- Xây dựng trạm bảo vệ rừng 3 cá
3.4.3. Quy hoạch các biện pháp phát triển, kinh doanh lợi dụng rừng
Quy hoạch kinh doanh rừng là tổ chức các biện pháp kinh doanh như trồng rừng mới, khoanh nuôi, bảo vệ, khai thác rừng nhằm xây dựng vốn rừng, không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng tài nguyên rừng, đảm bảo cho việc kinh doanh lợi dụng rừng lâu dài liên tục, đáp ứng tối đa các nhu cầu về cung cấp lâm sản, đồng thời phát huy cao nhất các tính năng có lợi khác của rừng, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng.
3.4.3.1. Phát triển rừng phòng hộ a. Bảo vệ rừng
Bảo vệ rừng là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, muốn rừng phát triển tránh bị các thảm họa như cháy rừng, phát rừng làm nương dãy, chặt phá rừng trái pháp luật … thì phải quan tâm đến công tác bảo vệ rừng
- Đối tượng: Gồm những diện tích tự nhiên hiện có, diện tích rừng trồng sau khi hết thời kỳ chăm sóc 4 năm.
- Diện tích: 31.204,0 ha, trong đó rừng tự nhiên hiện có 30.179,7 ha; rừng trồng hiện có 1.024,3. Ngoài ra, bảo vệ rừng mới sau khi trồng và rừng sau khoanh nuôi.
- Giải pháp kỹ thuật.
+ Xác định diện tích, chất lượng các lô rừng, lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng, giao khoán cho các hộ gia đình thông qua các hợp giao khoán và xác định rõ: Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nhận khoán.
+ Xây dựng các nội quy, quy chế bảo vệ rừng tới từng hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng. Đóng mốc, bảng nội quy bảo vệ rừng trên các trục đường
đi qua các khu rừng, gần nơi làng bản, ngã 3, ngã 4, nơi dân cư sống tập trung....
+ Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
+ Để phòng và ngăn chặn lửa rừng, sâu bệnh hại rừng. Đối với những khu rừng dễ cháy cần xây dựng băng cản lửa.
- Tiến độ thực hiện.
ĐVT: Ha
Hạng mục
Chia theo các năm
Tổng số 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Bảo vệ rừng 31204,0 31204,0 31204,0 31204,0 31204,0 31204,0 31204,0 31204,0 31204,0 31204,0 31204,0 - BV rừng tự nhiên hiện có 30179,7 30179,7 30179,7 30179,7 30179,7 30179, 30179,7 30179,7 30179,7 30179,7 30179,7 - BV rừng trồng hiện có 1024,3 1024,3 1024,3 1024,3 1024,3 1024,3 1024,3 1024,3 1024,3 1024,3 1024,3
b. Khoanh nuôi phục hồi rừng
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: Diện tích: 2767,6 ha, là giải pháp hữu hiệu và mang lại hiệu quả kinh tế cao, chi phí thấp, tạo rừng nhiều tầng, tán có nguồn gốc từ tự nhiên. Kết quả điều tra cây tái sinh cho thấy khả năng tái sinh phục hồi ở trạng thái đất trống có cây rải rác (Ic), mật độ bình quân 1.500 cây/ha, chiều cao từ 1,0 m trở lên, số cây có mục đích đạt trên 70%, gồm những loài kháo, sồi, dẻ.... Diện tích này hoàn toàn có khả năng phục hồi thành rừng nếu không bị tác động tiêu cực.
- Khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung.
+ Đối tượng: Gồm những diện tích đất trống có cây bụi rải rác trên đất nương dẫy bỏ lâu, có nguồn cây mẹ gieo giống hoặc gần rừng, cây tái sinh mục đích mọc không đều, mật độ trên 900cây/ha, chiều cao trên 1m (trạng thái Ib)
+ Giải pháp kỹ thuật.
Áp dụng theo quy trình kỹ thuật của BNN & PTNT (Ban hành theo Quyết định số 46/2007/QĐ - BNN ngày 28/5/2007). Cụ thể như sau:
++ Những diện tích đưa vào khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung phải được lập hồ sơ thiết kế cụ thể, xác định rõ vị trí, ranh giới và diện tích trên thực địa để lập hồ sơ và bản đồ thiết kế.
++ Xác định thời gian tác động, dự toán kinh phí cho 1 ha và toàn lô, thuyết minh thiết kế khoanh nuôi, biện pháp tác động chính như sau:
+++ Xác định rõ tổ thành cây tái sinh trồng dặm thêm cây con vào khu vực tái sinh còn thiếu.
+++ Phát dọn thực bì, vun xới quanh gốc cây mục đích: Loài cây trồng bổ sung là trám, lát, de, mỡ, keo.... Mật độ trồng bổ sung khoảng 330 cây/ha (cả 10% trồng dặm). (Mỗi năm 1 - 2 lần trong 2 - 3 năm đầu).
+++ Làm các bảng mốc chỉ rõ khu vực khoanh nuôi phục hồi rừng, đóng ở nơi đông người qua lại như ngã ba đường giao thông, khu dân cư tập trung.
+ Tiến độ thực hiện. ĐVT: Ha STT Hạng mục
Chia theo các năm
Tổng số 2011 2012
Khoanh nuôi rừng 2.918,0 1.650,4 1.267,6
a. KN tái sinh TN 2.767,6 1.500,0 1.267,6
b. KN có trồng BS 150,4 150,4
c. Trồng rừng
Trồng rừng là giải pháp tích cực nhằm nâng cao độ che phủ thảm thực vật, tăng cường khả năng phòng hộ, cải tạo đất và đem lại hiệu quả kinh tế. Đây là giải pháp tối ưu để phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong vùng, đáp ứng được mục đích phòng hộ.
tái sinh tự nhiên được quy hoạch cho rừng phòng hộ. Qua đối chiếu rà soát 3 loại rừng kết hợp với điều tra thực địa, thì huyện Bát Xát thực hiện trồng rừng trên đất phòng hộ có trạng thái Ia
- Diện tích 7.794 ha - Giải pháp kỹ thuật.
Áp dụng theo quy trình kỹ thuật của BNN & PTNT và văn bản hướng dẫn của sở Nông nghiệp & PTNT Lào Cai về trồng rừng trồng rừng phòng hộ cụ thể như sau.
+ Trồng rừng phải theo quy hoạch, thiết kế hàng năm được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Phương thức trồng hỗn giao bằng cây con có bầu.
+ Mật độ trồng 1600 cây/ha, trong đó cây mục đích khoảng 700 -800 cây, cây phù trợ khoảng800 - 900 cây.
+ Chọn loài cây trồng: Tập đoàn cây trồng được xác định là cây thích nghi với điều kiện lập địa của địa phương nằm trong cơ cấu cây trồng do tỉnh quy định đối với rừng trồng phòng hộ. Cụ thể.
++ Trồng các loài cây bản địa, cây gỗ lớn, tán rộng, bộ rễ khoẻ, sống lâu năm, có chức năng phòng hộ tốt xen với trồng cây kinh tế, cây đa mục đích để tạo thu nhập cho người dân lấy ngắn nuôi dài.
++ Các loại cây trồng là cây sinh trưởng tốt, khép tán nhanh, chịu được điều kiện khô hạn và đất nghèo xấu.
++ Khuyến khích trồng các loại cây mà nhân dân địa phương có kinh nghiệm gieo trồng.
++ Đối với vùng cao cây trồng chính gồm các loài: Sa mộc, vối thuốc, vạng trứng, dẻ, tống quá sủ, de, kháo vàng, sơn cha, sồi....cây phù trợ gồm: Hồng, đào, mận, lê xanh, chè tuyết shan cổ thụ....;đối với vùng thấp cây trồng chính gồm các loài: Lát hoa, trám trắng, đinh, sấu, lim xanh...cây trồng phụ trợ gồm mỡ, keo tai tượng, cao su, quế....những nơi có độ ẩm cao, gần khe
suối, thuận lợi việc chăm sóc, bảo vệ có thể trồng thêm các loài cây ăn quả, cây lấy củ... hoặc trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày, cây dược liệu khi rừng chưa khép tán để tăng thu nhập cho người nhận khoán và cải tạo đất.
+ Thời vụ trồng: Trồng vào vụ xuân hè đối với vùng thấp; xuân hè và hè thu đối với vùng cao.
+ Kỹ thuật trồng.
++ Xử lý thực bì: Phát toàn diện trên lô thiết kế, dọn trà sống theo băng. ++ Cuốc hố: Cự ly 3,0m x 2,0m (hàng cách hàng 3,0m; cây cách cây 2,0m) hình chữ chi.
++ Kích thước hố: (40x40x40)cm.
++ Lấp hố: Lấp hố bằng lớp mùn tầng mặt sau khi đã được nhặt sạch cỏ và rễ cây. Lấp đất đầy hố theo hình mâm sôi, lấp trước khi trồng 10 - 15 ngày.
+ Chăm sóc rừng: Thực hiện từ sau khi trồng đến hết năm thứ 4. Năm đầu chăm sóc 3 lần; năm thứ 2 chăm sóc 3 lần; năm thứ 3 chăm sóc 2 lần; năm thứ 4 chăm sóc 1 lần; biện pháp chăm sóc bằng vun, xới xung quanh gốc cây trồng và phát dọn thực bì, dây leo chèn ép cây trồng.
- Tiến độ thực hiện.
ĐVT: Ha
Hạng mục
Chia theo các năm
Tổng số 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Trồng, CS rừng PH 7.794 800 800 800 800 800 800 800 800 800 594
3.4.3.2. Phát triển rừng sản xuất a. Bảo vệ rừng
- Đối tượng: Gồm những diện tích tự nhiên hiện có, diện tích rừng trồng sau khi hết thời kỳ chăm sóc 4 năm.
- Diện tích 8.068,2 ha, trong đó: Rừng tự nhiên hiện có 3.341,1 ha; rừng trồng hiện có 4.754,1 ha và diện tích rừng trồng sau chăm sóc cho đến khi khai thác.
- Giải pháp kỹ thuật.
+ Những lô rừng thuộc quyền quản lý của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất phát triển lâm nghiệp, thì tự chủ động quản lý bảo vệ rừng của mình; diện tích rừng thuộc cộng đồng hoặc UBND xã hiện đang quản lý thì xác định diện tích, chất lượng các lô rừng, lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng, giao cho các tổ, đội, lực lượng bảo vệ của xã hoặc hộ gia đình tham gia bảo vệ và được hưởng các sản phẩm của rừng.
+ Xây dựng các cơ chế, chính sách bảo vệ rừng chung cho toàn khu vực. Đóng mốc, bảng nội quy bảo vệ rừng trên các trục đường đi qua các khu rừng, gần nơi làng bản, dân cư sống tập trung.
+ Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
+ Để phòng và ngăn chặn lửa rừng, sâu bệnh hại. Đối với những khu rừng dễ cháy cần xây dựng băng trắng, băng xanh cản lửa.
- Tiến độ thực hiện.
ĐVT: Ha
Hạng mục
Chia theo các năm
Tổng số 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Bảo vệ rừng 8.068,2 8.068,2 8.068,2 8.068,2 8.068,2 8.068,2 8.068,2 8.068,2 8.068,2 8.068,2 8.068,2 - BV rừng tự nhiên hiện có 3.314,1 3.314,1 3.314,1 3.314,1 3.314,1 3.314,1 3.314,1 3.314,1 3.314,1 3.314,1 3.314,1 - BV rừng trồng hiện có 4.754,1 4.754,1 4.754,1 4.754,1 4.754,1 4.754,1 4.754,1 4.754,1 4.754,1 4.754,1 4.754,1
b. Khoanh nuôi phục hồi rừng
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.
+ Đối tượng: Đất trống có cây rải rác, trạng thái (Ic), mật độ bình quân 1.500 cây/ha, chiểu cao từ 1,0 m trở lên, số cây có mục đích đạt trên 70%, những loài kháo, sồi, dẻ, vạng....
+ Diện tích 1.520,1 ha
+ Đối tượng: Đất trống có cây bụi rải rác trên đất nương dẫy bỏ lâu, có nguồn cây mẹ gieo giống hoặc gần rừng, cây tái sinh mục đích mọc không đều, mật độ trên 900cây/ha, chiều cao trên 1m (trạng thái Ib)
+ Diện tích 2.185 ha + Giải pháp kỹ thuật.
++ Những diện tích đưa vào khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung được chủ rừng lập xác định rõ vị trí, ranh giới và diện tích trên thực địa để lập hồ quản lý, theo dõi
++ Xác định thời gian tác động, dự toán kinh phí cho 1 ha và toàn lô, xác định các biện pháp tác động chính như sau:
+++ Xác định rõ tổ thành cây tái sinh trồng dặm thêm cây con vào khu vực tái sinh còn thiếu.
+++ Phát dọn thực bì, vun xới quanh gốc cây mục đích: Loài cây trồng bổ sung là loài cây phù hợp với điều kiện tự nhiện và hiệu quả kinh tế như trám, lát, de.... Mật độ trồng bổ sung là 330 cây/ha (cả 10% trồng dặm). (Mỗi năm 1 - 2 lần trong 2 - 3 năm đầu).
+++ Làm các bảng mốc chỉ rõ khu vực khoanh nuôi phục hồi rừng, đóng ở nơi đông người qua lại như ngã ba đường giao thông, khu dân cư tập trung.
+ Tiến độ thực hiện. ĐVT: Ha STT Hạng mục
Chia theo các năm
Tổng số 2011 2012
Khoanh nuôi rừng SX 3.705,1 2.520,1 1.185,0
- KN tái sinh TN 1.520,1 1.520,1
- KN có trồng BS 2.185,0 1000 1185,0
c. Trồng rừng
Trồng rừng sản xuất ở những nơi đất trống, đồi núi trọc không có khả năng phục hồi thành rừng là giải pháp hữu hiệu nhằm cải tạo đất, đưa những
loài cây trồng, biện pháp kỹ thuật theo ý đồ mục đích kinh doanh, lợi dụng rừng của chủ đầu tư để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Đối tượng.
+ Những diện tích đất chưa có rừng nhưng không đủ áp dụng biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng bằng con đường tận dụng tái sinh tự nhiên.
+ Những diện tích đã đến chu kỳ khai thác, nay cần trồng rừng thay thế. + Những diện tích đất đã trồng rừng nhưng đã khai thác nhiều lần, đang tái sinh chồi, hiệu quả kinh tế không cao.
Qua đối chiếu rà soát 3 loại rừng kết hợp với điều tra thực địa, thì huyện Bát Xát thực hiện trồng rừng sản xuất trên đất trống có trạng thái Ia.
- Diện tích 15.610,3 ha. - Giải pháp kỹ thuật.
+ Trồng rừng phải theo quy hoạch, đúng đối tượng, đúng vị trí, có thiết kế được các cấp có thẩm quyền phê duyệt để được hưởng hỗ trợ của Nhà nước
+ Phương thức trồng hỗn giao hoặc thuần loài bằng cây con có bầu. + Mật độ trồng từ 2.000 - 2.500 cây/ha
+ Chọn loài cây trồng: Tập đoàn cây trồng được xác định thích nghi với điều kiện lập địa, nên xem xét từ các mô hình đã trồng rừng sản xuất phù hợp với thực tiễn địa phương và có hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể:
++ Trồng cây có giá trị kinh tế cao, cây đa mục đích có khả năng cho sản phẩm trung gian, phù hợp với nhu cầu xã hội
++ Các loại cây trồng là cây sinh trưởng khép tán nhanh, chịu được điều kiện khô hạn và đất nghèo xấu.
++ Khuyến khích trồng các loại cây mà nhân dân địa phương có kinh nghiệm gieo trồng và ưa thích.
++ Đối với vùng cao nên trồng các loài cây: Sa mộc, vối thuốc, vạng trứng, dẻ, de, kháo vàng, sồi....trồng thêm ở dưới chân đồi những loài cây ăn
quả đặc trưng của vùng như hồng, đào, mận, lê xanh, cây lấy vỏ như đỗ trọng, cây lấy là như chè bát tiên, chè tuyết shan cổ thụ....; vùng thấp nên trồng các loài cây: Mỡ, keo tai tượng, quế, lát hoa, trám, đinh, sấu, lim xanh, cao su; những nơi có độ ẩm cao, gần khe suối, thuận lợi việc chăm sóc, bảo vệ nên trồng thêm các loài cây ăn quả như soài, nhãn, bưởi, vải cây lấy củ như măng bát độ, luồng Thanh Hoá, mai...
+ Thời vụ trồng: Trồng vào vụ xuân hè đối với vùng thấp; xuân hè và hè thu đối với vùng cao.
+ Kỹ thuật trồng.
++ Xử lý thực bì: Phát toàn diện trên lô thiết kế, dọn trà sống theo băng. ++ Cuốc hố: Cự ly 2,5m x 2,0m (hàng cách hàng 2,5m; cây cách cây 2,0m) với mật độ 2.000cây/ha; cự ly 2,0m x 2,0m (hàng cách hàng 2,0m; cây cách cây 2,0m) đối với mật độ 2.500cây/ha, cuốc hộ theo hình chữ chi
++ Kích thước hố: (40x40x40)cm.
++ Lấp hố: Lấp hố bằng lớp mùn tầng mặt sau khi đã được nhặt sạch cỏ và rễ cây. Lấp đất đầy hố theo hình mâm sôi, lấp trước khi trồng 10 - 15 ngày.
+ Chăm sóc rừng: Thực hiện từ sau khi trồng đến hết năm thứ 4. Năm đầu chăm sóc 3 lần; năm thứ 2 chăm sóc 3 lần; năm thứ 3 chăm sóc 2 lần; năm thứ 4 chăm sóc 1 lần; biện pháp chăm sóc bằng vun, xới xung quanh gốc cây trồng và phát dọn thực bì, dây leo chèn ép cây trồng.
- Tiến độ thực hiện.
ĐVT: Ha
Hạng mục
Chia theo các năm
Tổng số 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Trồng, CS rừng 15.610,3 1.500 1.500 1.500 1.500 1.500 1.500 1.500 1.500 1.500 2.110,3
3.4.3.3. Khai thác rừng sản xuất
- Đối với rừng tự nhiên sản xuất phần chính phân bố ở nơi cao, xa, giao thông không thuận lợi, trữ lượng rừng hiện tại còn thấp, những diện tích này