Nhận xét, đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 25)

Các công trình nghiên cứu về Luồng đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, Indonesia,... Đây là những công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về Tre, Luồng, từ khâu tạo giống đến kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác, thu hoạch. Ngoài việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng Tre, Luồng, một số công trình đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sự suy thoái của rừng Luồng như tạo giống mới, kỹ thuật trồng xen, kỹ thuật bón phân,... Việc nhân giống Luồng bằng phương pháp nuôi cấy mô thành công là bước đột phá quan trọng trong cải thiện giống, giúp người trồng rừng

sản xuất cây con với số lượng lớn, có chất lượng tốt và không bị nhiễm bệnh. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng Luồng cho thấy các nước trên thế giới đã thực hiện theo hướng đa dạng hóa lâm sinh bằng cách trồng hỗn loài Luồng với nhiều loài cây gỗ khác nhau, kể cả các loài cây lá rộng, cây lá kim và cây nông lâm kết hợp với các tỷ lệ hỗn loài khác nhau. Các nghiên cứu về đất và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất rừng trồng Luồng đã tạo cơ sở khoa học cho việc duy trì cân bằng dinh dưỡng trong đất bằng cách bón một lượng phân tương ứng với lượng dinh dưỡng đã mất do khai thác. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì không những nâng cao sức sản xuất mà còn tạo ra sự ổn định về năng suất của rừng Luồng trong suốt chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã có trên thế giới chưa đi sâu nghiên cứu cho đối tượng rừng Luồng bị thoái hóa, cơ sở khoa học để nhận biết rừng Luồng bị thoái hóa, mức độ thoái hóa.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về cây Luồng ở Việt Nam cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề kỹ thuật xây dựng và kinh doanh rừng Luồng. Một số nghiên cứu đã hướng đến các biện pháp kỹ thuật nhằm làm giảm sự suy thoái của rừng Luồng như kỹ thuật trồng xen, kỹ thuật bón phân. Đây có thể coi là các cơ sở khoa học nhằm kinh doanh rừng Luồng theo hướng bền vững. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã có mới chỉ tập trung cho đối tượng rừng Luồng đang sinh trưởng, phát triển bình thường mà chưa đi sâu nghiên cứu cho đối tượng rừng Luồng đã và đang bị thoái hóa, đặc biệt là các rừng Luồng đang bị thoái hóa ở Thanh Hóa. Thực tế cho thấy, cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu về đặc điểm của rừng Luồng bị thoái hóa chưa xác định được các nguyên nhân gây thoái hóa rừng Luồng, cũng như chưa xác định được tiêu chí phân loại từng đối tượng cũng như mức độ thoái hóa nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp phục hồi rừng Luồng thoái hóa. Nhằm góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên, Đề tài "Nghiên cứu đặc điểm rừng Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li) thoái hóa tại Thanh Hóa" đặt ra là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn, góp phần đưa cây Luồng trở lại vị thế như vốn có của nó là một trong những cây “đặc sản” của tỉnh Thanh Hoá.

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Về lý luận

- Xác định được đặc điểm của rừng Luồng thoái hóa.

- Xây dựng được tiêu chí xác định mức độ thoái hóa của rừng Luồng. Về thực tiễn

Xây dựng được hướng dẫn phương pháp xác định rừng Luồng thoái hóa.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Rừng Luồng thoái hóa ở Thanh Hóa.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện trên 3 huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh và Bá Thước.

- Về nội dung: Do điều kiện về mặt thời gian và các hạn chế khác, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trên một số khía cạnh đặc điểm rừng Luồng thuần loài bị thoái hóa.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng rừng Luồng tại Thanh Hóa

+ Thực trạng diện tích trồng Luồng. + Biện pháp kỹ thuật đã và đang áp dụng.

- Nghiên cứu đặc điểm của rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa

+ Xác định nguyên nhân gây thoái hóa của rừng Luồng.

+ Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của rừng Luồng thoái hóa.

- Xây dựng tiêu chí và bảng phân loại rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa

+ Xây dựng tiêu chí xác định mức độ thoái hóa của rừng Luồng theo các nguyên nhân khác nhau;

+ Xây dựng bảng tra mức độ thoái hóa của rừng Luồng theo các nguyên nhân.

- Hướng dẫn phương pháp xác định rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa

2.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

2.4.1. Phương pháp tiếp cận

Trên cơ sở thu thập và tổng hợp các tài liệu, thông tin về những vấn đề cần quan tâm, tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng gây trồng và phát triển rừng Luồng, đặc điểm rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa, tiến hành xây dựng tiêu chí và bảng phân loại rừng Luồng thoái hóa. Sau cùng hướng xây dựng hướng dẫn về phương pháp xác định mức độ thoái hóa của rừng Luồng. Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài được cụ thể hóa theo sơ đồ hình sau:

Hình 2.1. Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài

Nhìn chung, cách tiếp cận của đề tài sẽ theo hướng tổng hợp và có sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương,

Cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm và người dân, đặc biệt là trong việc điều tra đánh giá thực trạng gây trồng vàphát triển rừng Luồng để xây dựng tiêu chí, bảng phân loại Luồng thoái hóa có thể áp dụng cho sản xuất.

Thu thập, tổng hợp tài liệu liên quan

Đánh giá thực trạng rừng Luồng tại Thanh Hóa

Nghiên cứu đặc điểm rừng Luồng thoái hóa

Hướng dẫn phương pháp xác định rừng Luồng thoái hóa

Xây dựng tiêu chí xác định mức độ thoái hóa rừng Luồng

Xây dựng bảng tra mức độ thoái hóa của rừng Luồng

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.2.1. Kế thừa kết quả nghiên cứu và các tài liệu đã có về vấn đề liên quan

- Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội. + Tài liệu về địa lý, đất đai, thổ nhưỡng

+ Tài liệu khí hậu thuỷ văn + Dân sinh kinh tế xã hội

- Thu thập số liệu hiện trạng rừng Luồng Thanh Hóa

- Thu thập các văn bản hướng dẫn kỹ thuật trồng Luồng đã được ban hành. - Thu thập các báo cáo đánh giá, các thông tin liên quan đến kỹ thuật gây trồng và phát triển rừng Luồng.

- Thu thập các báo cáo khoa học, các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật, mô hình trồng rừng Luồng trong thời gian qua.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra, đánh giá thực trạng rừng Luồng

Tại các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh và Bá Thước, sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) để thu thập thông tin về các biện pháp kỹ thuật trồng Luồng như: năm trồng, nguồn giống cây con, tiêu chuẩn cây con, mật độ trồng, biện pháp làm đất, bón phân, chăm sóc, khai thác, các vấn đề về sâu bệnh hại, đánh giá của người dân về các vấn đề kỹ thuật.

Tại huyện Ngọc Lặc chọn xã Ngọc Liên, Nguyệt Ấn, Mỹ Tân; huyện lang Chánh chọn xã Quang Hiến, Đồng Lương, Giao An; huyện Bá Thước chọn xã Lâm Xa, Ban Công, Điền Quang. Mỗi xã chọn 12 hộ gia đình, trong đó 4 hộ có rừng Luồng tốt nhất, 4 hộ có rừng Luồng trung bình và 4 hộ có rừng Luồng xấu nhất để điều tra. Tại rừng Luồng của mỗi hộ, lập 3 ô tiêu chuẩn điển hình, tạm thời, diện tích 1000 m2. Trong mỗi ô tiêu chuẩn thu thập các chỉ tiêu sau đây:

- Đặc điểm sinh trưởng: Thu thập các chỉ tiêu như số bụi/ô; số cây/bụi (gồm cả măng), tuổi cây trong bụi, đường kính thân cây, chiều cao cây, tình hình sâu bệnh. Chiều dài dóng được đo ở đoạn 15 dóng đầu tiên kể từ mặt đất của tất cả các cây trong 3 bụi ở tâm ô. Đối với chiều dày vách, sau khi đo đường kính, chia đường kính theo cấp, mỗi cấp cách nhau 1,0 cm, ở mỗi cấp kính chặt 5 cây tiêu chuẩn, các

cây tiêu chuẩn được chặt ở dóng đầu tiên kể từ gốc lên (cách mặt đất từ 3-5cm) và đo chiều dày vách của cây Luồng tại vị trí gốc chặt theo 4 hướng trên hai trục vuông góc với nhau.

- Đặc điểm về đất đai dưới tán rừng Luồng: Trong mỗi ô tiêu chuẩn đào 1 phẫu diện đất, mô tả các đặc điểm của đất và lấy 3 mẫu đất ở 3 tầng là 0-20cm, 21- 40cm và 41-60cm để phân tích xác định các tính chất của đất, bao gồm: độ ẩm (theo phương pháp khối lượng), dung trọng (theo phương pháp Kjeldal), hàm lượng mùn (theo phương pháp Walkley-Black), N (theo phương pháp Kjeldal), P (theo phương pháp AOAC 990.08-2000), K (theo phương pháp phát xạ).

Đối với việc phân loại Luồng, Luồng được phân loại trên cơ sở thị trường đang áp dụng tại Thanh Hóa, cụ thể như sau:

+ Luồng loại 1: đường kính trên 9,5 cm, chiều dài trên 10m. + Luồng loại 2: đường kính từ 8-9,4 cm, chiều dài 8-10m. + Luồng loại 3: đường kính từ 6,5-7,9 cm, chiều dài từ 6-8m. + Luồng loại 4: đường kính nhỏ hơn 6,4 cm, chiều dài nhỏ hơn 6m.

(Chiều dài nêu trên là chiều dài Luồng thương phẩm, khi bán đã chặt bỏ phần ngọn) Do hầu hết các măng được sinh ra từ cây tuổi 2 nên để tính hệ số sinh măng, đề tài chỉ coi cây tuổi 2 là cây mẹ có thể đẻ măng. Khi đó hệ số sinh măng được tính theo công thức:

2.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu các đặc điểm rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa

Để nghiên cứu đặc điểm rừng Luồng thoái hóa, tại các xã trên, chọn các rừng Luồng có mức độ thoái hóa khác nhau theo các nguyên nhân như: Thoái hóa do lập địa; Thoái hóa do khai thác quá mức; Thoái hóa do sâu, bệnh hại (sọc tím, vòi voi, chổi sể, rỉ sắt,...) và Thoái hóa do tổng hợp các nguyên nhân trên. Việc phân loại thoái hóa theo các nguyên nhân, cụ thể như sau:

Số măng sinh ra Hệ số sinh măng = ---

- Rừng Luồng bị thoái hóa do lập địa (đất cằn cỗi) rừng Luồng bị thoái hóa do đất đai cằn cỗi là rừng Luồng trồng đúng lập địa, khai thác theo đúng Quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác Luồng của Bộ Nông nghệp và PTNT (2000), tỷ lệ cây hoặc bụi bị sâu, bệnh nhỏ hơn 10%. Trong quá trình canh tác không bón phân, đất đai cằn cỗi và Luồng xấu (trung bình nhỏ hơn 75% so với trước đây).

- Rừng Luồng bị thoái hóa do khai thác quá mức là rừng Luồng trồng đúng lập địa, trong quá trình canh tác có bón phân hoặc không bón phân nhưng đất còn tốt. Tỷ lệ cây hoặc bụi bị sâu bệnh nhỏ hơn 10%. Cường độ khai thác quá mức so với quy phạm kỹ thuật, cụ thể là số cây khai thác quá 30% cây từ tuổi 3 trở lên (với các rừng Luồng có luân kỳ chặt là 1 năm) và 40% số cây từ tuổi 3 trở lên (với các rừng Luồng có luân kỳ chặt là 2 năm).

- Rừng Luồng bị thoái hóa do sâu vòi voi: Là rừng Luồng trồng đúng lập địa, khai thác theo đúng quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác Luồng của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000), đất còn tốt, số cây (măng) bị sâu vòi voi đục chiếm trên 25%.

- Rừng Luồng bị thoái hóa do bệnh sọc tím là rừng Luồng không phải thoái hóa do các nguyên nhân trên nhưng có số bụi bị bệnh sọc tím chiếm trên 25%.

- Rừng Luồng bị thoái hóa do tổng hợp nhiều nguyên nhân là rừng bị thoái hóa do từ 2 nguyên nhân trên trở lên.

Tại mỗi rừng Luồng có mức độ thoái hóa trên, lập 3 ô tiêu chuẩn điển hình, tạm thời để điều tra đặc điểm của rừng Luồng, phương pháp và chỉ tiêu như trên (mục 2.4.2.2).

2.4.2.4. Phương pháp xây dựng tiêu chí và bảng phân loại thoái hóa rừng Luồng

Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu đặc điểm của rừng Luồng thoái hóa so sánh với đặc điểm rừng Luồng của Nguyễn Ngọc Bình (1964) để xác định mức độ thoái hóa của Luồng hiện nay.

Do năng suất và chất lượng của rừng Luồng được biểu hiện qua khả năng sinh trưởng và chất lượng của từng cây trong từng bụi Luồng. Tất cả các nguyên nhân gây nên thoái hóa rừng Luồng đều được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu về sinh trưởng và phẩm chất của cây Luồng. Ngoài ra, số cây trên ha cũng là một trong

những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của rừng Luồng. Do đó, các tiêu chí mà đề tài sẽ sử dụng để xây dựng bảng phân loại rừng Luồng thoái hóa là:

(1) Đường kính tại vị trí 1.3m (trung bình) của cây Luồng. (2) Chiều cao (trung bình) của cây Luồng.

(3) Chiều dài dóng trung bình (của 15 dóng từ dưới lên). (4) Chiều dày vách Luồng (tại vị trí gốc chặt).

(5) Số bụi trên ha, cây trên ha.

Dựa vào phạm vi biến động của 5 chỉ tiêu nêu trên sẽ chia mức độ thoái hóa của rừng Luồng thành 4 cấp theo mức độ tăng dần: Thoái hóa cấp 1, 2, 3 và 4. Mỗi chỉ tiêu đều chia thành 4 cấp bằng cách cho điểm và dựa vào tổng điểm theo 4 chỉ tiêu để xếp rừng Luồng đó theo các loại thoái hóa tương ứng.

2.4.3. Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu

Trong quá trình xử lý tài liệu, đề tài tiến hành chỉnh lý và sắp xếp các thông tin được thu thập theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vấn đề, phân tích các ý kiến quan điểm để lựa chọn và tìm giải pháp. Đồng thời phải tính định lượng một số vấn đề có thể thực hiện được và liên hệ với các kết quả điều tra. Những thông tin thu thập được có những thông tin định tính và những thông tin định lượng, các thông tin này đều có giá trị quan trọng. Toàn bộ những thông tin, số liệu thu thập được tiến hành chỉnh lý, tổng hợp phân tích đánh giá về các mặt.

- Phân tích đánh giá các thông tin về điều kiện tự nhiên như địa hình, địa mạo, khí hậu thuỷ văn, tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật bằng cách thống kê sắp xếp, phân tích đánh giá các thông tin.

- Thống kê phân tích tổng hợp đánh giá các thông tin về xã hội.

- Một số phần mềm chuyên môn sẽ được sử dụng để phân tích các số liệu trên như: SPSS, Excel.

Chương 3

ĐIÊU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THANH HÓA 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Hóa có tổng diện tích đất tự nhiên: 1.113.193,81 ha, nằm ở phía Bắc của vùng Bắc trung bộ gồm 26 huyện thị và một thành phố trực thuộc tỉnh.

Tọa độ địa lý:

19018' đến 200 40' vĩ độ bắc

1040 22' đến 106004' kinh độ Đông Vị trí tiếp giáp với các tỉnh:

Phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình. Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào).

Phía Đông giáp Biển Đông. Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.

Chiều rộng từ Tây sang Đông 110 km, từ Bắc xuống Nam 100 km, có bờ biển dài 102 km; Thành phố Thanh Hóa cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam; Tỉnh có Quốc lộ IA; 15A; 45; 47; 10; Đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc Nam, Cảng biển khu kinh tế Nghi Sơn. Với vị trí địa lý trên tạo cho tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ trọng điểm của vùng Bắc trung bộ, phát triển văn hóa xã hội và giao lưu với các vùng trong cả nước và quốc tế.

3.1.2. Địa hình

Địa hình Thanh Hóa chia làm 3 vùng: Vùng ven biển gồm 6 huyện, thị xã: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn. Độ cao trung bình 3-6 m xen các dãy đồi. Vùng ven biển có vùng đất rộng để phát triển Khu công nghiệp và cảng biển nước sâu khu kinh tế Nghi Sơn ở Tỉnh Gia. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)