Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện bát xát tỉnh lào cai​ (Trang 52 - 58)

P ( 3 3) Trong đó: : Tổng lợi nhuận trong một năm

3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hộ

3.2.2.1. Các yếu tố về dân số, dân tộc và lao động

- Đến nay dân số huyện Bát Xát là 71.947 người (nam 36.082 người, nữ 35.865 người; thành thị 4.196 người, nông thôn 67.751 người) gồm 14 dân tộc, trong đó: Dân tộc Kinh 13.078 người, chiếm 18,2%; dân tộc Mông 20.429 người, chiếm 28,4%; dân tộc Dao 19.248 người, chiếm 26,8%; dân tộc Dáy 13.885 người, chiếm 19,3%; số còn lại là các dân tộc khác 5.307 người, chiếm

7,3%. Tốc độ tăng trưởng dân số giai đoạn 2006 – 2009 là 2,7%/năm; mật độ dân số trung bình 67,7 người/km2.

- Bát Xát có 38.547 người trong độ tuổi lao động, chiếm 53,6% dân số. Trong đó, lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp 32.322 người, chiếm 83,8% tổng lao động; công nghiệp, xây dựng 1.958 người, chiếm 5,1% tổng lao động; dịch vụ và các ngành khác 4.267 người, chiếm 11,1% tổng lao động.

- Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2006 tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản là 89,1% giảm xuống 83,8% vào năm 2009; tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 2,5% lên 5,1%; tỷ trọng trong ngành dịch vụ tăng từ 8,0% lên 11,1%.

- Chất lượng nguồn nhân lực của huyện Bát Xát còn hạn chế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2009 mặc dù gấp 2,5 lần so với năm 2006 nhưng chỉ chiếm 1,3% trong tổng số lao động. Điều này cho thấy lực lượng lao động của huyện chủ yếu là lao động phổ thông. Chất lượng nguồn nhân lực thấp làm giảm sức hấp dẫn thu hút đầu tư của huyện.

3.2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế a. Đặc điểm chung nền kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của huyện hàng năm khá cao (cả giai đoạn 2005 - 2009 đạt 13,3 %), riêng năm 2009 đạt 13,08% đã xuất hiện một số những mô hình kinh tế hiệu quả (trang trại, gia trại) tạo đà đổi mới và phát triển một số ngành nghề khác.

- Cơ cấu kinh tế huyện đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng giá trị ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 83,87% năm 2000 xuống còn 43,42% năm 2009

Như vậy, quy mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Bát Xát biểu hiện từ huyện thuần nông (83,87%) dần sang nên kinh tế công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ.

b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Ngành nông nghiệp:

+ Trồng trọt trong những năm qua đạt nhiều tiến bộ, đã tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Giống, phân bón, thủy lợi. Thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường đưa những giống có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt vào sản xuất, thâm canh tăng vụ. Tổng diện tích cây lương thực hàng năm 8.214 ha, trong đó cây lúa 4.858,27 ha (lúa mùa 3.466,85 ha, lúa đông xuân 1.100,61, lúa hè thu 290,81); năng suất lúa bình quân cả năm 44,2 tạ/ha; sản lượng lương thực có hạt 32.734 tấn (lúa 21.492,88 tấn, giá trị 111.763 triệu đồng; mầu 11.241 tấn, giá trị 50.580 triệu đồng)

+ Chăn nuôi đã và đang phát triển, tập trung chủ yếu ở khu vực hộ gia đình với quy mô vừa và nhỏ gắn liền các mô hình kinh tế hộ với số lượng: Trâu 20.258 con; bò 2.647 con; ngựa 3.214 con; lợn 59.134 con; dê 3.556 con; gia cầm 271.460 con.

+ Nuôi trồng thủy sản phát triển nhờ diện tích ao hồ luôn được mở rộng, nên giá trị, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng khá cao. Năm 2009 đạt 378 tấn (cá 365,2 tấn, tôm 12,8 tấn) giá trị hiện hành đạt 14.342 triệu đồng.

+ Lâm nghiệp: Bát xát có tài nguyên rừng khá phong phú, phát triển lâm nghiệp trước đây do Lâm trường đảm nhiệm, nay Lâm trường giải thể; phát triển lâm nghiệp chủ yếu dưới hai hình thức (1) trồng rừng tập trung, khoanh nuôi, bảo vệ rừng theo các chương trình, dự án được thực hiện bởi các tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế; (2) trồng rừng, nhận khoán bảo vệ rừng do các hộ gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện. Ngoài ra còn được phát triển dưới nhiều hình thức khác như trồng cây lâm nghiệp xã hội, trồng rừng theo các phong

trào do các tổ chức chính trị, xã hội phát động. Năm 2009 khai thác gỗ 1.794 m3; khai thác tre, nứa, vầu 381 nghìn cây; khai thác củi 186 Ste. Tổng giá trị sản xuất hiện hành đạt 53.268 triệu đồng.

- Ngành công nghiệp - xây dựng

Giá trị hiện hành ngành công nghiệp đạt 222.880 triệu đồng, tăng gấp 12,8 lần so với năm 2005. Trong đó, công nghiệp khai thác 58.546 triệu đồng chiếm 26,3%; công nghiệp chế biến 33.233 triệu đồng, chiếm 14,9%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước 131.101 triệu đồng, chiếm 58,8%;

Như vậy, ngành công nghiệp của huyện có tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng chủ yếu tăng trưởng của công nghiệp khai thác (đá và các loại mỏ), công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước. Điều này cho thấy tài nguyên, khoáng sản của huyện còn nhiều. Tuy nhiên là huyện có tiềm năng, lợi thế phát triển nông, lâm nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản mà tốc độ tăng trưởng thấp được xem như một nghịch lý. Mặt khác, công nghiệp chế biến lại là ngành sử dụng nhiều lao động, tạo ra giá trị gia tăng nhiều, nguồn thu ngân sách ổn định. Do đó, trong những năm tới, huyện cần trú trọng đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp chế biến.

- Ngành thương mại, du lịch, dịch vụ

Từ khi có chính sách mở cửa, nền kinh tế hàng hóa trên địa bàn huyện khá phong phú và đa dạng, đến nay huyện đã đưa 5 chợ mới được xây dựng xong tại các khu trung tâm đông dân cư đi vào hoạt động. Theo đó các cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, nhà hàng, khách sạn liên tục phát triển, hiện có 1.015 cơ sở. Tuy nhiên, thương mại của huyện trong những năm qua còn hạn chế trong việc xây dựng hệ thống thông tin thị trường, chưa xây dựng hiệu quả mối liên kết dài hạn giữa sản xuất và lưu thông, giữa nhà nông và doanh nghiệp trong cung ứng vật tư, hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm.

Mặc dù trên địa bàn huyện có nhiều di tích khảo cổ, lịch sử, văn hóa và thắng cảnh đẹp nhưng phát triển du lịch hầu như chưa có gì, chưa tạo được sức thu hút khách tham quan, do chưa được đầu tư thỏa đáng.

- Thu hút vấn đầu tư

Năm 2009 huyện thu hút được 305.650 triệu đồng vốn đầu tư, tăng 276.025 triệu đồng so với năm 2000.

c. Thực trạng cơ sở hạ tầng

- Giao thông

Toàn huyện có 650 km đường và 53 công trình cầu, ngầm giao thông các loại. Trong đó quốc lộ 12 km, tỉnh lộ 48 km, đường huyện 590 km (133 km đường liên xã, 457 km đường liên thôn), 380 km ô tô đi lại được, số còn lại là đường xe máy. Mặc dù giao thông đã được đầu tư xây dựng, ô tô đã đến được trung tâm xã; xe máy đến được tất cả các thôn, bản nhưng hệ thống cầu, cống chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng nhu cầu vận tải bằng các phương tiện có trọng tải lớn; mùa mưa đi lại khó khăn.

- Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi, kênh mương phục vụ tưới cho trên 3.000 ha lúa nước, trong đó 876 ha lúa 2 vụ, còn lại là một vụ. Kênh mương thủy lợi được xây dựng kiên cố đạt trên 50%, còn lại là kênh đất.

- Nước sinh hoạt

Nước sinh hoạt đã có 1 trạm sản xuất, kinh doanh nước sạch cung cấp cho thị trấn Bát Xát và 2 xã (Quang Kim, Bản Qua). Năng lực cấp nước mới chỉ đạt 60% nhu cầu các hộ dân cư ở khu vực này, số còn lại đang sử dụng nước giếng hoặc các nguồn nước khác.

- Mạng lưới điện

100% số xã trong huyện đã có điện lưới quốc gia đến trung tâm, 9.938/14.051 hộ được sử dụng điện lưới chiếm 70,7%. Số hộ còn lại chưa có

điện lưới, đang phải sử dụng máy thủy điện nhỏ hoặc dùng các nguồn năng lượng khác.

d. Thực trạng các lĩnh vực xã hội

- Giáo dục và đào tạo

+ Giáo dục - đào tạo có bước chuyển biến tích cực do triển khai sâu rộng phong trào xây dựng xã hội học tập, đến nay huyện đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở; chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, giáo dục phổ thông cơ sở, chống mù chữ ngày càng được nâng lên.

+ Cơ sở vật chất trường, lớp học ngày được hoàn thiện và kiên cố, 86,3% trường học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố.

+ Năm học 2009 – 2010 tỷ lệ huy động trẻ từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 98,9%; hiện tại huyện có 3.940 trẻ học mẫu giáo; 7.545 học sinh tiểu học; 5.490 học sinh trung học cơ sở và phổ thông dân tộc nội trú; 1.329 học sinh phổ thông trung học.

- Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Trong những năm gần đây các chương trình y tế dự phòng được triển khai sâu rộng và có hiệu quả. Hệ thống y tế cơ sở được nâng cấp, tăng cường trang thiết bị phục vụ khám và chữa bệnh cho nhân dân, tỷ lệ bác sĩ/1 vạn dân của huyện đạt 3,73; 100% các phòng khám đa khoa khu vực đều có bác sĩ. Tuy nhiên, trang thiết bị y tế từ cấp huyện đến cơ sở còn nghèo làn đã hạn chế khả năng chuẩn đoán và chữa trị cho người bệnh.

- Sự nhiệp văn hóa xã hội, thể dục, thể thao

Văn hóa xã hội và thể thao diễn ra sôi nổi, thu được nhiều kết quả góp phần tích cực vào việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa. Công tác đời sống văn hóa được triển khai mạnh mẽ, số gia đình văn hóa ở thôn bản liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, lĩnh vực văn hóa cũng còn một số hạn

- Phát thanh, truyền hình, báo chí, thông tin

Đến nay toàn huyện có 78,3% số xã, thị trấn được phủ sóng truyền hình, 100% số xã được phủ sóng phát thanh; tỷ lệ hộ gia đình được xem truyền hình đạt 81%, nghe đài đạt 99%. Thông tin liên lạc được thông suốt.

- Lao động, giải quyết việc làm và giảm nghèo

+ Hoạt động đào tạo, giải quyết việc làm có bước tiến bộ đáng kể, cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần

+ Công tác xóa đói, giảm nghèo đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống. Tỷ lệ hộ đói, nghèo giảm khá nhanh từ 25,2% năm 2008 xuống còn 19,36% vào năm 2009 (giảm 7,27%).

- Quốc phòng, an ninh

Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được tiếp tục xây dựng, củng cố ngày càng vững chắc. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong cán bộ và nhân dân được tăng cường, an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng biên được đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện bát xát tỉnh lào cai​ (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)