Những tồn tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện bát xát tỉnh lào cai​ (Trang 103 - 105)

- Xây dựng trạm bảo vệ rừng 3 cá

5 Tỷ suất lợi nhuận ( 100 P

4.2. Những tồn tạ

Trong quá trình nghiên cứu do một số điều kiện về thời gian, nguồn nhân lực, phương tiện, dụng cụ nghiên cứu cùng với kinh nghiệm bản thân nên đề tài còn một số tồn tại nhất định.

+ Về phương pháp kế thừa các nguồn tài liệu của các cơ quan, hữu quan chưa lượng hóa hết được độ chính xác của các tài liệu này. Tuy nhiên trong quá trình thu thập tác giả đã có bổ sung bằng các phương pháp đi thực địa.

+ Số liệu thu thập trong điều tra rừng chỉ mang tính chất đại diện trong một phạm vi nhất định của huyện nên các giá trị tính toán phần nào chưa đảm bảo độ chính xác cao.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Đối với Chính phủ

- Phân cấp mạnh cho địa phương và phát triển lâm nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá và xã hội hoá nghề rừng.

- Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, cộng đồng dân cư thôn, bản và hộ gia đình tham gia phát triển kinh tế lâm nghiệp.

- Tổ chức lại và nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo hướng thống nhất chức năng quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng.

- Làm rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức lâm nghiệp các cấp và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ lâm nghiệp.

- Xây dựng, thực hiện và mở rộng hình thức quản lý bảo vệ rừng cộng đồng. Thiết lập hệ thống khuyến lâm nhà nước các cấp và có cơ chế hỗ trợ tổ chức khuyến lâm tự nguyện cho thôn, xã có nhiều rừng.

- Xây dựng các đơn vị chuyên trách về giám sát, đánh giá gắn với việc kiện toàn hệ thống lập kế hoạch lâm nghiệp các cấp.

- Có chính sách đầu tư, chính sách ưu đãi vay vốn tín dụng phù hợp với trồng rừng sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân tham gia xây dựng vốn rừng.

- Nâng suất đầu tư cho trồng rừng phòng hộ và mức hỗ trợ cho trồng rừng kinh tế để giảm bớt khó khăn cho các đối tượng tham gia

4.3.2. Đối với tỉnh

- Xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương phù hợp với điều kiện thực tế để khuyến khích phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh bền vững.

- Xây dựng quy chế phối hợp quản lý đất đai, tài nguyên rừng giữa các ngành chức năng (sở Nông nghiệp & PTNT - sở tài nguyên & môi trường....)

- Thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia sản xuất kinh doanh lâm nghiệp

- Có biện pháp giải quyết rứt điểm những diện tích rừng trồng đã đầu tư trước đây bằng nguồn vốn 327, nhưng nay không nằm trong vùng quy hoạch của dự án 661 do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện quản lý.

- Đối với những diện tích đất, rừng do UBND xã hiện đang quản lý, cần sớm có kế hoạch giao cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ phát triển rừng theo quy hoạch

- Phát triển rừng là việc làm khó, nhiều thách thức, do vậy cần có sự quyết tâm cao của các cấp, các ngành cùng phối hợp thực hiện đồng bộ lâu dài.

4.3.3. Đối với huyện

- Chỉ đạo các phòng ban, UBND các xã, thị trấn phối hợp thực hiện nhiệm vụ phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ rừng.

- Củng cố, quán triệt đội ngũ cán bộ kiểm lâm địa bàn với phương châm quản lý, bảo vệ rừng tận gốc

- Kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhiều thành tích trong sự nghiệp phát triển lâm nghiệp. Đồng thời có chế tài xử phạt nghiêm minh những đối tượng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng

- Khuyến khích, động viên kịp thời những thành phần kinh tế có nhiều sáng tạo trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng các mô hình phát triển lâm nghiệp đem lại hiệu quả cao.

4.3.4. Đối với xã

- Phối hợp tốt với các cơ quan chức năng của huyện thực hiện nghiêm túc phương án quy hoạch lâm nghiệp huyện, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Vận động nhân dân tham gia bảo vệ phát triển rừng, chủ động công tác phòng chống cháy rừng tại địa phương mình.

- Chỉ đạo xây dựng quy ước, hương ước quản lý, bảo vệ rừng cho từng thôn bản

- Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, biến động đất lâm nghiệp; kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn xã

- Phối hợp với cán bộ kiểm lâm, các lực lượng công an, quân đội, quần chúng nhân dân bảo vệ rừng trên địa bàn xã, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện bát xát tỉnh lào cai​ (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)