Thực trạng kinh tế xã hội và kết kấu hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 36 - 37)

- Hướng dẫn phương pháp xác định rừng Luồng thoái hóa tạiThanh Hóa

3.2.3. Thực trạng kinh tế xã hội và kết kấu hạ tầng

3.2.3.1. Về cơ sở hạ tầng

- Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông đi lại trên địa bàn tỉnh khá đa dạng và phong phú bao gồm: Quốc lộ có 735km (quốc lộ 1A, đường hồ chí minh, 15ª, 45, 47 217…), tỉnh lộ có 821km đường liên huyện, đường sắt đi qua 99,5km và 9 ga tầu. Đường thủy có 842 km đường sông chủ yếu là sông Chu và sông Mã. Thanh Hóa có 102 km bờ

biển và có hệ thồng cảng biển khá phát triển như Cảng Lễ Môn, Cảng nước sâu Nghi Sơn. Hệ thống giao thông trên địa bàn đã tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán giữa các địa phương và các tỉnh thành xung quanh. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương đặc biệt là các xã miền núi giao thông còn kém phát triển.

- Thuỷ lợi và thủy điện

Hệ thống sông, hồ, đập khá phát triển như sông Chu, hồ Mực và trên 1.400 hồ đập nhỏ miền núi với lưu lượng cung cấp nước lớn cùng với hệ thống kênh mương dày đặc một số đã được bê tông hóa tạo điều kiện cho việc cung cấp nước tưới sản xuất và phục vụ nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn như: Công trình Bắc sông Mã, Nam sông Mã và trên 380 trạm bơm tưới cho diện tích 281.500 ha.

Bên cạnh đó, hệ thống điện lưới quốc gia đến 27 huyện thị với 92% số hộ được dùng điện, mạng lưới thông tin liên lạc phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân địa phương.

3.2.3.2. Xã hội

Xã hội có bước phát triển ở thành thị, vùng nông thôn có sự chuyển biến, an ninh xã hội ổn định và giữ vững. 11 huyện miền núi cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, đời sống của các cộng đồng dân cư vẫn còn nhiều khó khăn.

3.2.3.2. Y tế, giáo dục

Y tế trên địa bàn tỉnh khá phát triển. Toàn tỉnh có 686 cơ sở y tế với đội ngũ y bác sỹ cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương.

Giáo dục được đầu tư phát triển mạnh từ các Chương trình đầu tư của Chính Phủ và các tổ chức Phi chính phủ cùng nhân dân xây dựng, theo số liệu thống kê của Cục thống kê 2009 toàn tỉnh có 2.182 trường học, 24.864 lớp học, 41.872 giáo viên, 731.036 học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)