làm cho VinFast trở nên đặc biệt và duy nhất trong tâm trí khách hàng ở Việt Nam là đây là một thương hiệu xe hơi Việt đầu
tiên. Trước khi VinFast ra đời thì thị trường ô tô ở Việt Nam phần lớn là nhập
khẩu xe ô tô từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhưng khi VinFast xuất hiện điều này đã thay đổi, VinFast đã và đang cố gắng đưa ngành công nghiệp ô tô nội địa vươn lên một tầm cao mới, hãng đã tự thiết kế, không trùng