Thống kê, tập hợp các loài côn trùng đã điều tra được theo từng sinh cảnh, độ cao, khu vực. Sau đó dùng công thức của Margalef để tính chỉ số phong phú côn trùng ở các dạng sinh cảnh, độ cao, khu vực khác nhau:
Công thức Margalef (d) d = N S log 1
Trong đó: N là tổng số lượng cá thể thu được; S là tổng số loài; d là chỉ số phong phú
- Để biết được mức độ phân bố, bắt gặp côn trùng, chúng tôi sử dụng công thức xác định tần suất xuất hiện của một loài (P%) % .100
N n
P
Trong đó: P%: Tỷ lệ phần trăm điểm điều tra có loài côn trùng cần tính
n: Là số điểm điều tra có loài côn trùng cần tính N: Tổng số điểm điều tra (N=45)
Khi P%>50%: Loài thường gặp; Khi P% 25% - 50%: Loài ít gặp; Khi P%<25%: Loài ngẫu nhiên gặp
- Dựa trên danh lục đã xây dựng được, cùng với quan sát ghi nhận thực tế, tham khảo tài liệu, lấy ý kiến của những người có chuyên môn, xác định, thống kê các loài côn trùng gây hại thực vật, các loài côn trùng ký sinh, ăn thịt tại khu vực và những đặc điếm sinh học, sinh thái của chúng.
Để điều tra trữ lượng côn trùng, chúng tôi sử dụng phương pháp sau: Đi theo tuyến 100m vợt 10 vợt và được lặp lại 10 lần, tính số lượng cá thể trung bình trong một vợt.
Trữ lượng côn trùng được đánh giá ở 3 mức:
Trữ lượng thấp gồm những loài côn trùng có số lượng cá thể ít (1 – 4 cá thể/100 vợt),
Trữ lượng trung bình: 5 – 14 cá thể/100 vợt Trữ lượng cao: >15 cá thể/100 vợt
Căn cứ vào danh sách côn trùng đã điều tra và thống kê được tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiến trong thời gian nghiên cứu, Dựa vào danh lục các loài trong Sách đỏ Việt Nam 2007, cùng với các tiêu chí khác để đánh giá: mức độ đe dọa cao, suy giảm mạnh về số lượng, trữ lượng, có giá trị kinh tế, thẩm mỹ, khoa học đề xuất được các loài cần bảo tồn tại khu vực nghiên cứu
- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu: đặc điểm thành phần loài, phân bố, các tác động tới tài nguyên đa dạng sinh học... cùng với mục tiêu, chiến lược cũng như điều kiện nhân lực, vật chất tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiến đề xuất các biện pháp quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại đây.
- Đa dạng về sinh thái:
Nguồn thức ăn của côn trùng rất đa dạng, có thể là động vật hoặc thực vật, có thể là các sản phẩm hoạt động sống của thực vật hoặc động vật. Sự thích nghi tiến hóa của loài và sự cạnh tranh khác loài đã tạo cho côn trùng khả năng rộng rãi trong việc lựa chọn và sử dụng các nguồn thức ăn đó. Sự chuyên hóa dinh dưỡng của các loài côn trùng đối với từng loại thức ăn là kết quả của các quá trình thích nghi lâu dài với môi trường sống.
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí, quy mô, diện tích
Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến nằm ở phía Tây của tỉnh Hòa Bình và nằm trong vùng địa lý sinh học Tây Bắc Việt Nam.
Thuộc tọa độ địa lý: Từ 105020’ đến 105030’ kinh độ Đông Từ 20030’ đến 20040’ Vĩ độ Bắc
Hình 3.1. Vị trí địa lý khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng tiến
Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến nằm trên ranh giới hành chính của 3 xã là Quý Hòa (huyện Lạc Sơn), Kim Tiến và Thượng Tiến huyện Kim Bôi. Thượng Tiến giáp các xã Hợp Đồng, Đông Bắc, Vĩnh Tiến, Tú Sơn (huyện Lạc Sơn) về phía Bắc, giáp các xã Tuần Đạo, Mỹ Thành (huyện Lạc Sơn) về phía Nam, giáp các xã Xuân Phong, Yên Thượng, Yên Lập (huyện Cao Phong) về phía Tây.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến có diện tích là 5,872,99 ha. Trong đó: Diện tích đất có rừng là 5.284,80 ha
Diện tích không có rừng là 588,19 ha
3.1.2 Địa hình địa thể
Địa hình của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiến đặc trưng bởi hệ núi có độ cao trung bình từ 300-1000m so với mặt nước biển. Điểm cao nhất trong Khu Bảo tồn đạt 1.073 m (đỉnh Cốt Ca), đây cũng là núi cao nhất trong Khu Bảo tồn. Diện tích rừng của Khu Bảo tồn chủ yếu nằm trên các vùng có độ dốc lớn, bị hai dãy núi Cốt Ca và Cột Cờ chia cắt, chỉ có một ít diện tích rừng tương đối bằng nằm xen giữa hai xã Thượng Tiến và Quý Hòa. Từ vành đai cao có tới 8 dải dong phụ, với độ phân cắt sâu, đổ đều về lòng sông hẹp, đá, tạo cho diện mạo địa hình ở đây hiểm trở và phần lớn lãnh thổ đều ở độ dốc trên 350.
3.1.3 Địa chất thổ nhưỡng
Khu Bảo tồn nằm trên vùng núi đất cao nhất của hai huyện Lạc Sơn và Kim Bôi, chủ yếu là các loại đất feralit vàng và xám, hình thành trên các đá mẹ Sa Thạc và Bazich. ở khu vực Đối Thung thuộc xã Quý Hòa, đá granit tương đối phổ biến ở các vùng thung lũng và suối lớn. Đây cũng là khu vực phân bố chính của loại đất feralit vàng với thành phần cát pha lớn dễ bị xói mòn và rửa trôi khi mất thảm thực vật che phủ bề mặt.
3.1.4 Khí hậu, thủy văn
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiến thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, mưa mùa hè, thời kỳ khô từ 2,1 đến 3,0 tháng. Đây là một trong các vùng có lượng mưa lớn của tỉnh Hòa Bình và là vùng đầu nguồn của thượng lưu sông Bôi và sông Bưởi. Các số liệu quan trắc tại Trạm khí tượng Thủy văn cho thấy, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung tới 90,38% tổng lượng mưa của cả năm. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành vào mùa đông, làm cho Khu Bảo tồn không có mùa khô rõ rệt như Tây Bắc và đồng thời tạo nên nền nhiệt thấp, độ ẩm không khí cao và mưa phùn.
Độ ẩm trung bình của khu vực đạt 85% với độ ẩm tối cao là 89% và độ ẩm tối thấp là 80%. Nhiệt độ bình quân của khu vực là 230C, nhiệt độ cao nhất là 290C, thấp nhất là 100C.
Phần lớn hệ thủy của Thượng Tiến có 4 chi lưu và với hệ sông suối nhỏ chằng chịt, có nước quanh năm, với suối Thượng Tiến chảy vào hướng Sông Bôi theo hướng Đông Nam. Có một số suối nhỏ khác chảy về huyện Lạc Sơn ở phía Nam của Khu Bảo tồn.
3.1.5 Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
Theo kết quả điều tra, phúc tra kiểm kê rừng hiện có cho thấy Thượng Tiến là một trong những khu rừng có tài nguyên rừng giàu về trữ lượng, phong phú về thành phần loài.
Về thảm thực vật: Đây là các thảm thực vật chính hình thành nên các
kiểu rừng trong Khu Bảo tồn bao gồm chủ yếu là :
- Quần hệ Rừng kín thường xanh nhiệt đới gió mùa trên núi thấp (>700m), Bao gồm :
+ Quần xã Rừng kín thường xanh cây lá rộng-hỗn giao lá kim. + Quần xã Rừng thường xanh cây lá rộng.
- Quần hệ Rừng kín thường xanh nhiệt đới gió mùa trên núi thấp (<700m). Bao gồm :
+ Quần xã rừng thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng bị tác động mạnh. (Đây là một trong các kiểu sinh cảnh phổ biến nhất trong Khu bảo tồn, ghi nhận rộng rãi ở các vùng giáp ranh với khu canh tác nông nghiệp, dân cư.
+ Quần xã rừng thưa hỗn giao cây lá rộng với tre, nứa. (Đây cũng là một trong các kiểu sinh cảnh phổ biến).
- Quần hệ trảng cây bụi thường xanh nhiệt đới gió mùa gồm : + Quần xã trảng cây bụi cỏ cây gỗ rải rác.
+ Quần xã trảng cây bụi cỏ thường xanh. - Quần hệ trảng cỏ :
+ Quần xã trảng cỏ thấp.
Về đa dạng động vật, thực vật
- Về khu hệ thực vật: Năm 2012 tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Ban quản lý các dự án lâm nghiệp, Dự án phát triển lâm nghiệp ở Hòa Bình và Sơn La (KFW7) đã tiến hành điều tra và thống kê được 648 loài thuộc 397 chi, 144 họ, 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó, có 36 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP sách đỏ Việt Nam, sách đỏ IUCN (2011).
- Về khu hệ động vật: Điều tra về thú ghi nhận 59 loài thuộc 21 họ và 8 bộ động vật có vú. Kết quả về chim ghi nhận được 128 loài chim thuộc 13 bộ, 37 họ. Kết quả điều tra về bò sát và ếch nhái đã ghi nhận được 53 loài thuộc 14 họ, 4 bộ trong đó có 18 loài bò sát thuộc 7 họ, 2 bộ và 35 loài ếch nhái thuộc 7 họ và 2 bộ.
3.2. Tình hình kinh tế- xã hội liên quan
Khu Bảo tồn được 3 xã bao quanh với tổng dân số lên tới 11428 nhân khẩu, trong đó người dân tộc Mường chiếm đa số khoảng 95%, còn lại là dân tộc Kinh, Thái, Tày. Đồng bào thường định cư tại các thung lũng rộng và gần các con suối để thuận tiện cho việc canh tác cũng như sinh sống.
Tỷ lệ nghèo các xã này còn khá cao với 52,8% ở Thượng Tiến, 50% ở Kim Tiến và 70,2% ở Quý Hòa. Trong đó, xã Thượng Tiến là xã thuộc chương trình 135.
Các ngành kinh tế chính của các xã vùng lõi và vùng đệm của Khu bảo tồn là nông-lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó nông- lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, tiếp đó là tiểu thủ công nghiệp xây dựng cơ bản và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế của xã Kim Tiến có sản xuất nông- lâm nghiệp chiếm 44,6% tổng thu nhập, thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 30% và dịch vụ chiếm 23,4%.
Bảng 3.1. Tổng hợp các thông số dân sinh kinh tế tại các xã liên quan tới Khu Bảo tồn
TT Các chỉ số Thượng Tiến Kim Tiến Quý Hòa
1 Tổng số nhân khẩu 1.290 4.268 5.870
2 Số thôn 5 8 17
3 Số thôn trong ranh giới khu
Bảo tồn
5 0 0
4 Dân tộc Mường, Kinh Mường, Kinh,
Thái, Tày
Mường, Kinh
5 Thu nhập bình quân trên đầu
người (đồng/người)
5.454.000 7.500.000 5.200.000
6. Diện tích tự nhiên (ha) 5.578,18 2.178,79
7. Diện tích rừng đặc dụng (ha) 4.139,79 496,00 1.237,2
8. Diện tích đất lúa nước (ha) 70,17 145,43 276,7
9. Diện tích rừng tự nhiên (ha) 5037,91 1472,58 764,5
10 Tỷ lệ nghèo (%) 52,8% 50% 70,2%
Với tình hình nêu trên: Dân số đông, số hộ nghèo nhiều, đất nông nghiệp ít, giao thông đi lại ngày càng mở mang nên áp lực vào vùng lõi (nơi còn giàu tài nguyên rừng; gỗ, động vật rừng, lâm sản phi gỗ) ngày càng gia tăng.
Từ kết quả điều tra thực địa, chúng tôi xác định các mối đe dọa đối với Khu
Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến đó là:
Đe dọa 1 : Khai thác gỗ trái phép. Đe dọa 2 : Săn bắt động vật rừng. Đe dọa 3 : Canh tác du canh nương rẫy.
Đe dọa 4 : Khai thác lâm sản phi gỗ quá mức. Đe dọa 5 : Lửa rừng, khai thác khoáng sản
Bảng 3.2. Bảng phân hạng các mối đe dọa tới Khu Bảo tồn
Đe dọa trực tiếp Nguyên nhân sâu xa
Khai thác gỗ trái phép
- Nhu cầu thị trường - Sử dụng tại chổ - Tăng dân số cơ học
Săn bẫy các loại động vật rừng
- Nhu cầu thị trường - Tập quán
- Sử dụng tại chỗ.
Canh tác du canh nương rẫy
- Dân số tăng
- Thiếu đất canh tác lúa nước
- Thủy lợi và tiến bộ KHKT (giống,chăm sóc trong SX nông nghiệp) thiếu.
- Chưa qui hoạch sử dụng đất cụ thể Khai thác lâm sản phi gỗ quá mức Nhu cầu thị trường sử dụng tại chỗ.
Cháy rừng - Đốt ong, đốt than, đi săn, khai thác lâm sản
- Đốt rẫy trong SX nương rẫy du canh.
Khai thác khoáng sản Tăng thu nhập
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Đặc điểm thành phần loài côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến Thượng Tiến
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi điều tra thu thập và định tên được 166 loài côn trùng thuộc 33 họ của 11 bộ côn trùng ngoài ra còn khoảng 70 mẫu chưa xác định được tên loài. Kết quả tổng hợp số lượng loài đã định tên trong các bộ, họ có ở bảng 4.1
Bảng 4.1. Thành phần côn trùng đã điều tra tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến
STT Tên bộ Số họ Số loài điều tra và định tên Tỷ lệ % Tên Việt Nam Tên khoa học
1 Bộ Chuồn chuồn Odonata 3 10 6,02
2 Bộ Bọ ngựa Mantodea 2 4 2,41 3 Bộ Cánh bằng Isoptera 1 2 1,20 4 Bộ Bọ que Phasmatodtera 1 2 1,20 5 Bộ Cánh thẳng Orthroptera 4 12 7,23 6 Bộ Cánh nửa Hemiptera 5 23 13,86 7 Bộ Cánh đều Homoptera 3 8 4,82 8 Bộ Cánh cứng Coleoptera 7 56 33,73 9 Bộ Cánh dài Mecoptera 1 1 0,60 10 Bộ Cánh vảy Lepidoptera 5 46 27,71 11 Bộ Hai cánh Diptera 1 2 1.20 Tổng 33 166 100.00
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như điều kiện nhân lực nên trong quá trình điều tra, chúng tôi chỉ tập trung vào một số bộ, họ có giá trị về kinh tế, khoa học, thẩm mỹ...Một số bộ trên thực tế có số lượng loài rất nhiều nhưng kết quả điều tra lại cho một con số khá khiêm tốn. Bộ Hai cánh mới chỉ xác định được 2 loài trong khi số lượng loài của bộ này trong tự nhiên là 152.956 loài… Odonata Mantodea Isoptera Phasmatoptera Orthoptera Hemiptera Homoptera Coleoptera Mecoptera Lepidoptera Diptera
Hình 4.1. Tỷ lệ % loài côn trùng điều tra trong các bộ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến
Có thể thấy rằng cấu trúc thành phần các loài, họ côn trùng đã điều tra được tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến không giống với cấu trúc của chúng trong tự nhiên. Trong tự nhiên, thì bộ Coleoptera có số lượng loài nhiều nhất, ước chừng hơn một triệu loài trong đó 360.000-400.000 loài đã được mô tả. Tiếp đến là bộ Lepidoptera ước lượng 300.000-500.000 loài và đã mô tả được 174.250 loài; bộ Hymenoptera đã xác định được 115.000 loài và ước lượng trong tự nhiên có trên 300.000 loài; bộ Hemiptera đã mô tả được 80.000-88.000 loài [35]. Trong khi đó tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến thì bộ Cánh cứng Coleoptera có số lượng loài thu được nhiều nhất (56 loài chiếm 33,73%), tiếp đến bộ Cánh phấn Lepidoptera với 46 loài
chiếm 27,71%; bộ Cánh nửa Hemiptera cũng được phát hiện khá nhiều tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến (23 loài chiếm 13,86%)...Bộ Hai cánh điều tra được ít với 2 loài chiếm 1,20% trong khi đó trên thế giới có ước chừng có khoảng 240.000 loài và đã mô tả được 152.956 loài. Nguyên nhân của sự khác nhau này là do côn trùng là nhóm phong phú, đa dạng nhất trong giới động vật nên các chương trình điều tra, các nghiên cứu về côn trùng chủ yếu tập trung vào một số bộ họ nhất định, chưa có điều kiện về nhân lực và thời gian để thực hiện tỷ mỷ trên tất cả các bộ, họ côn trùng. Bộ Cánh vảy do có pha trưởng thành dễ thu thập, màu sắc sặc sỡ, là một yếu tố trong nghệ thuật chiêm ngưỡng và văn học nên đây là nhóm dành được sự ưu ái quan tâm của nhiều nhà khoa học. Một số bộ: bộ Cánh màng, bộ Hai cánh mặc dù có số lượng lớn trong tự nhiên nhưng do kích thước nhỏ bé gây khó khăn cho việc bảo quản mẫu, cũng như công việc giám định sau này. Vì thế thành phần loài côn trùng thuộc các bộ này còn ít được biết đến.. Do mục đích, yêu cầu của luận văn, trong điều kiện hạn chế về mặt thời gian, phương tiện, nhân lực nên chúng tôi chỉ tập trung vào một số bộ có giá trị kinh tế, có ý nghĩa về mặt khoa học và những loài đặc trưng cho khu vực. Những bộ được tập trung nhiều là: bộ Cánh phấn Lepidoptera, bộ Cánh cứng Coleoptera, bộ Cánh nửa