Thực trạng về chất lượng rừng Luồng tạiThanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 42 - 46)

- Hướng dẫn phương pháp xác định rừng Luồng thoái hóa tạiThanh Hóa

4.1.3. Thực trạng về chất lượng rừng Luồng tạiThanh Hóa

Chất lượng rừng Luồng được phản ánh thông qua các chỉ tiêu như sinh trưởng đường kính, chiều cao, tỷ lệ Luồng theo tuổi cây, phân loại Luồng theo thương phẩm, tình hình sâu bệnh hại,…

Theo thống kê hiện trạng rừng năm 2009, rừng Luồng cấp tuổi I (chưa đến tuổi khai thác) chỉ có 8.481ha, chiếm 12,2% diện tích, còn lại là rừng Luồng cấp

tuổi II đến cấp tuổi V: với 60.977 ha, chiếm 87,8%. Như vậy, đa phần diện tích rừng Luồng hiện nay đang trong độ tuổi khai thác, nên phương thức và kỹ thuật khai thác có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng rừng Luồng.

Hầu hết rừng Luồng hiện nay đều là rừng Luồng thuần loại, chỉ có khoảng 8,6% diện tích rừng Luồng có cây gỗ hỗn giao. Số diện tích trồng hỗn giao chủ yếu là diện tích rừng mới được trồng của dự án 327, 661 và 147. Rừng Luồng thuần loại là một trong những nguyên nhân dẫn đến phát triển không bền vững, năng suất, chất lượng thấp và không ổn định. Mặt khác còn ảnh hưởng theo chiều hướng bất lợi đối với môi trường và tính đa dạng sinh học trong vùng, vì đặc điểm cây Luồng có hệ rễ chùm, tán lá thưa, nên khả năng giữ nước thấp so với cây thân gỗ (nghiên cứu của trường Đại học lâm nghiệp cho thấy cây Luồng chỉ giữ được 8,91% lượng nước mưa, trong khi cây gỗ trên 20%). Do đó, môi trường đất trong rừng Luồng thuần loài thường bị bí, chặt, khô, nóng và sili cát hóa.

- Tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng Luồng tại Thanh Hóa

Theo kết quả điều tra đánh giá sinh trưởng và phát triển rừng Luồng tại 3 huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh và Bá thước được tổng hợp trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Thực trạng về sinh trưởng rừng Luồng tại Ngọc Lặc, Lang Chánh và Bá Thước, Thanh Hóa

Địa điểm Đánh giá sinh trưởng

D1.3 (cm) S% Hvn (m) S%

Ngọc Lặc 8,5 21,1 10,9 23,7

Lang Chánh 7,1 19,2 9,8 23,0

Bá Thước 7,7 19,7 10,2 26,5

Trung bình 7,8 20,0 10,3 24,4

Qua bảng 4.3 cho thấy, trong 3 huyện điều tra, sinh trưởng trung bình của rừng Luồng ở Ngọc Lặc đạt cao nhất (8,5 cm về đường kính và 10,9 m về chiều cao). Tính trung bình cho cả 3 huyện, sinh trưởng đường kính trung bình đạt 7,8 cm

và chiều cao đạt 10,3 m. Biến động về các chỉ tiêu sinh trưởng cũng rất lớn, hệ số biến động về đường kính trung bình là 20% và về chiều cao là 24,4%.

- Thực trạng rừng Luồng phân theo tuổi cây

Kết quả điều tra, phân loại tỷ lệ Luồng theo tuổi ở các 3 huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước được tổng hợp trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Thực trạng rừng Luồng phân theo tuổi cây tại Thanh Hóa

Địa điểm Số cây

/bụi

Phân theo tuổi (%)

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi >=4

Ngọc Lặc 11 30,9 25,3 33,6 10,1

Lang Chánh 10 35,7 38,9 18,9 6,5

Bá Thước 10 40,6 48,9 10,5 0,0

Trung bình 10 35,7 37,7 21,0 5,6

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy số cây trung bình trên bụi là 10 cây, trong đó phân theo cấp tuổi thì Luồng tuổi 1 đạt 35,7%, tuổi 2 đạt 37,7%, tuổi 3 đạt 21%, còn lại 5,6% là từ tuổi 4 trở lên. Như vậy, ta có thể thấy tỷ lệ Luồng non (cây tuổi 1+2) chiếm tỷ lệ trên 70% sản lượng rừng Luồng. Đây cũng chính là những cây Luồng có khả năng sinh măng, qua đó phản ảnh sức sản xuất của rừng Luồng rất lớn.

- Thực trạng chất lượng rừng Luồng phân theo thương phẩm

Hiện nay, thị trường tiêu thụ Luồng ở Thanh Hóa đang rất sôi động, trong đó Luồng chủ yếu được bán theo cây, tùy thuộc vào cấp phân loại Luồng mà giá cũng rất khác nhau. Theo tiêu chuẩn thương phẩm của Luồng hiện nay hiện trạng chất lượng rừng Luồng ở Thanh Hóa được thể hiện trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Thực trạng chất lượng rừng Luồng phân theo tiêu chuẩn thương phẩm

Địa điểm Số cây /bụi

Phân loại Luồng theo thương phẩm (%)

Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4

Ngọc Lặc 11 19,5 23,8 31,9 24,8

Bá Thước 10 15,8 28,5 32,9 22,7

Trung bình 10 13,8 23,4 35,5 27,2

Ghi chú: Luồng loại 1: D>=9,5 cm; Hsd>=6-7m. Luồng loại 2: 8<=D<9,5; Hsd>=6-7m. Luồng loại 3: 6,5<=D<8; Hsd>=6-7m.

Luồng loại 4 (ruỗn): D<6,5; Hsd >2m hoặc D>6,5; Hsd=2-5 m.

Kết quả bảng 4.5 cho thấy, tiêu chuẩn phân loại Luồng ở Thanh Hóa là dựa vào đường kính và chiều cao đoạn thân sử dụng của cây Luồng. Theo đó, đường kính Luồng loại 1 có D>=9,5 cm, loại 2 có 8<=D<9,5 cm, loại 3 có 6,5<=D<8 cm, những cây có D<6,5 được xếp vào loại 4 (cọc, ruỗn). Về chiều cao thì loại 1+2+3 đều có chung một tiêu chuẩn là chiều dài đoạn thân sử dụng là 6-7m, riêng đối với loại 4 (cọc, ruẫn), chiều dài từ 2-5 m. Theo tiêu chuẩn này, tỷ lệ Luồng loại 1 hiện nay chiếm 13,8%, loại 2 chiếm 23,4%, loại 3 chiếm 35,5% và 27,2% là loại 4. Như vậy, Luồng loại 2 và 3 chiếm xấp xỉ 60% sản lượng rừng Luồng.

- Tình hình sâu bệnh hại rừng Luồng

Kết quả đánh giá mức độ sâu bệnh hại cũng như tình hình đổ gãy của rừng Luồng Thanh Hóa được tổng hợp trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tình hình sâu bệnh hại và đổ gãy của rừng Luồng tại Thanh Hóa

Địa điểm Tình hình sâu bệnh hại

% Vòi voi % Sọc tím % Chổi sể % Đổ gẫy

Ngọc Lặc 13,1 0,9 0,7 2,3

Lang Chánh 1,5 1,0 0,6 2,4

Bá Thước 17,5 2,8 0,6 3,2

Trung bình 10,7 1,6 0,6 2,6

Qua bảng 4.6 cho thấy, vòi voi là sâu hại chính rừng Luồng ở Thanh Hóa hiện nay. Kết quả điều tra cả 3 huyện đều thấy xuất hiện vòi voi trong mùa sinh măng, tại huyện Bá Thước, tỷ lệ Luồng bị sâu vòi voi phá hoại lớn nhất chiếm 17,5%. Không những vòi voi mà bệnh sọc tím cũng xuất hiện nhiều nhất ở huyện

này, chiếm 2,8%. Tỷ lệ Luồng bị vòi voi trung bình cả 3 huyện là 10,7%, bệnh sọc tím chiếm 1,6%, bệnh chổi xể Luồng chiếm 0,6%. Hiện nay, một số địa phương đã áp dụng một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh như: bẫy bắt sâu vòi voi, vệ sinh rừng, dùng câu liêm giật bỏ chổi xể mang ra khỏi rừng đốt triệt tiêu mầm bệnh,… ở Bá Thước, Lanh Chánh được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông huyện, xã các hộ gia đình dùng túi nilon bọc trùm cây măng để ngăn vòi voi phá hoại và hiệu quả rất tốt, đây là một biện pháp hữu hiệu làm giảm tỷ lệ phá hoại của sâu vòi voi đục măng. Diện tích rừng Luồng và tỷ lệ bụi Luồng bị nhiễm bệnh sọc tím tuy nhỏ hơn vòi voi, song đây là một loại bệnh nguy hiểm chưa tìm ra giải pháp phòng trừ hiệu quả. Rừng Luồng bị nhiễm bệnh sọc tím mới chỉ được phòng trừ bằng kinh nghiệm của nhân dân trồng Luồng là tiến hành chăm sóc bón phân, bón vôi nhằm hạn chế sự lây lan sang các bụi Luồng khác, đồng thời những diện tích bị bệnh sọc tím nặng không có khả năng hội phục thì chặt phá đi trồng lại cây lâm nghiệp thân gỗ khác. Vì vậy, bệnh sọc tím được coi là bệnh nguy hiểm nhất với rừng Luồng Thanh Hóa hiện nay. Ngoài nguyên nhân sâu bệnh, đổ gãy cũng làm cho chất lượng rừng Luồng bị giảm đi nghiêm trọng. Tỷ lệ Luồng bị đổ gãy chiếm trung bình 2,6% sản lượng rừng Luồng. Nguyên nhân đầu tiên làm cho rừng Luồng hiện nay bị đổ gãy là do khai thác quá mức, khai thác hết cây già (cây tuổi 3,4) nên Luồng không có chỗ dựa khi bị tác động gió bão hoặc xoáy lốc thì Luồng bị đổ gãy, lốc gốc hàng loạt. Một nguyên nhân nữa rừng Luồng Thanh Hóa yếu là rừng thuần loài trong rừng không có cây thân gỗ để làm điểm tựa cho cây Luồng, ngoài ra sâu vòi voi đục măng, mặc dù vẫn sinh trưởng thành cây Luồng nhưng những tổn thương do sâu vòi voi gây ra làm cho Luồng rất dễ bị đổ gãy khi gặp điều kiện bất lợi.

4.1.4. Các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác Luồng đã và đang áp dụng tại Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)