Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 37 - 40)

- Hướng dẫn phương pháp xác định rừng Luồng thoái hóa tạiThanh Hóa

3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Về thuận lợi

- Thanh Hóa có vị trí địa lý chính trị kinh tế ổn định là điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu hàng hoá với trong nước và quốc tế.

- Trên địa bàn đang triển khai đầu tư nhiều dự án phát triển kinh tế, xã hội trong đó đầu tư cho lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.

- Nhiệt độ, ẩm độ thích hợp cho thực vật, cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh. Đặc biệt điều kiện tự nhiên ở khu vực các tỉnh miền núi phía Tây của tỉnh rất phù hợp cho cây Luồng sinh trưởng và phát triển.

- Thanh Hóa là tỉnh đông dân, dân tộc kinh chiếm 82,6% dân số toàn tỉnh, trình độ dân trí cao, nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất và đời sống.

- Cơ sở hạ tầng được tăng cường và củng cố, giao thông được cải thiện, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ các trục chính được rải nhựa. Đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường biển đang tạo cho tỉnh điều kiện phát triển và giao lưu kinh tế xã hội với mọi vùng trong nước và quốc tế.

- Điện lưới quốc gia đã đến các huyện miền núi là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến; thông tin tuyên truyền phát triển nhanh là điều kiện để thông tin đến người dân các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Công tác giao đất lâm nghiệp kịp thời và đồng bộ, rừng đã có chủ thực sự nên khi các dự án triển khai khá thuận lợi, công tác quản lý và bảo vệ rừng đi vào đề nếp và phát huy hiệu quả, phong trào trồng rừng và bảo vệ phát triển rừng phát triển mạnh mẽ trong nhân dân.

Về khó khăn

- Do địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối và các dãy núi cao, độ chênh cao giữa các vùng lớn, sông suối ngắn và dốc, vùng đồng bằng có nhiều nơi trũng thấp so mặt nước biển, vùng biển có nhiều cửa sông lạch, đê biển. Kết hợp lượng mưa trong năm lớn lại phân bố không đều tập trung >85% vào mùa mưa là nguyên nhân dễ gây ra lũ lụt, giao thông đi lại khó khăn.

- Khí hậu thời tiết có nhiều yếu tố bất lợi như bão lụt, gió lốc, mưa đá, gió Tây Nam khô hanh gây hạn hán, gió mùa Đông Bắc gây rét đậm, rét hại xảy ra sẽ làm thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Đất đai có nhiều loại đất dễ bị xói mòn khi cường độ mưa lớn.

- Những yếu tố trên có liên quan đến trực tiếp đến phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ chắn gió, chắn sóng và phòng hộ môi trường.

- Dân số đông, phân bố không đều là áp lực lớn cho công tác quản lý. Mặt khác, một lượng lớn dân số sống gần rừng, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng đã và đang tạo ra nhiều sức ép lên nguồn tài nguyên rừng tự nhiên hiện nay của tỉnh. Lao động trong nông thôn vẫn thiếu việc làm, thiếu vốn đầu tư sản xuất.

Chương 4

KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá thực trạng rừng Luồng tại Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)