Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện bát xát tỉnh lào cai​ (Trang 30 - 33)

2.3.2.1. Các tài liệu cần thu thập

Tiến hành thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. Các tài kiệu cần thu thập bao gồm:

- Tài liệu về dân sinh kinh tế. - Tài liệu về địa chất thổ nhưỡng. - Tài liệu về khí tượng thủy văn. - Tài liệu, số liệu về đất đai.

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện. + Bản đồ các dạng đất của huyện.

+ Các loại bản đồ quy hoạch của các dự án.

- Tài liệu về kết quả thực hiện Luật đất đai, giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện.

- Tài liệu về tình hình quản lý sử dụng đất.

- Tài liệu về công tác khuyến lâm và các tài liệu khác có liên quan.

- Nhóm thông tin về chính sách: Thu thập qua các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành gồm: Luật, nghị định, nghị quyết, thông tư, quyết định, chỉ thị...

- Nhóm thông tin về xã hội: Các thông tin tài liệu về xã hội được thu thập từ phòng Thống kê huyện Bát Xát bao gồm:

+ Dân số: Tiến hành thu thập các số liệu thống kê về dân số, tình hình tăng dân số tự nhiên.

+ Lao động, việc làm: Phân tích chất lượng lao động, tình hình sử dụng, nhu cầu, giá nhân công tại địa bàn, tiềm năng nguồn lao động ở địa phương.

+ Văn hóa, giáo dục, y tế: Đánh giá về bản sắc, phong tục tập quán, trình độ dân trí, văn hóa, chăm sóc sức khoẻ công đồng và khả năng tiếp nhận - chuyển giao khoa học kỹ thuật đối với nhân dân.

+ Cơ sở hạ tầng: Đánh giá thực trạng mạng lưới giao thông, điện, hệ thống thuỷ lợi và các công trình phúc lợi trên địa bàn.

- Nhóm kinh tế nông nghiệp: Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nội ngành về.

+ Sản xuất lâm nghiệp. + Chăn nuôi.

+ Thuỷ sản.

- Nhóm thông tin tổng hợp: Bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế - xã hội, nhăn văn và môi trường.

2.3.2.2. Phương pháp thu thập

1) Phương pháp kế thừa chọn lọc các tài liệu

Thông tin về tình hình của huyện được thu thập bao gồm các tài liệu về: Tình hình dân sinh, kinh tế, địa lý, thổ nhưỡng, đất đai, tài nguyên, khí hậu thủy văn; báo cáo tổng kết, đánh giá các chương trình, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm sản xuất nói chung và sản xuất lâm nghiệp nói riêng; công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện, xã ….

2) Điều tra khảo sát bổ sung ngoại nghiệp

Tiến hành điều tra khảo sát thực tế nhằm kiểm nghiệm, bổ sung cho những tài liệu và thông tin được kế thừa, cụ thể:

- Khảo sát thực địa để nắm tổng quan về tình hình sử dụng đất, tình hình giao đất, giao rừng, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số loài cây trồng.

- Rà soát bản đồ thực trạng sử dụng đất, giao đất, giao rừng kết hợp với việc phân tích diễn biến tài nguyên rừng theo thời gian.

- Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân, bằng cách tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp đối với các hộ gia đình được giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện về: Điều kiện đất đai, tình hình sử dụng đất trong sản xuất nông - lâm nghiệp.

3) Phân loại, tổng hợp

Các thông tin thu được bằng phương pháp kế thừa, kết hợp với điều tra bổ sung ngoại nghiệp. Tiến hành phân loại, tổng hợp tình hình sử dụng đất và sản xuất nông lâm nghiệp theo các chỉ tiêu chí: Cơ cấu cây trồng, khả năng

phù hợp với đất đai, khí hậu; kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác của người dân địa phương; sâu bệnh; vốn; khả năng đầu tư; hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường....

Kết hợp giữa các nguồn tài liệu kế thừa với kiểm tra thực địa nhằm bổ sung, loại trừ những sai sót làm cơ sở đối chứng và chọn lọc số liệu chuẩn để xây dựng đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện bát xát tỉnh lào cai​ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)