Cơ sở đưa ra giải pháp

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược chiêu thị của tập đoàn unilever vận dụng cho thương hiệu omo (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

3.2. Cơ sở đưa ra giải pháp

Với thị trường hơn 90 triệu dân và thu nhập bình quân đạt trên USD/ người/ năm và đang tăng, nhu cầu đối với tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng tại Việt Nam còn rất lớn. Hơn nữa trong xã hội hiện đại ngày nay bột giặt lại là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu không thể thiếu của đa số người dân, xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người về những sản phẩm hoàn thiện cũng tăng lên. Trong thời đại phát triển, với tính chất công việc bận rộn và ít có thời gian thì những tính năng như giặt trắng, giặt sạch, tẩy vết bẩn nhanh, hương thơm, không hại da tay…. càng được khách hàng chú trọng và hiện nay cũng như được dự đoán trong tương lai tới sẽ OMO sẽ đáp ứng tốt những vấn đề này. Với những vùng nông thôn hay miền núi nhu cầu sử dụng bột giặt của họ có thể gia tăng hơn nữa, nhưng đối với người dân thành thị nhu cầu có thể tăng hoặc bão hòa bởi họ có thể ít sử dụng bột giặt mà sử dụng thêm nước giặt cho máy giặt. thêm vào đó người tiêu dùng Việt Nam cũng rất tin vào quảng cáo và cũng quan tâm tới những hình thức khuyến mãi đi kèm thì ngoài việc gây dựng hình ảnh tốt cho thương hiệu về lâu về dài thì việc đánh vào những chương trình quảng cáo và khuyến mãi hấp dẫn hay những chương trình gắn kết cộng đồng cũng sẽ thu hút sự quan tâm của khách hàng hơn. Đồng thời, với thời đại phát triển công nghệ và mạng xã hội, đòi hỏi OMO phải luôn khai thác và phát triển các kênh digital.

3.2.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội

Điểm mạnh (Strengths):

- Sản phẩm OMO của Unilever đã kết hợp được ba yếu tố: Độ an toàn cho da tay, độ giặt tẩy trắng và hương thơm của bột giặt vào cùng một sản phẩm tung ra thị trường đã thu hút được sự yêu thích và đã được các bà nội trợ Việt Nam rất tin dùng và lựa chọn (chiếm 60% thị phần tiêu dùng).

- Được sự hỗ trợ của Unilever toàn cầu nên có nguồn tài chính vững mạnh.

- Sản phẩm OMO có giá bán tương đối có thể chấp nhận được trong khi chất lượng sản phẩm lại cao.

- Môi trường văn hóa của Unilever mạnh, đội ngũ nhân viên trí thức với tính thần trách nhiệm cao.

63 - Nắm bắt được tâm lý người Việt Nam luôn đề cao lòng nhân ái nên Unilever thực hiện các chương trình nhân đạo để thu hút được nhiều sự chú ý của mọi tầng lớp của cộng đồng.

Điểm yếu (Weaknesses):

- Giá cả của OMO vẫn cao hơn so với các loại bột giặt thường. Người tiêu dùng ở nông thôn thường dùng những loại bột giặt thường giá thấp nên Unilever không chiếm được thị phần ở nông thôn.

- Marketing trực tiếp của OMO vẫn còn gặp nhiều hạn chế.

Cơ hội (Opportunities):

- Cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn đang được đầu tư rất lớn nên thị trường trong nước phát triển nhiều hơn.

- Trong bối cảnh khủng bố, dịch bệnh, chiến tranh…trong thời gian qua nền chính trị Việt Nam được đánh giá là tương đối ổn định và đay là điểm đầu tư an toàn nhất cho các nhà đầu tư.

- Việt Nam là quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩm không chịu nhiều ràng buộc khắt khe như những nước Châu Âu.

- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Việt Nam tương đối thuận lợi cho việc phân phối sản phẩm ở phạm vi quốc tế.

Thách thức (Threats):

- Vì OMO là một sản phẩm thiết yếu trong tiêu dùng nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như Tide, Viso, Vì dân…

- Nạn hàng nhái, hàng giả giả nhãn mác của OMO làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như lợi nhuận của công ty trên thị trường.

- Việt Nam là một nước nông nghiệp, dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn. Ở đây, người dân lại không thể có thu nhập cao nên việc tiêu dùng của họ cho OMO hay các sản phẩm khác của Unilever là rất thấp. Do đó, Unilever cần phải nghiên cứu làm sao để chiếm được thị phần này.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược chiêu thị của tập đoàn unilever vận dụng cho thương hiệu omo (Trang 74 - 76)