Thực trạng về diện tích và phân bố rừng Luồng tạiThanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 40 - 41)

- Hướng dẫn phương pháp xác định rừng Luồng thoái hóa tạiThanh Hóa

4.1.1. Thực trạng về diện tích và phân bố rừng Luồng tạiThanh Hóa

Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 69.458 ha rừng Luồng, chiếm 46,8% diện tích rừng trồng, là cây lâm nghiệp có diện tích lớn nhất trong số 20 loài cây trồng lâm nghiệp phổ biến và có tác động rất lớn đến đời sống văn hóa và xã hội đồng bào các dân tộc miền núi, đồng thời có ảnh hưởng nhất định đến môi trường sinh thái trong khu vực.

Trong giai đoạn 2011-2015 tỉnh Thanh Hóa đã và đang xây dựng quy hoạch vùng Luồng tập trung nhằm ổn định vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đồng thời tạo ra vùng sản xuất hàng hóa cho nhân dân các huyện vùng núi. Vì vậy, để kinh doanh và phát triển bền vững rừng Luồng tỉnh Thanh Hóa cần có những chính sách ưu tiên cho phát triển cây Luồng, đặc biệt là việc quản lý bảo vệ và áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật trồng và khai thác Luồng.

Thực trạng về diện tích và phân bố của rừng Luồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được tổng hợp trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thực trạng về diện tích và phân bố của rừng Luồng tại Thanh Hóa

TT Tên huyện Tổng diện tích tự nhiên (ha) Che phủ (%)

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp (ha)

Tổng Diện tích có rừng Đất trống R. Luồng R. Khác 1 Quan Hóa 99.013,7 80,2 79.440,4 24.338,0 50.043,0 5.059,4 2 Lang Chánh 58.659,2 78,9 50.632,6 11.950,0 33.008,6 5.588,1 3 Quan Sơn 93.017,0 79,2 80.047,2 8.833,5 64.015,5 7.229,7 4 Ngọc Lặc 49.553,0 38,8 21.608,7 7.904,6 10.129,2 3.346,4 5 Bá Thước 77.522,0 60,8 50.325,3 7.906,0 38.431,8 4.210,8 6 Như Thanh 58.835,9 54,0 36.266,1 2.286,0 28.119,9 5.851,3 7 Cẩm Thủy 42.583,2 39,2 18.994,1 1.975,0 14.294,2 2.667,0 8 Thường Xuân 111.380,8 70,0 90.346,9 1.601,0 74.289,6 14.476,3

9 Thọ Xuân 30.010,1 7,9 2.932,9 1.129,0 1.108,4 712,9 10 Mường Lát 81.461,4 56,0 70.483,7 745,0 42.566,4 27.197,7 11 Thạch Thành 55.892,5 43,0 28.236,9 428,6 21.628,6 6.187,3 12 Như Xuân 71.988,1 64,3 52.607,5 360,0 44.798,5 7.446,3 13 Các huyện khác 283.556,3 11,8 42.109,5 26.618,4 7.843,3 Tổng 1.113.193,8 632.188,9 69.458,0 475.568,3 87.162,6 Trung bình 49

(Nguồn: Diễn biến tài nguyên rừng Thanh Hóa năm 2009)

Qua bảng 4.1 cho thấy, cây Luồng phân bố chủ yếu tại 12 huyện miền núi và trung du của tỉnh Thanh Hóa, trong đó diện tích rừng Luồng tập trung ở lưu vực sông Mã và giảm dần theo các huyện phía Tây Bắc đến Đông Nam của tỉnh. Huyện Quan Hóa có diện tích rừng Luồng lớn nhất trong tỉnh 24.338 ha chiếm 30%; tiếp đến là huyện Lang Chánh (chiếm 16%) và Quan Sơn, Ngọc Lặc đều chiếm xấp xỉ 12%. Nhìn chung, những huyện có diện tích rừng Luồng lớn đều có những điều kiện sinh thái phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây Luồng. Rừng Luồng phân bố tập trung nên rất có lợi thế trong việc quy hoạch, phát triển các cơ sở chế biến. Đây cũng là vùng chủ yếu đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, đời sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, nên thu nhập từ cây Luồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cải thiện đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)