Phương hướng mục tiêu phát triển lâm nghiệp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện bát xát tỉnh lào cai​ (Trang 70 - 72)

P ( 3 3) Trong đó: : Tổng lợi nhuận trong một năm

3.4.1. Phương hướng mục tiêu phát triển lâm nghiệp huyện

3.4.1.1.Cơ sở xác định

- Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 20/6/2006 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Lào Cai về phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến 2015.

- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lào Cai đến năm 2010.

- Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2010” của tỉnh Lào Cai.

- Chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp tỉnh Lào Cai - Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Bát Xát đến năm 2010.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bát Xát đến năm 2020

3.4.1.2. Phương hướng

- Phát triển lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước của các dòng

chảy, hạn chế lũ lụt, giảm sói mòn, bảo vệ đất; phát triển rừng sản xuất tạo vùng nguyên liệu tập trung gắn với xây dựng mạng lưới công nghiệp chế biến lâm sản để phát triển sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, tạo được thu nhập cao cho hầu hết nông dân có rừng nhằm gắn rừng với lợi ích trước mắt và lâu dài của người dân

- Tập trung bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có.

- Tiến hành khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung đối với những khu đất có điều kiện phát triển thành rừng sau một thời gian nhất định

- Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn các công trình thủy lợi, hồ đập, tăng khả năng điều tiết nguồn nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

- Thay thế rừng trồng đến tuổi thành thục bằng các loại cây có giá trị kinh tế cao.

- Về mặt tổ chức: Thực hiện xã hội hóa ngành lâm nghiệp, lấy hộ gia đình làm đơn vị cơ sở, phát triển kinh tế trang trại, gia trại, củng cố, tổ chức lại Ban quản lý rừng phòng hộ để đảm bảo đủ khả năng quản lý, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất lâm nghiệp cho nhân dân.

3.4.1.3. Mục tiêu

- Kinh tế: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đầu tư có hiệu quả rừng và đất rừng, từng bước sản xuất ra sản phẩm hàng hóa trên cơ sở tiềm năng tự nhiên và kinh nghiệm truyền thống của người dân, tạo thu nhập cho người lao động tăng lên, phấn đấu nâng thu nhập về lâm nghiệp đạt từ 8 - 10 triệu đồng/hộ/năm, đời sống nhân dân dần ổn định góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

- Xã hội: Tăng giá trị sử dụng đất, tạo sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân. Hàng năm thu hút và giải quyết việc làm khoảng 5.000 –

khác xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện kinh tế - xã hội miền núi và nâng cao dân trí cho nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Môi trường: Nâng cao độ che phủ rừng của huyện từ 40,5% năm 2010 lên trên 60% năm 2020. Bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm, cải thiện môi trường, bảo vệ đất, bảo vệ các công trình phúc lợi, bản làng, phục hồi nguồn sinh thuỷ, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt do thiên tai gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện bát xát tỉnh lào cai​ (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)