P ( 3 3) Trong đó: : Tổng lợi nhuận trong một năm
3.2.3. Cơ hội, thách thức và hạn chế
3.2.3.1. Những kết quả, tiềm năng và cơ hội
- Bát Xát đã đạt được một số thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, có tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế từng bước thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Quốc phòng an ninh được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được duy trì.
- Với vị trí địa lý nằm tiếp giáp với thành phố Lào Cai, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bát Xát kết dễ dàng nhận được sự phát triển kinh tế - xã hội lan tỏa từ thành phố.
- Tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản của Bát Xát được đánh giá là có trữ lượng lớn, phong phú, quy hiếm tạo lợi thế, sức hấp dẫn cho huyện trong thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến lâm sản.
- Hệ sinh thái rừng tự nhiên đa dạng, còn lưu giữ được các nguồn gen động, thực vật quý hiếm có giá trị cao.
- Tài nguyên du lịch, nhân văn phong phú tạo tiềm năng, cơ hội cho huyện phát triển dịch vụ, du lịch
- Diện tích đất tự nhiên dồi dào, khí hậu mát mẻ, đất đai còn tương đối tốt, tầng đất sâu ẩm, tầng đất mặt còn nhiều mùn, độ phì của đất cao. Tạo lợi thế cho huyện phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đặc biệt là các đặc sản nông, lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu địa phương, khách du lịch và xuất khẩu
- Có đường biên giới giáp với Trung Quốc (dài 88,5 km) vừa thuận lợi cho giao lưu ngoại thương, phát triển kinh tế của khẩu vừa được sự quan tâm đầu tư của Trung ương trong phát triển kinh tế các xã giáp biên
3.2.3.2. Những hạn chế, thách thức
- Quy mô nền kinh tế nhỏ bé, thu nhập GDP bình quân đầu người còn thấp, do đó khả năng huy động tích lũy nội bộ nền kinh tế kém
- Bát Xát chưa hình thành và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, để tạo xung lực thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của huyện. Điều này được thể hiện ở một số điểm sau.
+ Trong nông, lâm, thủy sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa phát triển được các đặc sản về cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. chưa khai thác hết những lợi thế về khí hậu xứ lạnh ở vùng cao, chưa có sản phẩm mũi nhọn, chưa hình thành các vùng chuyên canh năng suất cao, chất lượng tốt, sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn.
+ Diện tích rừng những năm gần đây tuy có tăng, nhưng so với tiềm năng đất đai thì vẫn còn thấp, chất lượng rừng chưa đảm bảo.
+ Quy mô và chất lượng ngành dịch vụ còn nhỏ và thấp, chủ yếu mới phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện
+ Công nghiệp phát triển chưa toàn diện, mới tập trung chủ yếu vào khai thác khoáng sản và thủy điện; tỷ trọng công nghiệp chế biến còn thấp, đây là thách thức đối với Bát Xát trong việc nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu xuất và duy trì tốc độ sản lượng công nghiệp trong dài hạn.
- Thiên tai thường xuyên xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng về người và cơ sở hạ tầng là thách thức lớn đối với huyện trong bố trí, tổ chức không gian kinh tế - xã hội, quy hoạch khu dân cư hợp lý
- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho nhân dân còn hạn chế
- Nguồn nhân lực ở nông thôn còn dư thừa khá lớn, chưa tận dụng hết vào việc phát triển trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ở địa phương, để tạo thu nhập ổn định, lâu dài.
- Các cơ sở chế biến lâm sản chưa phát triển, các làng nghề truyền thống của đồng bào chưa được khơi dậy và khai thác
- Để phát triển hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng và quản lý tài nguyên đất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện cho hiện tại và tương lai, thì rất cần phải có quy hoạch lâm nghiệp.