Cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất tiêu chí xác định mức độ thoái hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 78)

- Hướng dẫn phương pháp xác định rừng Luồng thoái hóa tạiThanh Hóa

4.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất tiêu chí xác định mức độ thoái hóa

hóa theo các nguyên nhân khác nhau

Năng suất rừng Luồng được thể hiện qua số lượng và kích thước của cây Luồng. Đối với số lượng cây, đề tài sử dụng số liệu 200 bụi/ha (theo tiêu chuẩn ngành về Quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác Luồng của Bộ Nông nghiệp và PTNT) và mỗi bụi có số cây là 15 cây/bụi. Như vậy, rừng Luồng bụi suy thoái về số lượng cây sẽ là rừng Luồng có số cây nhỏ hơn 3000 cây/ha (trước mùa khai thác). Như vậy, mức không thoái hóa là mức từ 3000 cây/ha trở lên. Sau đo mỗi mức thoái hóa giảm 500 cây. Cụ thể từ 2500-2999 cây/ha là thoái hóa cấp 1; từ 2000-2499 thoái hóa cấp 2; từ 1500-1999 thoái hóa cấp 3 và nhỏ hơn 1500 cây/ha thoái hóa cấp 4.

Đối với kích thước cây, kết quả điều tra cho thấy, Luồng có đường kính trung bình từ 9,5cm trở lên được gọi là Luồng tốt. Do vậy, đề tài đã đề xuất Luồng có đường kính từ 9,5cm trở lên là Luồng không bị thoái hóa và nhỏ hơn 9,5cm là Luồng thoái hóa. Tương ứng với đường kính từ 9,5cm trở lên thì chiều cao thường đạt từ 15m trở lên. Do vậy, đề tài cũng đề xuất với các rừng Luồng có chiều cao trung bình từ 15m trở lên được coi là rừng Luồng không bị thoái hóa và nhỏ hơn 15m thì coi như bị thoái hóa. Đối với chiều dài dóng và chiều dày vách thì lấy các số liệu nghiên cứu đã có trước đây là cơ sở để phân chia. Nếu rừng Luồng có chiều

dài dóng và chiều dày vách nhỏ hơn so với các giá trị đó trong giai đoạn trước đây thì bị coi là rừng Luồng thoái hóa. Căn cứ vào mức độ biến động của từng chỉ tiêu để chia cự ly về mức độ thoái hóa theo 4 cấp, cụ thể như trong bảng 4.16.

Bảng 4.16. Các chỉ tiêu phân loại cấp thoái hóa của rừng Luồng

TT

Cấp thoái hóa Đường kính (cm) Chiều cao (m) Chiều dài dóng (cm) Chiều dày vách (mm)

1 Không thoái hóa ≥ 9,5 ≥ 15 ≥ 26 ≥ 24,0

2 Thoái hóa cấp 1 8,0-9,4 13-14,9 24,5-25,9 23,5-23,9 3 Thoái hóa cấp 2 6,5-7,9 11-12,9 23-24,9 23,0-23,4 4 Thoái hóa cấp 3 5,0-6,4 9-10,9 21,5-22,9 22,5-22,9 5 Thoái hóa cấp 4 < 5,0 < 9 < 21,5 <22,5

4.3.2. Xây dựng bảng tra và thang điểm đánh giá mức độ thoái hóa của rừng Luồng

Trên cơ sở khoa học để đề xuất tiêu chí như trên đã trình bày, đề tài đề xuất bảng phân loại mức độ thoái hóa của rừng Luồng như sau:

Do đường kính và chiều cao là các chỉ tiêu biểu hiện tốt nhất sinh trưởng của rừng Luồng. Vì vậy, khi tính điểm mức độ quan trọng để đánh giá, đề tài lấy thang điểm của chỉ tiêu đường kính và chiều cao là 30 điểm cho mỗi chỉ tiêu, số cây còn lại trên ha là 20 điểm. Chiều dày vách và chiều dài dóng là các chỉ tiêu có liên quan đến đường kính và chiều cao của cây Luồng nên mỗi chỉ tiêu là 10 điểm, tổng điểm là 100. Từ đó, đề tài đã xây dựng được bảng phân loại Luồng thoái hóa như trong bảng 4.17.

Bảng 4.17. Bảng phân loại mức độ thoái hóa của rừng Luồng tại Thanh Hóa

Tiêu chí Mức độ Điểm Đường kính trung bình (cm) >9,5 30 8-9,4 22,5 6,5-7,9 15 5-6,5 7,5 <5 0

Chiều cao trung bình (m) ≥ 15 30 13-14,9 22,5 11-12,9 15 9-10,9 7,5 < 9 0

Chiều dài dóng trung bình (cm) ≥ 26 10 24,5-25,9 7,5 23-24,4 5 21,5-22,9 2,5 < 21,5 0

Chiều dày vách trung bình (mm)

≥ 24,0 10 23,5-23,9 7,5 23,0-23,4 5 22,5-22,9 2,5 <22,5 0 Số cây/ha (cây) > 3000 20 2500-2999 15 2000-2499 10 1500-1999 5 <1500 0

4.4. Hướng dẫn phương pháp xác định rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa

Để đánh giá mức độ thoái hóa rừng Luồng dựa vào các tiêu chí đã xây dựng như trong bảng 4.17, từ đó có thể tác động những biện pháp kỹ thuật thích hợp phòng chống rừng Luồng thoái hóa theo từng cấp độ. Đề tài hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu cần thu thập ngoài thực địa, cách tính toán và cách tra bảng theo các bước công việc như sau:

Bước 1: Công tác điều tra ngoại nghiệp

Tại rừng Luồng dự định điều tra đánh giá lập 1 ô tiêu chuẩn điển hình, tạm thời, diện tích 1000 m2. Trong mỗi ô tiêu chuẩn thu thập các chỉ tiêu sau đây:

+ Số cây/bụi (gồm cả măng). + Tuổi cây Luồng trong bụi.

+ Đường kính thân cây tại vị trí D0.0 hoặc D1.3

+ Chiều cao cây.

+ Chiều dài dóng được đo ở đoạn 15 dóng đầu tiên kể từ mặt đất của tất cả các cây trong 3 bụi ở tâm ô tiêu chuẩn.

+ Chiều dày vách, sau khi đo đường kính, chia đường kính theo cấp, mỗi cấp cách nhau 1,0 cm, ở mỗi cấp kính chặt 1cây tiêu chuẩn, các cây tiêu chuẩn được chặt ở dóng đầu tiên kể từ gốc lên (cách mặt đất từ 3-5cm) và đo chiều dày vách của cây Luồng tại vị trí gốc chặt theo 4 hướng trên hai trục vuông góc với nhau.

Bước 2: Công tác điều tra nội nghiệp + Số cây/ha

+ Chiều cao trung bình cây Luồng (m) + Đường kính thân cây trung bình (cm) + Chiều dài dóng trung bình (cm) + Chiều dày vách trung bình (mm)

Bước 3: Đối chiếu các tiêu chí và thang điểm để xác định tổng điểm đạt được của lô rừng Luồng

Sau khi đã tính toán được các chỉ tiêu trung bình của rừng Luồng bước 3 là đối chiếu kết quả thu được với bảng phân loại mức độ thoái hóa rừng Luồng tại Thanh Hóa, mỗi cấp thoái hóa của mỗi chỉ tiêu sẽ có số điểm tương ứng như trong bảng 4.17.

Tổng số điểm = Số điểm đường kính trung bình + số điểm chiều cao trung bình + số điểm của chiều dài dóng + số điểm của chiều dày vách.

Như vây, số điểm lô rừng luồng sẽ nằm trong các cấp thoái hóa sau: - Nếu lô rừng Luồng đạt 100 điểm: Rừng Luồng không bị thoái hóa. - Nếu rừng Luồng đạt điểm từ 75-99,5 điểm: Rừng thoái hóa cấp 1.

- Nếu rừng Luồng đạt điểm từ 50-74,5 điểm: Rừng Luồng thoái hóa cấp 2. - Nếu rừng Luồng đạt điểm từ 25-49,5 điểm: Rừng thoái hóa cấp 3.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Về thực trạng rừng Luồng ở Thanh Hóa

+ Tính đến năm 2009, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 69.458 ha rừng Luồng, phân bố ở 12/27 huyện, trong đó chủ yếu là rừng Luồng thuần loài chiếm trên 90%). Trong đó huyện có diện tích rừng Luồng tập trung nhiều nhất là Quan Hóa có tới trên 24.338 ha chiếm trên 30% diện tích rừng Luồng toàn tỉnh; tiếp đến là huyện Lang Chánh (chiếm 16%) và Quan Sơn, Ngọc Lặc đều chiếm xấp xỉ 12%.

+ Chất lượng rừng Luồng hiện nay đã giảm đi rất nhiều, sinh trường đường kính và chiều cao trung bình chỉ đạt 7,8 cm (đường kính) và 10,3 m (chiều cao). Số cây trung bình trên bụi đạt 10 cây/bụi, trong đó cây tuổi 1 chiếm 35,7%, tuổi 2 đạt 37,7%, tuổi 3 đạt 21%, cọn lại 5,6% là từ tuổi 4 trở lên. Tỷ lệ Luồng loại 1 hiện nay chiếm 13,8%, loại 2 chiếm 23,4%, loại 3 chiếm 35,5% và 27,2% là loại 4.

+ Một số loài sâu bệnh hại chính như sâu vòi voi, bệnh chổi sể, bệnh sọc tím Luồng đang có xu hướng tăng lên hàng năm. Trong đó số cây bị sâu vòi voi đục chiếm tới 10,7%, sọc tím chiếm 1,6% và chổi sể chiếm 0,6%.

+ Các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng Luồng đã được xây dựng và đúc kết từ các công trình nghiên cứu đến thực tế sản xuất. Tuy nhiên, trong sản xuất thực tế hiện nay các chủ rừng Luồng thường không tuân thủ đúng và đầy đủ các biện pháp kỹ thuật dẫn đến năng xuất rừng luồng suy giảm mạnh, nhiều diện tích rừng Luồng bị thoái hóa

- Đặc điểm rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa

+ Có trên 90% diện tích các rừng Luồng hiện có trong khu vực điều tra điều đã và đang bị thoái hóa, làm cho năng suất và chất lượng rừng Luồng giảm đi rõ rệt.

+ Sinh trưởng của các rừng Luồng bị thoái hóa đều ở mức tương đối thấp so với các rừng Luồng trước đây. Đường kính trung bình của rừng Luồng thoái hóa chỉ đạt từ 5,7-7,6cm và chiều cao trung bình cũng chỉ đạt được từ 9,5 - 12,6m.

+ Rừng Luồng thoái hóa đã có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh măng của Luồng. Hệ số sinh măng của các rừng Luồng thoái hóa ở Thanh Hóa hiện nay chỉ đạt

từ 1,24-2,89. Hệ số sinh măng của rừng Luồng thoái hóa do khai thác quá mức đạt cao nhất (2,89).

+ Đất đai dưới tán rừng Luồng bị thoái hóa đều có tính axít cao, độ pH của đất trong các rừng Luồng thoái hóa đều tương đối thấp, từ 3,41-3,74. Hàm lượng đạm tổng số, lân và kali rễ tiêu trong đất của các rừng Luồng thoái hóa đều tương đối nghèo.

+ Thảm thực bì dưới tán rừng Luồng thoái hóa đều rất đơn giản về tổ thành loài cây, chủ yếu là các loài cây bụi thảm tươi và có độ che phủ từ 45,5-67,2%. Mật độ cây gỗ tái sinh dưới tán rừng Luồng thoái hóa chỉ đạt từ 165-248 cây/ha.

- Tiêu chí, bảng phân loại rừng Luồng thoái hóa và hướng dẫn tra bảng phân loại

Đề tài đã đề xuất được tiêu chí và bảng phân loại rừng Luồng thoái hóa tại Thanh Hóa. Bộ tiêu chí gồm 5 nhóm tiêu chí với chỉ số phân chia tương ứng ở 4 cấp thoái hóa từ 1 đến 4.

Hướng dẫn cách xác định các chỉ tiêu ngoài thực địa và tính toán các chỉ tiêu như: Đường kính trung bình, chiều cao trung bình, chiều dài dóng trung bình của 15 dóng đầu tiên tính từ gốc Luồng và chiều dày vách. Từ đó, đối chiếu với bảng phân loại để xác định mức độ thoái hóa theo từng cấp.

2. Tồn tại

- Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về cây Luồng trong thời gian trước đây nhưng các kết quả nghiên cứu về sinh trưởng và đặc điểm của lớp thảm thực bì dưới tán của các mô hình rừng Luồng khác nhau cũng chưa được đề cập đến nhiều. Vì thế việc kế thừa các số liệu trước đây để so sánh sự thoái hóa của rừng Luồng cũng gặp một số khó khăn.

- Một số nguyên nhân làm cho rừng Luồng bị thoái hóa mặc dù đã được phỏng vấn và xác định qua các đối tượng trồng rừng nhưng do chưa có các cơ sở khoa học chắc chắn (các thí nghiệm đang trong quá trình nghiên cứu) nên đến nay vẫn có nhiều quan điểm còn chưa thống nhất. Điển hình như tuổi rừng Luồng càng

già thì có phải là nguyên nhân làm cho rừng Luồng bị thoái hóa không? trong khi đó sau khi măng mọc ra thì hệ rễ ổn định và không phụ thuộc vào cây mẹ nữa?

- Do thời gian ngắn, tài liệu tham khảo có hạn, ngoài ra đây là công trình đầu tiên phân loại thoái hóa cho loại rừng đặc biệt này, vì vậy kết quả còn nhiều hạn chế.

3. Khuyến nghị

- Để hạn chế và phòng chống sự thoái hóa của rừng Luồng, các thành phần tham gia trồng Luồng cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật một cách liên hoàn từ khâu chọn giống đến kỹ thuật trồng, khai thác theo đúng các quy trình kỹ thuật đã được ban hành nhằm kinh doanh rừng Luồng theo hướng bền vững hơn.

- Cần áp dụng ngay các biện pháp kỹ thuật phục hồi đối với các khu rừng Luồng đã và đang bị thoái hóa nghiêm trọng, đặc biệt là các rừng Luồng bị thoái hóa do giống hoặc bị bệnh sọc tím nhằm làm giảm sự lây lan và nâng cao năng xuất chất lượng rừng Luồng trong khu vực nghiên cứu.

- Bảng phân loại thoái hóa rừng Luồng được thực hiện cho địa bàn Thanh Hóa. Đối với các địa phương khác muốn áp dụng cần kiểm tra thêm.

- Đối tượng của đề tài mới chỉ nghiên cứu trên diện tích rừng Luồng thuần loài vì vậy cần có những nghiên cứu về thoái hóa đối với rừng Luồng hỗn giao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Nguyễn Ngọc Bình (1963), “Một số nhận xét về trồng Luồng ở Lang Chánh”,

Tập san Lâm nghiệp, tr. 18-21

2. Nguyễn Ngọc Bình (1964), “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm đất trồng Luồng”.

3. Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2007), Kỹ thuật tạo rừng Tre, Trúc ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà nội.

4. Bộ Lâm nghiệp (1979), Quy trình kỹ thuật ươm giống Luồng bằng cành, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Bộ Lâm nghiệp (1993), Quy phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng gỗ, và Tre, Nứa (QPN 14-92), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác Luồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Chi Cục Lâm nghiệp Thanh Hóa (2007), “Thực trạng rừng Luồng Thanh Hóa và một số giải pháp nhằm kinh doanh rừng Luồng đạt hiệu quả cao và bền vững”, Báo cáo chuyên đề.

9. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2009), Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa về công bố hiện trạng rừng năm 2009

10. Trần Nguyên Giảng và cộng sự (1977), “Nghiên cứu kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng Luồng đáp ứng trồng tập trung trên diện tích lớn”, Tổng kết hoạt động khoa học kỹ thuật thông báo kết quả nghiên cứu 1961-1977, tr. 5-11.

11. Lê Quang Liên, Nguyễn Thị Nhung, Đinh Thị Phấn (1990), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật gây trồng cây Luồng Thanh Hoá (Dendrocalamus membranaceus Munro) và hoàn thiện quy trình thâm canh rừng Luồng ở vùng trung tâm để làm nguyên liệu giấy xi măng (Thuộc chương trình 16B).

12. Lê Quang Liên (1993), “Kỹ thuật tạo giống cây Luồng Thanh Hóa”. Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp.

13. Lê Quang Liên (1995), Kỹ thuật trồng tre Luồng - Hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Lê Quang Liên (2001), “Nhân giống Luồng bằng chiết cành”, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp.

15. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre Trúc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Nguyễn Thế Nhã (2003), “Sâu hại Tre Trúc và các biện pháp phòng trừ chúng”,

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tr. 216-218.

17. Nguyễn Thị Nhung (2004), “Báo cáo kết quả thực hiện đề mục gây trồng thử nghiệm cây bản địa dưới tán rừng trồng Luồng”, Báo cáo tóm tắt 15 trang. 18. Mai xuân Phương (2001), Tìm hiểu đặc điểm sinh học của cây Luồng làm cơ sở

đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần kinh doanh lợi dụng lâu dài tại Lâm trường Luồng Lang Chánh - Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp.

19. Sở Nông nghiệp&PTNT Thanh Hóa và dự án LDP (2009), Cây Luồng Thanh Hóa, Nxb Nông nghiệp.

20. Nguyễn Trường Thành (2002), “Trồng Luồng theo phương thức hỗn giao với cây lá rộng tại Phú Thọ”, Tạp chí NN&PTNT, tr. 731-732.

21. Nguyễn Thị The (2005), Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng Luồng, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học.

22. Hoàng Văn Thắng (2008), Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng hỗn loài Luồng với các loài cây lá rộng bản địa ở vùng xung yếu hồ Hoà Bình, Báo cáo tổng kết đề tài.

23. Cao Danh Thịnh (2004), “Nghiên cứu một số quy luật sinh trưởng và cấu trúc của rừng trồng Luồng thuần loài tại tỉnh Thanh Hoá”, Tạp chí NN&PTNT số 10/2004, trang 1430-1432.

24. Hoàng Vĩnh Tường (1978), “Kỹ thuật nhân giống Luồng bằng phương pháp giâm cành”, Báo cáo tổng kết đề tài.

25. Phạm Quang Thu, Nguyễn Thị Thúy Nga (2006), “Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn nội sinh thực vật để phòng trừ nấm Fusarium equiseti gây bệnh sọc tím ở cây Luồng”, Tạp chí NN&PTNT , tr. 91-93.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm rừng luồng (dendrocalamus barbatus hsueh et d z LI) thoái hóa tại thanh hóa (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)