Xác định nguyên nhân và xây dựng tiêu chí đánh giá nguyên nhân gây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 57 - 78)

- Hướng dẫn phương pháp xác định rừng Luồng thoái hóa tạiThanh Hóa

4.2.2. Xác định nguyên nhân và xây dựng tiêu chí đánh giá nguyên nhân gây

Trước khi đề tài được thực hiện, những ý kiến về nguyên nhân gây thoái hóa rừng Luồng tại Thanh Hóa đều cho rằng, hầu hết rừng Luồng tại Thanh Hóa hiện nay đều xấu so với trước những năm 1980. Một số đặc điểm có thể tập hợp lại là Luồng có đường kính nhỏ, chiều cao thấp, số cây/bụi ít, Luồng bị sâu bệnh hại. Đất

dưới tán Luồng bị xói mòn, trơ sỏi đá, bạc màu, bí chặt. Thực bì dưới tán rừng Luồng đơn giản, cằn cỗi. Có rừng Luồng xuất hiện tất cả các đặc điểm đó, tuy nhiên có rừng chỉ xuất hiện một vài đặc điểm. Như vậy, có thể một rừng Luồng bị thoái hóa một hoặc do nhiều nguyên nhân. Để xác định được nguyên nhân thoái hóa, đề tài làm rõ khái niệm thoái hóa rừng Luồng, trên cơ sở đó, tùy vào đặc điểm rừng Luồng để kết luận nguyên nhân.

Theo Nguyễn Lân (2003) thì thoái hóa là sự xấu dần đi so với những thế hệ trước. Khái niệm về thoái hóa trong lâm nghiệp ở nước ta lần đầu tiên được đề cập đến trong thuật ngữ lâm nghiệp (1996) là thoái hóa giống, theo đó thì: Thoái hóa giống là sự suy giảm những phẩm chất sinh học - kinh tế của giống trên cơ sở biến dị di truyền do phân li hữu tính, đột biến, lẫn giống và do giảm sức chống chịu đối với những bệnh lây truyền qua hạt.

Theo Will de jong và cộng sự (2005), suy thoái rừng "Là một quá trình dẫn đến xóa vỡ cấu trúc rừng, mất sự đa dạng của loài cây bản địa”. Sự suy thoái rừng có thể xảy ra dưới nhiều hình thức và được biểu hiện ở nhiều quy mô khác nhau, sự suy thoái xảy ra khi các sự kiện phi tự nhiên gây ra những xáo trộn trong các quá trình tự nhiên làm tổn hại sự cân bằng sinh thái.

Một số tác giả quan niệm suy thoái rừng chỉ bao gồm sự giảm sút hoặc suy yếu khả năng sản xuất gỗ của một diện tích rừng do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là hoạt động của con người; sự giảm bớt về diện tích không thuộc suy thoái rừng (Serna, 1986).

Grainger (1988) đã đưa ra khái niệm suy thoái thảm thực vật bằng các định nghĩa đó là sự giảm sút tạm thời hoặc vĩnh viễn về mật độ, cấu trúc, tổ thành loài hoặc năng suất thảm thực vật.

Trần văn Con (2006) cho rằng suy thoái rừng được biểu hiện một cách khái quát là quá trình dẫn đến phá vỡ cấu trúc rừng, mất đa dạng sinh học của các loài cây bản địa, các quá trình sinh thái đặc trưng nên hiện trạng rừng tự nhiên và năng suất của chúng.

Từ các khái niệm trên có thể rút ra nhận xét rằng: tùy vào mục đích mà thoái hóa có những định nghĩa và chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá khác nhau. Đối với rừng Luồng kinh doanh lấy thân, măng, thì có thể hiểu suy thoái rừng Luồng là sự suy giảm về năng suất và chất lượng Luồng theo thời gian.

Như vậy, rừng Luồng thoái hóa là rừng Luồng có năng suất và chất lượng đã bị giảm đi so với trước đây. Tuy nhiên, sự suy thoái có sự dao động từ rất nhỏ đến rất lớn, để thuận tiện cho việc đánh giá, đề tài chia các mức độ suy thoái thành 4 cấp như sau:

- Thoái hóa cấp 1 (cấp nhỏ nhất): Giảm so với trước <25% - Thoái hóa cấp 2: Giảm so với trước từ 26-50%

- Thoái hóa cấp 3: Giảm so với trước từ 51-75%

- Thoái hóa cấp 4 (cấp cao nhất): Giảm so với trước từ 76-100%

Từ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bình (1964) cho thấy, đường kính trung bình của Luồng tại 2 huyện Ngọc Lặc và Lang Chánh tại năm 1963 là 9,4cm, bên cạnh đó, hiện nay tại thị trường Thanh Hóa, Luồng có đường kính nhỏ hơn 9 là Luồng loại 2, căn cứ vào 2 dẫn liệu trên, đề tài cho rằng, rừng Luồng bị thoái hóa là rừng có đường kính trung bình của cây đạt dưới 9,5cm, tương ứng chiều dài sử dụng đạt trên 10m. Đồng thời, qua điều tra, phỏng vấn, chúng tôi thấy, hiện nay tại Thanh Hóa, có 4 nguyên nhân chính dẫn tới rừng Luồng bị thoái hóa là:

- Thoái hóa do đất xấu: Trong qua trình canh tác không bón phân, xới xáo nên đất bạc màu, bí chặt.

- Thoái hóa do khai thác quá mức: Khai thác chỉ để lại dưới 10 cây/bụi, chủ yếu còn cây tuổi 1 và 2, không có hoặc ít cây từ 3 tuổi trở lên <10%).

- Thoái hóa do giống: Giống có nguồn bệnh, giống từ cây mẹ xấu, giống sau khi trồng 1-2 năm đã ra hoa.

- Thoái hóa do sâu bệnh hại: Rừng Luồng bị sâu bệnh hại như bệnh sọc tím, sâu vòi voi, châu chấu ăn lá, rỉ sắt, chổi sể,...

Từ các nguyên nhân gây thoái hóa trên, đề tài xây dựng tiêu chí xác định nguyên nhân gây thoái hóa rừng Luồng như sau:

- Rừng Luồng bị thoái hóa do đất đai cằn cỗi là rừng Luồng trồng đúng lập địa, khai thác theo đúng Quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác Luồng của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000), tỷ lệ cây hoặc bụi bị sâu, bệnh nhỏ hơn 10%. Trong quá trình canh tác không bón phân, đất đai cằn cỗi và Luồng xấu.

- Rừng Luồng bị thoái hóa do khai thác quá mức là rừng Luồng trồng đúng lập địa, trong quá trình canh tác có bón phân hoặc không bón phân nhưng đất còn tốt. Tỷ lệ cây hoặc bụi bị sâu bệnh nhỏ hơn 10%. Cường độ khai thác quá mức so với quy phạm kỹ thuật, cụ thể là số cây khai thác quá 30% cây từ tuổi 3 trở lên (với các rừng Luồng có luân kỳ chặt là 1 năm) và 40% số cây từ tuổi 3 trở lên (với các rừng Luồng có luân kỳ chặt là 2 năm).

- Rừng Luồng bị thoái hóa do sâu vòi voi: Là rừng Luồng trồng đúng lập địa, khai thác theo đúng quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác Luồng của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000), đất còn tốt, số cây (măng) bị sâu vòi voi đục chiếm trên 25%.

- Rừng Luồng bị thoái hóa do bệnh sọc tím là rừng Luồng không phải thoái hóa do các nguyên nhân trên nhưng có số bụi bị bệnh sọc tím chiếm trên 25%.

- Rừng Luồng bị thoái hóa do tổng hợp nhiều nguyên nhân là rừng bị thoái hóa do từ 2 nguyên nhân trên trở lên.

Riêng đối với rừng Luồng thoái hóa do giống, đề tài chưa tìm được tiêu chí để xác định. Đối với rừng xấu do trồng sai lập địa, quan điểm của đề tài là tìm nguyên nhân để khắc phục, nhưng đã trồng sai lập địa thì chỉ nên khắc phục theo hướng loại bỏ Luồng để sử dụng vào mục đích khác phù hợp nên đề tài không xây dựng tiêu chí để xác định thoái hóa do nguyên nhân này.

4.2.3. Đặc điểm của rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa

4.2.3.1. Đặc điểm sinh trưởng và chất lượng của rừng Luồng thoái hóa

Rừng Luồng hiện có ở Thanh Hóa đã và đang bị thoái hóa ở các mức độ khác nhau nên nhìn chung sinh trưởng của rừng Luồng ở Thanh Hóa hiện tại đều tương đối xấu. Các đối tượng rừng Luồng có đường kính trung bình từ 9,5cm và chiều cao trung bình từ 15m trở lên rất ít gặp. Đa số các rừng Luồng hiện tại đều có đường kính trung bình đạt từ 6,0-7,5cm và chiều cao trung bình đạt từ 9-11m (chiều

dài thương phẩm nhỏ hơn 10m). Chiều dài dóng dao động từ 22,0-26,2cm, chiều dày vách từ 20-24,7mm, Luồng loại 1 chiếm tỷ lệ rất thấp (từ 0-16,2%) trong khi đó Luồng loại 4 chiếm tỷ lệ tương đối cao, từ 21,2-70,1%. Kết quả điều tra một số đặc điểm sinh trưởng và chất lượng của rừng Luồng thoái hóa theo các nguyên nhân khác nhau được thể hiện trong bảng 4.12 sau:

Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng của rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa theo các nguyên nhân khác nhau

TT Nguyên nhân gây thoái hóa rừng Luồng Sinh trưởng D1.3 Sinh trưởng Hvn Dbụi (m) Chiều dài dóng (cm) Chiều dày vách (mm) Chất lượng rừng Luồng (%) D1.3 (cm) S% Hvn (m) S% loại 1 loại 2 loại 3 loại 4 1 Do đất đai cằn cỗi 6,5 20,2 9,7 21,3 2,2 25,4 21,9 2,3 11,9 34,3 51,5 2 Do khai thác quá mức 7,5 17,8 12,6 22,6 1,5 26,2 23,0 10,1 28,3 30,6 31,0 3 Do sâu vòi voi 7,6 17,1 11,5 34,1 2,1 22,0 24,7 16,2 28,5 34,1 21,2 4 Do bệnh sọc tím 5,7 35,1 7,8 22,8 1,7 24,5 20,0 0 12,9 17,0 70,1 5 Do nguyên nhân tổng hợp 5,9 21,9 9,5 23,3 1,8 24,9 22,6 0 6,8 37,0 56,2 Trung bình 6,6 22,4 10,2 24,8 1,9 24,6 22,4 5,7 17,7 30,6 46,0

Số liệu bảng 4.12 cho thấy tùy theo từng nguyên nhân gây thoái hóa rừng Luồng mà các giá trị sinh trưởng về đường kính, chiều cao, chiều dài dóng, chiều dày vách và chất lượng của rừng Luồng thoái hóa khác nhau, cụ thể như sau:

+ Rừng Luồng thoái hóa do đất đai cằn cỗi: Ban đầu các rừng Luồng được trồng trên các dạng lập địa phù hợp, không bị sâu bệnh hại và khai thác không quá mức nhưng trong quá trình kinh doanh lâu dài mà không có biện pháp bảo vệ và cải

tạo đất như không để lại cành nhánh sau khai thác, không cuốc xới đất và không bón phân định kỳ cho Luồng. Do đó, sau một thời gian dài kinh doanh đã làm cho đất dần dần bị thoái hóa do bạc màu và khô cứng, bí chặt. Do vậy, sinh trưởng và chất lượng của Luồng trên các đối tượng này cũng bị giảm dần. Tại thời điểm năm 2009, sinh trưởng trung bình của rừng Luồng bị thoái hóa do đất đai cằn cỗi đạt 6,5cm về đường kính (hệ số biến động là 20,2%) và 9,7m về chiều cao (hệ số biến động là 21,3%), đường kính bụi là 2,2m. Tỷ lệ Luồng loại 1 cũng chiếm rất thấp, chỉ đạt trung bình là 2,3%, Luồng loại 2 chiếm 11,9%, trong khi đó Luồng loại 3 và 4 chiếm tương đối cao (34,3% Luồng loại 3 và 51,5% Luồng loại 4). Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bình (1963), đất trồng Luồng phù hợp thì hàm lượng các chất dinh dưỡng như mùn, đạm tổng số và kali dễ tiêu trong đất phải đạt loại khá hoặc giàu, trong đó hàm lượng mùn từ 4% - 7%; K2O dễ tiêu từ 10 - 17mg/100g đất; N % từ 0,2% - 0,3% và pH (KCl) từ 4,8 – 5,9. Kết quả nghiên cứu của Dai Qihui (1998) cũng chỉ ra rằng, đối với cây trồng lấy măng, để sản xuất 100 kg măng tươi, cây cần 500-700g Nitơ, 100 -150g Phốt pho và 200 - 250g Kali từ đất. Như vậy, nếu muốn thu hoạch 15.000 kg măng tươi trên ha mỗi năm cần bổ sung từ 75 - 100kg Nitơ, 15-22,5kg Phốt pho và 30-37,5kg Kali. Nếu không dùng các loại phân hóa học nêu trên thì bón 37.500 kg phân chuồng/ha cũng có thể bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết trên. Việc bón phân cần chia thành nhiều lần trong năm. Đối với tre, Luồng trồng lấy thân, để sản xuất 1.000 kg thân tre, Luồng cần 2,5 - 3,5kg Nitơ, 0,3 - 0,4kg Phốt pho và 3 - 4kg Kali từ đất. Kết quả điều tra cho thấy, để cung cấp đủ dinh dưỡng cho Luồng, sau khi khai thác cây hoặc măng cần bón phân cho Luồng để bù lại các chất dinh dưỡng mà Luồng đã lấy đi. Tuy nhiên, trên thực tế hàng năm người dân vẫn tiền hành khai thác Luồng mà không quan tâm đến việc bón phân. Một số hộ gia đình còn tận dụng cả cành và lá Luồng làm chất đốt. Do vậy phần vật rơi rụng để hoàn trả lại chất dinh dưỡng cho đất cũng bị mất đi, nên đất đai ngày một cẵn cỗi, Luồng ngày một còi cọc.

Hình 4.1. Rừng Luồng 18 tuổi bị thoái hóa do đất đai cằn cỗi

+ Rừng Luồng thoái hóa do khai thác quá mức: Các đối tượng rừng Luồng loại này mặc dù được trồng trên các lập địa phù hợp, đất đai và thực bì dưới tán còn tương đối tốt, không bị hoặc bị rất ít sâu bệnh hại nhưng hàng năm người dân đã khai thác Luồng quá mức so với các quy trình, quy phạm đã được ban hành. Theo tiêu chuẩn ngành 04 TCN 21-2000 được ban hành kèm Quyết định số 05-2000/QĐ- BNN/KHCN ngày 25 tháng 1 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì việc khai thác Luồng được áp dụng theo phương thức khai thác chọn và thực hiện trên các đối tượng rừng 6 tuổi trở lên, chỉ khai thác những cây từ 3 năm tuổi trở lên. Luân kỳ khai thác từ một đến hai năm tùy theo mức độ thâm canh của từng loại rừng. Nếu luân kỳ 1 năm thì cường độ chặt không quá 30% số cây trong bụi, nếu luân kỳ khai thác là 2 năm thì cường độ chặt dưới 40% số cây trong bụi. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật khai thác lại hoàn toàn khác so với tiêu chuẩn đã quy định. Một mặt, do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế dẫn đến nhu cầu về nguyên liệu ngày càng tăng. Mặt khác do các nhu cầu cho cuộc sống hàng ngày của người dân cũng ngày một tăng lên, bên cạnh đó giao thông đi lại cũng ngày càng thuận lợi hơn nên việc khai thác và vận chuyển Luồng đến các điểm tiêu thụ cũng rễ dàng hơn. Điều này đã có ảnh hưởng lớn đến cường độ khai thác Luồng. Nhiều

rừng Luồng hiện nay đã bị khai thác quá mức, các cây tuổi 3 và 4 bị chặt toàn bộ, thậm chí có những rừng Luồng bị chặt cả cây tuổi 2, trên mỗi bụi chỉ còn lại cây tuổi 1 và một số ít cây tuổi 2. Việc chặt cả cây tuổi 2 đã làm ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh măng trong các vụ sau. Các cây tuổi 3 và tuổi 4 là cây đạt độ cứng cao, là chỗ dựa cho măng mọc, hạn chế tốc độ của gió. Vì vậy, những rừng Luồng bị chặt hết cây trên 3 tuổi thường bị đổ gãy nhiều hơn trong mùa mưa bão. Ngoài việc chặt quá cường độ, khi khai thác Luồng người dân để lại gốc chặt thường cao, từ 30- 40cm. Do vậy, sau thời gian dài cũng đã làm cho gốc của bụi Luồng ngày càng bị nâng lên, hậu quả là măng mùa sau mọc cao hơn, hạn chế rễ tiếp đất, cây thiếu dinh dưỡng, dễ đổ, gãy. Sinh trưởng trung bình về đường kính của rừng Luồng bị thoái hóa do khai thác quá mức là 7,5cm (hệ số biến động là 17,8%), chiều cao là 12,6m (hệ số biến động là 22,6%). Chất lượng Luồng cũng cao hơn so với các rừng Luồng thoái hóa khác. Tỷ lệ Luồng loại 1 và 2 chiếm từ 10,1-28,3%, Luồng loại 3 và 4 chiếm 30,6-31%. Do bị khai thác quá mức, đường kính bụi của các rừng Luồng loại này thường nhỏ nhất, trung bình là 1,5m.

Hình 4.2. Rừng Luồng bị khai thác Hình 4.3. Rừng bị khai thác quá mức chỉ còn lại cây tuổi 1 chỉ còn 3-4 cây/bụi

+ Rừng Luồng thoái hóa do sâu vòi voi hại: Kết quả điều tra cho thấy, rừng Luồng bị sâu vòi voi hại có sinh trưởng trung bình về đường kính 7,6cm và chiều cao là 11,5m, nhìn chung đều cao hơn so với các rừng Luồng bị thoái hóa do các nguyên nhân khác. Khi bị sâu vòi voi thì măng thường không phát triển thành cây hoàn chỉnh, nơi bị sâu đẻ trứng, thân cây (măng) bị thối, nặng thì có thể chết, nhẹ thì để lại khuyết tật trên cây. Phần lớn các măng khi lên khoảng 30-50cm bị vòi voi phá hoại, tuy nhiên có cây cao tới 5-7m, thậm chí 9m vẫn bị sâu vòi voi hại. Điều này đã làm cho mức độ phân hóa về chiều cao của các cây trong rừng Luồng bị sâu vòi voi là rất lớn, hệ số biến động về chiều cao là cao nhất, đạt 34,1%. Tuy vậy, kết quả điều tra vẫn cho thấy, chất lượng của Luồng ở lâm phần bị sâu vòi voi hại vẫn đạt tương đối cao, cụ thể: Luồng loại 1 và 2 chiếm từ 16,2-28,5% và Luồng loại 3 và 4 chiếm 21,2-34,1%. Những cây bị sâu vòi voi hại nhưng không chết, năm sau vẫn sinh măng và cây măng này vẫn phát triển thành những cây Luồng bình thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 57 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)