Khí hậu thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 34 - 35)

- Hướng dẫn phương pháp xác định rừng Luồng thoái hóa tạiThanh Hóa

3.1.3. Khí hậu thủy văn

3.1.3.1. Khí hậu

Thanh Hóa có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, một năm có 2 mùa rõ rệt mùa đông lạnh có sương giá, sương muối, ít mưa, độ ẩm thấp, mùa hè nóng có gió mùa Tây Nam, thường xuyên xảy ra giông bão từ tháng 7 đến tháng 10. Theo số liệu quan trắc của đài khí tượng thủy văn trong tỉnh và đài khí tượng Bắc Trung bộ thì Thanh Hóa có đặc điểm khí hậu như sau:

Nhiệt độ không khí trung bình năm 23- 24oc; biên độ nhiều ngày từ 5-7,5oc, Tối cao tuyệt đối 39-41oc, tối thấp tuyệt đối 1- 2oc. Tổng số giờ nắng trong năm từ 1.600-1.900 gời, tổng nhiệt độ cả năm 8.600 - 8.700o c;

Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1600-2200 mm, lượng mưa phân bố không đều, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, nhiều nhất từ tháng 7,8 và tháng 9 (chiếm 85% lượng mưa cả năm), kết hợp với địa hình chia cắt mạnh, phức tạp, nên dễ gây ra lũ lụt, giao thông đi lại khó khăc trong mùa mưa.

Lượng bốc hơi trung bình năm 639 mm, cao nhất 925 mm.

Thanh Hóa chịa ảnh hưởng của 2 loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mạnh vào tháng 11; 12; 1.

Gió Tây Nam khô nóng hoạt động từ tháng 4 đến tháng 7, kèm theo nhiệt độ cao là độ ẩm thấp, lượng bốc hơi cao gây khô hanh.

Bão ảnh hưởng trực tiếp trung bình 3-4 cơn/năm. Ngoài ra, có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió lốc, mưa đá, rét hại, sương muối, sương giá.

3.1.3.2. Thủy văn

Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh tương đối dày, mật độ 0,7-0,8km/km2

Lưu vực sông lớn nhất là sông Mã bắt nguồn từ Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) chảy qua Lào vào Thanh Hóa. Tiếp đến là hệ tống sông Yên, Sông Hoạt và Sông Bạng. Tổng chiều dài sông ngòi 881 km, lượng nước trung bình năm 19,5 tỷ m3. 4 Hệ thống sông chính đều có đê bao. Mùa mưa lũ lưu lượng dòng chảy lớn, kết hợp triều cường thường gây ra lũ lụt ngập úng. Mùa khô lưu lượng dòng chảy xuống thấp, gây thiếu nguồn nước cho hệ thống công trình thủy lợi. Các cửa sông ra biển bị phù sa bồi lắng gây cản dòng chảy, hệ thống đê bao trên nền đất yếu dễ bị vỡ khi có lũ lớn và bão đổ bộ trực tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)