Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện bát xát tỉnh lào cai​ (Trang 43 - 52)

P ( 3 3) Trong đó: : Tổng lợi nhuận trong một năm

3.2.1. Điều kiện tự nhiên

3.2.1.1. Vị trí địa lý

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, có tổng diện tích đất tự nhiên 106.189,7 ha, chiếm 16,6% diện tích đất tự nhiên của cả tỉnh, đứng thứ 2/9 huyện, thành phố về diện tích, gồm 22 xã và 1 thị trấn. Huyện có tọa độ địa lý nằm trong khoảng 22 độ 24 phút đến 22 độ 48 phút vĩ độ bắc, 103 độ 21 phút đến 103 độ 58 phút kinh độ đông.

- Phía Bắc giáp huyện Kim Bình châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

- Phía Nam giáp huyện Sa Pa.

- Phía Đông giáp sông Hồng và giáp thị trấn Hà Khẩu, châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

- Phía Đông Nam giáp thành phố Lào Cai. - Phía Tây giáp huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu

Là huyện nằm tiếp giáp với Thành phố Lào Cai (trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh), có 88,5 km đường biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên thuận lợi trong giao lưu hàng hoá, thăm quan học hỏi kinh nghiệm với huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) thông qua các cửa khẩu tiểu ngạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế huyện phát triển.

3.2.1.2. Địa hình, địa mạo

Kiến tạo địa hình Bát xát hình thành hai khu vực, tuy nhiên cả hai khu vực (vùng thấp gồm 6 xã và một thị trấn, vùng cao gồm 16 xã) đều có chung một đặc điểm: Vùng núi cao có độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp khe sâu, độ

đốc lớn; vùng thấp (ven sông Hồng, bồn địa nhỏ) là nơi tập trung các dải đồi thấp, thoải, địa hình tương đối bằng phẳng. Ảnh hưởng của địa hình nói chung và các yếu tố kinh tế xã hội hình thành trên địa bàn huyện hai tiểu vùng địa lý- kinh tế và xã hội.

- Vùng cao: Diện tích 84.689.7 ha chiếm 79.75% diện tích đất toàn huyện, địa hình chia cắt mạnh độ dốc lớn gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông lâm nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng, song lại có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia.

- Vùng thấp: Diện tích 21.500 ha chiếm 20.25% diện tích đất toàn huyện, địa hình vùng này được kiến tạo bởi các dải đồi thấp dạng lượn sóng và phần thoải tương đối bằng chạy dọc sông Hồng. Phần lớn đất đai vùng thấp nằm trên vỉa quặng Apatít nên đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Đồng nhất trong đặc điểm về địa lý tự nhiên và xã hội nên vùng thấp là nơi tập trung dân cư đông đúc lâu đời do đó sự phát triển kinh tế, xã hội đạt mức độ cao hơn so với vùng cao trên địa bàn huyện.

Nhìn chung Bát Xát là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, có địa hình phức tạp, mức độ chia cắt mạnh. Kết quả điều tra, khảo sát địa hình cho thấy sự phân cấp độ dốc trên địa bàn như sau:

+ Độ dốc cấp I (dưới 3o): 844,0ha chiếm 0,795% diện tích tự nhiên. + Độ dốc cấp II (từ 3o - 7o): 1.088,12ha chiếm 1,025% diện tích tự nhiên.. + Độ dốc cấp III (từ 7o - 15o): 13.500,0ha chiếm 12,713% diện tích tự nhiên.

+ Độ dốc cấp IV (15o - 25o): 40.918,63ha chiếm 38,534% diện tích tự nhiên.

+ Độ dốc cấp V (Trên 25o): 49.838,94ha chiếm 46,934% diện tích tự nhiên.

3.2.1.3. Khí hậu

Bát Xát nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều. Do ảnh hưởng của địa hình nên được chia thành hai khu vực khí hậu khác nhau.

- Vùng cao mang tính chất của khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới ẩm. Mùa đông lạnh ẩm, mùa hè mát mẻ. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, tháng nóng nhất là tháng 6, tháng 7, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất vào tháng 1, nhiệt độ trung bình cả năm xấp xỉ 150 ; lượng mưa trong năm dao động từ 1.873mm đến 3.838mm, độ ẩm không khí bình quân hàng năm dao động từ 82%- 87%.

- Vùng thấp mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất vào tháng 1, nhiệt độ trung bình cả năm là 23,430 ; lượng mưa trong năm dao động từ 1.054mm đến 2.594 mm, độ ẩm không khí bình quân hàng năm dao động từ 78% - 90% ; hướng gió chủ yếu là Đông Nam (tháng 5-10) và hướng Đông Bắc (tháng 11- 4).

3.2.1.4. Thuỷ văn.

Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện khá dày và phân bố tương đối đều trên lãnh thổ, có Sông Hồng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua huyện Bát Xát (là biên giới Việt Nam và Trung Quốc) với chiều dài xấp xỉ 68km chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, lòng rộng, sâu, độ dốc lớn, dòng chảy tương đối mạnh, đặc biệt về mùa mưa lũ. Có các suối lớn như Quang Kim, Ngòi Phát....,bắt nguồn từ phía Tây chảy theo hướng Đông đổ ra sông Hồng.

3.2.1.5. Tài nguyên đất a. Diện tích

Tổng diện tích đất tự nhiện của huyện 106.189,7 ha, chiếm 16,6% diện tích đất tự nhiên cả tỉnh, trong đó.

- Đất sản xuất nông nghiệp: 8.376,21 ha, chiÕm 7,88% diện tích đất tự nhiên toàn huyện

- Đất lâm nghiệp: 71.139,3 ha, chiếm 66,99% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó:

+ Đất có rừng: 41.111,2 ha, chiếm 38,7% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, gồm: Đất có rừng tự nhiên 34.493,8 ha; đất có rừng trồng 6.618,4 ha

+ Đất chưa có rừng: 30.027,1 ha

- Đất phi nông nghiệp: 4.595 ha, chiếm 4,33% diện tích đất tự nhiên toàn huyện

- Đất chưa sử dụng khác: 22.079,19 ha, chiếm 20,8% diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

Biểu 3.2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bát Xát

Đơn vị tính: Ha

Thứ tự Hạng mục Diện tích Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 106.189,7 100,00

1. Đất nông nghiệp 79.515,51 74,87

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 8.376,21 7,88

1.2. Đất lâm nghiệp 71.139,3 66,99

1.2.1. Đất có rừng 41.111,2 38,71

- Rừng tự nhiên 34.493,8 32,48

- Rừng trồng 6.618,4 6,23

1.2.2. Đất chưa có rừng 30.027,1 28,27

2. Đất phi nông nghiệp 4595 4,33

b. Thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng Lào Cai năm 1972 và báo cáo khoa học (đất Lào Cai) do Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia thuộc Viện Địa lý xây dựng năm 1996 cho thấy huyện Bát Xát có 8 nhóm đất chính với 15 loại đất sau.

- Nhóm đất mùn thô trên núi cao: 25,4 ha chiếm 0,02% diện tích tự nhiên, loại đất này chủ yếu được phân bố ở các đỉnh núi cao trên 2.800m (vùng Trung Lèng Hồ, Sàng Ma Sáo) được hình thành trong điều kiện khí hậu quanh năm rét khô, phân bố không tập trung, có nhiều đá nổi xen kẽ.

- Nhóm đất mùn Alít trên núi cao: 1.513,1ha chiếm 1,2% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 1.800 - 2.800m khu vực phía Tây và phía Bắc huyện. Như khu vực Hồng Ngài (Y Tý), Mào Mù Sủi (Sàng Ma Sáo). Loại đất này tầng mùn dày thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ ẩm cao, ở những nơi quá trình rửa trôi mạnh, đá nổi xen kẽ nhiều hoặc vách đá dựng đứng rải rác. Thực vật chủ yếu cây họ thông, sồi, giẻ. Vùng đất tầng dày dưới 26cm thường có màu xám đen, từ 26 - 73cm có màu xám vàng, từ 73-120cm có màu vàng đỏ.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao: 34.956,66 ha chiếm 33,92% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 900-1.800m gồm các loại đất sau:

+ Đất mùn vàng đỏ trên đá sét (HFs) diện tích 514,45ha chiếm 0,48% diện tích đất tự nhiên. Phân bố rải rác trên núi có độ cao từ 1.200 – 1.800m (thuộc các xã: A Lù, A Mú Sung, Trịnh Tường) loại đất này được hình thành tại chỗ, quá trình phong hoá chất khoáng mạnh nhưng không triệt để, tỷ lệ đá lẫn trong đất cao, tầng đất trung bình, thành phần cơ giới trung bình.

+ Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất (HFj) diện tích 3.383,03ha chiếm 31,44% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này được hình thành trên các vùng núi cao trung bình (900 - 1.200m) địa hình dạng lượn sóng, đỉnh tròn chân rộng thoải độ dốc trung bình. Thực vật chủ yếu là họ sồi, giẻ, họ đậu, họ xoan, họ

bách tán, thảm cỏ chủ yếu là cỏ tranh. Loại đất này phân bố chủ yếu ở vùng: Trịnh Tường, Bản Xèo, Mường Vi. Đất có màu vàng hoặc màu vàng đỏ, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất ít chua do ảnh hưởng của đá vôi.

+ Đất mùn vàng xám trên đá Mác ma A-xít (HFa) diện tích 1.059,17ha chiếm 1% diện tích đất tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở khu vực miền Tây của huyện, thuộc các xã: Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Trung Lềng Hồ, Pa Cheo, Dền Sáng được hình thành trên các vùng lãnh thổ có độ dốc và độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp sâu. Vùng này hệ thực vật thường hỗn giao giữa thực vật nhiệt đới và thực vật ôn đới, càng lên cao hệ thực vật ôn đới càng chiếm ưu thế. Loại cây rừng điển hình là sa mu, pơ mu, sồi, giẻ... Loại đất thường có tầng dày từ 20 - 100cm, màu xám đen, vàng xám hoặc vàng đỏ, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, kết cấu viên, xốp, đá mẹ đang trong quá trình phong hoá mạnh.

- Nhóm đất đỏ vàng: 64.787,94 ha chiếm 61,01% diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao dưới 900m gồm các loại đất sau.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Trên địa bàn huyện Bát Xát loại đất này có diện tích 2.879,93ha chiếm 2,71% diện tích tự nhiên. Đặc điểm loại đất này là tầng dầy trung bình, lẫn đá, màu sắc không đồng nhất, phân hoá tầng yếu, kết cấu tốt, thành phần cơ giới nhẹ, các chất dinh dưỡng khá, ít chua. Phân bố chủ yếu tập trung các xã: A Lù, A Mú Sung, Trịnh Tường, Nậm Chạc.

+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj): Diện tích loại đất này khá phổ biến 58.830,36ha chiếm 55,4% diện tích đất tự nhiên.. Đặc điểm loại đất này là tầng dầy trung bình, lẫn đá, màu sắc không đồng nhất, phân hoá tầng yếu, kết cấu tốt, thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nhẹ, các chất dinh dưỡng khá, ít chua. Phân bố chủ yếu ở khu vực phía Tây và Tây Bắc huyện.

+ Đất đỏ vàng trên đá Mác ma A-xít (Fa): Loại đất này có diện tích 2.920,28ha chiếm 2,75% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã: Nậm Pung, Dền Thàng, Ngải Thầu, A Lù,có thành phần cơ giới nặng ít chua.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ và luỹ tích (Fp): Diện tích 157,36ha chiếm 0,15% diện tích tự nhiên. Là loại đất phát sinh, phát triển trên nền phù sa cổ được hình thành nhờ quá trình tích luỹ, trầm tích Nê-ô-gen. Tầng đất khá dầy do quá trình bồi tích, đất có hàm lượng dinh dưỡng cao, tơi xốp, tuy nhiên lẫn khá nhiều cuội, sỏi, cuội tảng. Loại đất này được phân bố vùng dọc sông Hồng, ở các đồi thấp, liền dải, lượn sóng.

- Đất thung lũng dốc tụ (DI): Diện tích 974,44 ha chiếm 0,92%. Đây là loại đất thứ sinh được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn hoặc khe dốc. Đất (DI) có độ phì phụ thuộc vào các loại đất vùng lân cận, tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt trung bình đất chua, phân bố rải rỏc trên địa bàn huyện.

- Đất lầy thụt và than bùn (J): Diện tích 12,1 ha chiếm 0,01% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá, thành phần cơ giới nhẹ độ PH cao. Phân bố ở các xã vùng thấp.

- Đất phù sa: Diện tích 524,54 ha chiếm 0,49% diện tích tự nhiên toàn huyện, nhóm đất này bao gồm: Phù sa sông Hồng và phù sa các suối khác.

+ Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm (Pbh): Diện tích 110,96ha chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên phân bố dọc 2 bên sông Hồng. Đất Pbh có màu nâu tím, nâu tươi, thành phần cơ giới thịt trung bình hoặc thịt nhẹ có kết cấu viên, đất trung tính hoặc kiềm yếu, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất cao, tầng đất dày rất thuận lợi cho phát triển các cây trồng nông nghiệp.

+ Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm (Ph): Diện tích 80,7ha chiếm 0,08% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này có mầu nâu tím, nâu tươi, thành phần cơ giới thịt trung bình hoặc thịt nhẹ có kết cấu viên, đất trung

tính hoặc kiềm yếu, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất cao, tầng đất dầy rất thuận lợi cho phát triển cây trồng công nghiệp.

+ Đất phù sa ngòi, suối (Py): Diện tích 332,88ha chiếm 0,31% diện tích đất tự nhiên. Phân bố dọc theo các suối lớn song tập trung chủ yếu ở các xã: Cốc San, Quang Kim, Bản Vược, Cốc Mỳ. Loại đất này được hình thành qua quá trình lắng đọng, bồi tụ lâu đời, hoặc sự chuyển rời dòng chảy kết hợp với quá trình canh tác lâu đời làm biến đổi cơ, lý tính đất. Đất (Py) có độ phì khá, ít chua, tầng đất trung bình, có khả năng thâm canh cao các cây trồng nông nghiệp.

- Núi đá: Diện tích 3.395,52 ha chiếm 3,2% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các dãy núi cao phía Bắc huyện.

3.2.1.6. Tài nguyên nước

Sông Hồng, suối Lũng Pô, Ngòi Phát... và hệ thống khe lạch là nguồn nước mặt có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người và phát triển kinh tế xã hội của huyện; do ảnh hưởng của địa hình (độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn, nghiêng về sông Hồng) nên nguồn nước ngầm có xu hướng cạn kiện về mùa khô.

Nhìn chung nguồn nước trên địa bàn huyện cũng tương đối tốt đáp ứng cho sản xuất và đời sống con người, song cần được duy trì nâng cao về trữ lượng và chất lượng trong tương lai thông qua các giải pháp về trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, và các giải pháp ngăn chặn ô nhiễm do phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cũng như các tác nhân khác làm phá huỷ nguồn nước.

3.2.1.7. Tài nguyên rừng

Bát Xát là huyện có nguồn tài nguyên rừng tương đối phong phú và đa dạng so với các huyện khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Theo báo cáo diễn biến

tài nguyên rừng huyện Bát Xát hiện có 41.111,2 ha chiếm 38,71% diện tích tự nhiên, trong đó.

- Rừng tự nhiên có 34.493,8 ha chiếm 48,48% diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện, rừng tự nhiên của Bát Xát phân bố chủ yếu ở các xã: Nậm Pung, Trung Lèng Hồ, Sàng Ma Sáo, Dền Sáng, Y Tý. Khu vực này chủ yếu tập trung rừng giàu và rừng trung bình song chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh chỉ còn tồn tại rải rác ở Y Tý, Trung Lèng Hồ trên các đai cao từ 1.300 m trở lên. Hệ sinh thái rừng tự nhiên của Bát Xát còn tương đối tốt, nhiều động thực vật quý hiếm còn tồn tại đặc biệt ở vùng cao Trung Lèng Hồ, Nậm Pung.

+ Thực vật rừng: Vùng cao hệ thực vật rừng có sự giao nhau giữa hệ thực vật rừng nhiệt đới và hệ thực vật rừng ôn đới. Còn tồn tại đa dạng về nhóm, họ, bộ nhưng chủ yếu là dổi bà, gội tía, sến mật, de, trám, đa quả xanh... Đặc biệt tồn tại một số loại gỗ quý hiếm như: Pơ mu ở Dền Sáng, Trung Lèng Hồ cần được khoanh nuôi bảo vệ. Ngoài ra các loại thực vật rừng thân thảo mộc như dây leo, song mây, sa nhân, dé, giang, vầu, nứa, trúc lùn càng phát triển mạnh.

+ Động vật rừng: Trên các đỉnh núi cao thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, khu vực rừng già còn tồn tại nhiều loài động vật quý hiếm như: Vượn đen, chồn vàng, cầy vàng bắp, cầy gốm, báo gấm, gấu, gà sao, sóc bay, rắn hổ chúa... và đa dạng các loài chim muông thú khác.

- Rừng trồng 6.618,4 ha, chiếm 9,3% diện tích đất lâm nghiệp. + Rừng trồng phòng hộ: 1.864,3 ha.

+ Rừng trồng sản xuất: 4.754,1 ha.

Rừng trồng phân bố chủ yếu ở các xã dọc sông Hồng (Quang Kim, Cốc San, Bản Qua, Bản Vược, Cốc Mỳ...). Rừng trồng trên địa bàn huyện Bát Xát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện bát xát tỉnh lào cai​ (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)