Công tác quy hoạch và hệ thống tổ chức sản xuất, tình hình phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện bát xát tỉnh lào cai​ (Trang 64 - 68)

P ( 3 3) Trong đó: : Tổng lợi nhuận trong một năm

3.3.3. Công tác quy hoạch và hệ thống tổ chức sản xuất, tình hình phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện

phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện

3.3.3.1. Công tác quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bát Xát

- Hiện tại, Bát Xát có 2 đơn vị thuộc nhà nước tham gia quản lý rừng, đất rừng. Trong đó Ban quản lý rừng phòng hộ của huyện quản lý dự án có quy mô sau rà soát, điều chỉnh bổ sung năm 2009 là 30.380,87 ha, trên địa bàn 22/23 xã (trừ thị trấn) gồm: Tòng Sành, Cốc San, Phìn Ngan, Quang Kim, Bản Qua, Bản Vược, Cốc Mỳ, Trịnh Tường, Nậm Chạc, A Mú Sung, A Lù, Ngải Thầu, Ý Tý, Trung Lèng Hồ, Nậm Pung, Dền Sáng, Dền Thàng, Sàng Ma Sáo, Pa Cheo, Bản Xèo, Mường Hum, Mường Vi; thuộc các tiểu khu 119; 110, 114; 101, 102, 103, 109, 112, 116; 96; 86, 90; 71, 74; 57, 63, 64, 70, 72; 47, 50, 51, 52, 55, 59; 41, 42, 46; 37, 38, 45; 44, 48; 49; 53, 56, 58, 61, 65, 66; 94, 97, 100, 106, 108, 113, 115, 117, 120, 121; 98, 107, 111, 118; 62, 67, 69; 77, 78; 73, 80, 81, 82, 88; 89, 92, 93, 105; 74, 93, 92; 91; 76, 79, 87, 89.

Bảng 3.3.3: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thuộc BQL rừng phòng hộ ĐVT: ha

STT Loại đất, loại rừng Cộng BQLRPH UBND và

HGĐ Ghi chú A Đất lâm nghiệp 70.860,60 30.380,87 40.479,73 1 Đất có rừng 41.112,2 27.239,11 13.873,09 - Rừng tự nhiên 34.493,8 25.556,82 8.936,98 - Rừng trồng 6.618,4 1,682.29 4.936,11 2 Đất trống 30.027,1 3.141,76 26.885,34 I Đất rừng phòng hộ 42.477,3 27.610,00 14.867,3 1 Đất có rừng 32.044,0 25.185,73 6.858,27 - Rừng tự nhiên 30.179,7 24.543,90 5.635,8 - Rừng trồng 1.864,3 641,83 1.222,47 2 Đất trống 10.712 2.424,27 8.287,73 II Đất rừng sản xuất 28.383,3 2.770,87 25.612,43 1 Đất có rừng 9.068,2 2.053,38 7.014,82 - Rừng tự nhiên 3.314,1 1.012,92 2.301,18 - Rừng trồng 4.754,1 1.040,46 3.713,64 2 Đất trống 19.315,1 717,49 18.597,61 B Đất khác 0,00

- Đoàn kinh tế quốc phòng 345, thuộc Bộ Quốc phòng hiện đang quản lý diện tích rừng, đất rừng trên địa bàn 3 xã, theo như sau.

Bảng 3.3.4: Rừng, đất rừng thuộc Đoàn kinh tế Quốc phòng 345 quản lý

TT Tên xã Tổng cộng (ha) Đất có rừng (ha) Đất trống (ha) Cộng Rừng tự nhiên Rừng trồng 1 A Lï 178.00 10.00 10.00 168.00 2 A Mó Sung 70.70 58.2 58.2 12.50 3 Ng¶i ThÇu 30.00 0.00 30.00

3.3.3.2. Hệ thống tổ chức sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện a. Tổ chức

- Tổ chức Nhà nước.

Trên địa bàn huyện hiện nay có 2 đơn vị sản xuất lâm nghiệp hoạt động: Ban quản lý rừng phòng hộ hoạt động chuyên trách về quản lý và phát triển lâm nghiệp; Đoàn kinh tế quốc phòng 345 hoạt động theo tính chất kết hợp vừa làm kinh tế, vừa bảo vệ biên giới với quy mô sản xuất lâm nghiệp nhỏ.

- Hộ gia đình.

Các hộ gia đình là những người thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển rừng tại địa phương. Diện tích đất lâm nghiệp được giao theo Nghị định 02 của Chính phủ, các hộ gia đình đã phát triển rừng theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước để trồng rừng kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Diện tích quy hoạch cho các dự án 327, 661, được các hộ gia đình nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và được hưởng lợi theo quy định.

b. Tình hình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn

- Công tác xây dựng và phát triển rừng đến nay: Trước đây trên địa bàn huyện có lâm trường Bát Xát là đơn vị kinh doanh lâm nghiệp và được giao làm chủ đầu tư dự án 327. Đến năm 1999 lâm trường giải thể do làm ăn thua lỗ, nhiệm vụ thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Ban quản lý dự án 661 đảm nhiệm.

Quy mô dự án 661 ban đầu: (xây dựng năm 1999, bổ sung năm 2001)

+ Tổng diện tích: 25.372,5 ha

++ Đất có rừng: 12.742,4 ha

++ Đất trống: 12.630,1 ha

+ Phạm vi: 18/23 xã, thị trấn, gồm 55 tiểu khu.

Dự án được điều chỉnh, bổ sung năm 2003 (giai đoạn 2003-2010)

++ Đất có rừng: 19.488,5 ha

++ Đất trống: 7.911,5 ha

+ Phạm vi: 20/23 x·, thÞ trÊn, gåm 65 tiÓu khu.

Kết quả thực hiện dự án 661 giai đoạn 1999 – 2008

+ Bảo vệ rừng: 11.464,01 ha ++ Rừng tự nhiên: 10.091,72 ha ++ Rừng trồng: 1.361,29 ha + Khoanh nuôi mới: 12.720,0 ha ++ Khoanh nuôi TSTN: 12.120,0 ha ++ Khoanh nuôi CTBS: 600 ha

+ Trồng rừng hỗn giao phòng hộ: 1.671,29 ha + Trồng rừng sản suất: 815,0 ha

+ Xây dựng đường băng xanh cản lửa: 11 km

+ Xây dựng 3 trạm bảo vệ rừng, 1 vườn ươm năng lực sản xuất 40 vạn cây giống/năm.

+ Tổng kinh phí đã đầu tư thực hiện dự án: 13.480,16 triệu đồng

Rà soát điều chỉnh dự án giai đoạn 2009 - 2010:

+ Phạm vi 22/23 xã

+ Diện tích 30.380,87, trong đó đất rừng phòng hộ 27.610,0 ha; đất rừng sản xuất 2.770,87 ha

- Khai thác.

Sản lượng gỗ khai thác hàng năm chủ yếu là gỗ rừng trồng và gỗ khai thác tỉa thưa, phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân như làm nhà, đồ mộc gia dụng, nguyên liệu giấy, sản xuất ván lạng….sản lượng khai thác gỗ và thu mua bình quân trên địa bàn hàng năm từ 1.500m3 – 1.800m3.

- Chế biến lâm sản.

Hiện tại toàn huyện có 15 cơ sở chế biến lâm sản với quy mô hộ gia đình, sản phẩm chủ yếu là bàn, ghế, giường, tủ, bao bì…; giá trị sản xuất

4.786 triệu đồng. Nhìn chung công nghiệp chế biến lâm sản chưa phát triển, các xưởng sản xuất quy mô nhỏ, máy móc thiết bị lạc hậu, sản phẩm đầu ra chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường, hoạt động chế biến không ổn định.

- Quản lý bảo vệ.

Lực lượng kiểm lâm đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các hộ nhận khoán bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ, đã làm tương đối tốt công tác vận động, tuyên truyền nhân dân bảo vệ rừng; tổ chức quán triệt, học tập luật bảo vệ và phát triển rừng đến tận thôn, xóm. Bố trí cán bộ kiểm lâm địa bàn cho từng xã, tăng cường tuần tra phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm lâm luật. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại từ năm 2005 đến nay là 5,5 ha (bị cháy 4,6 ha, bị phá 0,9 ha)

- Giao đất giao rừng

Thực hiện nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ, đến nay Kiểm lâm kết hợp với Địa chính đã giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình và tổ chức là 24.140 ha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện bát xát tỉnh lào cai​ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)