Các thương hiệu của công ty Unilever

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược chiêu thị của tập đoàn unilever vận dụng cho thương hiệu omo (Trang 36 - 40)

Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever. Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever.

Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt : Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ chí Minh và Công ty Best Food cũng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1995 đến nay Unilever đã đầu tư khoảng 120 triệu USD trong 3 doanh nghiệp này, điều này được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2. 1: Giới thiệu về công ty Unilever Công ty Tổng vốn đầu

tư ( Triệu USD)

Phần vốn góp của Unilever (%) Địa điểm Lĩnh vực hoạt động

Liên doanh Lever

VN (1995) 56 66.66

Hà Nội HCM

Chăm sóc cá nhân, gia đình

LD Elida P/S 17.5 100 HCM Chăm sóc răng

miệng Unilever Bestfood

VN( 1996) 37.1 100 HCM

Thực phẩm, kem và các đồ uống

(Nguồn: Phòng Marketing, công ty Unilever Việt Nam)

Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng của Unilever như Omo, Sunsilk, Clear, Dove, Pond’s, Close-up, Cornetto, Paddle Pop, Lipton, Knorr.. cùng các nhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso, và P/S đã được giới thiệu rộng rãi và với ưu thế về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam cho nên các nhãn hàng này đã nhanh chóng trở thành những hàng hoá được tiêu dùng nhiều nhất tại thị trường Việt Nam và cùng với nó công ty Unilever đã nhanh chóng có lãi và thu được lợi nhuận không nhỏ trên thị trường Việt Nam. Trong đó liên doanh Lever Việt Nam, Hà Nội bắt đầu làm ăn có lãi từ năm 1997, tức là chỉ sau 2 năm công ty này được thành lập. Công ty Elida P/S cũng làm ăn có lãi kể từ khi nó được thành lập từ năm 1997. Best Food cũng đã rất thành công trong việc đưa ra được nhãn hiệu kem nổi tiếng và được

25 người tiêu dùng hoan nghênh năm 1997 là Paddle Pop (Sau này nhãn hiệu này được chuyển nhượng cho Kinh Đô của Việt Nam) và công ty đã mở rộng sang kinh doanh mặt hàng trà Lipton, bột nêm Knorr, và nước mắm Knorr- Phú Quốc… Và công ty này hiện tại cũng đang hoạt động rất có lãi.

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Unilever đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn tại Việt Nam. Sở hữu mạng lưới với hơn 150 nhà phân phối cùng hơn 300.000 nhà bán lẻ, Unilever Việt Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 1.500 người cũng như hơn 15.000 việc làm gián tiếp cho phía bên thứ ba, nhà cung cấp và nhà phân phối.

Ngoài các hoạt động kinh doanh Unilever Việt Nam cũng tích cực đóng góp vào các hoạt động xã hôi, nhân đạo và phát triển cộng đồng. Hàng năm công ty đóng góp khoảng 2 triệu đô la vào hoạt động phát triển cộng đồng tại Việt Nam và công ty đã vinh dự được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ nước ta vì đã có thành tích trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội.

2.1.2. Quá trình hình thành

 1885 - 1899: Đổi mới sản xuất, phong cách thể kỷ 19  1900 - 1909: Trọng tâm mới, tập trung vào nguyên liệu thô  1910 - 1919: Một thập niên thay đổi

 1920 - 1929: Unilever được thành lập  1930 - 1939: Vượt qua khó khăn

 1940 - 1949: Tập trung vào nhu cầu địa phương  1950 - 1959: Sự bùng nổ tiêu dùng hập chiến  1960 - 1969: Thời kỳ tăng trưởng

 1970 - 1979: Đa dạng hóa trong một môi trường khắc nghiệt  1980 - 1989: Tập trung vào hoạt động cốt lõi

 1990 - 1999: Tái cơ cấu và hợp nhất  2000 - 2009: Lập ra những con đường mới  2010 - Nay: Phát triển bền vững

Tầm nhìn của Unilever sẽ có sự khác biệt tại giữa mỗi quốc gia tuy nhiên nó được xây dựng dựa trên tầm nhìn chung của Unilever toàn cầu. Về tầm nhìn của Unilever toàn cầu, đó là làm cho cuộc sống bền vững trở nên phổ biến hay cụ thể hơn chính là phát triển song song giữa doanh nghiệp và các hoạt động xã hội về giảm thiểu tác hại tới môi trường. Unilever tin rằng nếu làm những việc có ích sẽ giúp doanh nghiệp trở nên tốt hơn và một doanh nghiệp phát triển vững mạnh trong tương lai phải là doanh nghiệp có khả năng phục vụ được xã hội. Điều này cũng lý giải cho sự hình thành của Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững mà Unilever đã triển khai cách đây 10 năm, trong đó Unilever cố gắng tách biệt giữa sự phát triển của doanh nghiệp với ảnh hưởng tới môi trường, đồng thời gia tăng sức ảnh hưởng tích cực lên xã hội.

Trong đó, tầm nhìn của Unilever tại Việt Nam chính là làm cho cuộc sống của người Việt tốt hơn. Unilever đến Việt Nam với mong muốn tạo ra một tương lai tốt hơn cho người dân nơi đây. Thông qua những sản phẩm của mình, Unilever muốn giúp người Việt có cuộc sống tốt về mọi mặt, từ sức khỏe, ngoại hình cho đến tinh thần, giúp họ tận hưởng cuộc sống và dịch vụ tốt cho bản thân cũng như mọi người xung quanh. Ngoài ra, Unilever muốn truyền cảm hứng tới mọi người để chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Vào thời điểm thành lập công ty, những nhà sáng lập thời ấy đã đề ra sứ mệnh của Unilever là “To add vitality to life” – tạm dịch: “Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống”, và từ ấy Unilever vẫn luôn tuân thủ sứ mệnh này. Ý nghĩa của sứ mệnh này là Unilever muốn mang đến một cuộc sống tốt hơn cho mọi người thông qua sản phẩm của mình. Cho đến nay, sứ mệnh đó ngày càng được thể hiện rõ qua từng sản phẩm của Unilever khi tất cả sản phẩm của tập đoàn này đều hướng tới chung một mục đích đó là mang lại sức khỏe, vẻ đẹp và sự thoải mái cho con người.

Hiện tại, Unilever đang hoạt động trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ với cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới.

Giá trị cốt lõi mà Unilever xây dựng gồm:  Kinh doanh liêm chính

 Mang lại ảnh hưởng tích cực và không ngừng cải tiến  Xác định mục tiêu

27  Luôn sẵn sàng hợp tác

2.1.4. Các dòng sản phẩm

Hiện nay Unilever kinh doanh ở 3 dòng sản phẩm chính là: - Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống - Dòng sản phẩm vệ sinh chăm sóc cá nhân

- Dòng sản phẩm giặt tẩy cho quần áo và chăm sóc gia đình 2.1.5. Sơ đồ tổ chức

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược chiêu thị của tập đoàn unilever vận dụng cho thương hiệu omo (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)