Chúng tôi chia khu vực nghiên cứu thành 4 khu vực: Kết quả điều tra côn trùng ở 4 khu vực trên cho kết quả ở Bảng 4.4 sau:
Từ kết quả ở Bảng 4.4 cho thấy khu vực Khu bảo vệ nghiêm ngặt có số lượng loài nhiều nhất là 124 loài, tiếp đến là khu vực Khu phục hồi sinh thái 2 (108 loài). Khu phục hồi sinh thái1 xác định được 97 loài.
Bảng 4.4. Sự phân bố côn trùng ở các khu vực nghiên cứu của Khu Bảo tồn nhiên nhiên Thượng Tiến
STT Khu vực điều tra Số lượng loài (S) Số lượng cá thể (N) Chỉ số Phong phú (d)
1 Khu dân cư, (sinh cảnh cây
nông nghiệp ao hồ…) 85 295 34,01
2 Khu phục hồi sinh thai1, (sinh
cảnh rừng tái sinh lẫn tre nứa…) 97 205 41,53
3
Khu bảo vệ nghiêm ngặt, (sinh cảnh cây gỗ, rừng kín thường xanh…)
124 196 53,66
4
Khu phục hồi sinh thái 2, (sinh cảnh rừng tái sinh, tre nứa , ao hồ…)
108 218 45,67
Khu dân cư có số lượng loài thấp nhất (85 loài). Nhiều loài côn trùng đều xuất hiện ở cả 4 khu vực: Gryllus testaceus Walker, Brachytrupes portentosus Lichten (Bộ Orthoptera); một số loài thuộc họ Bướm cải Pieridae:
Appias nero Fabricius, Eurema leata laeta; Một số loài bướm đốm (Danaidae): Danaus genutia genutia Cramer, Euploea core Cramer, Euploea klugii Moore; một số loài thuộc họ Bướm giáp: Junonia almana almana
Linnaeus. Nhiều loài côn trùng chỉ bắt gặp ở một số khu vực: các loài Bướm rừng (Amathusiidae) chỉ bắt gặp ở khu bảo vệ nghiêm ngặt và khu vực phục hồi sinh thai1. Các loài thuộc họ Châu chấu Acrididae gặp nhiều với số lượng lớn ở Khu dân cư và Khu phục hồi sinh thái 2, nhưng ít gặp ở các khu vực khác…
Để so sánh sự phong phú côn trùng ở các khu vực nghiên cứu khác nhau, chúng tôi sử dụng chỉ số d của Margalef: d = (s-1)/logN. Chỉ số d càng lớn, sự đa dạng loài càng lớn, sự phong phú về số lượng cá thể nhỏ.
Theo Bảng 4.4, khu bảo vệ nghiêm ngặt có chỉ số d lớn nhất (53,66), tiếp theo là Khu phục hồi sinh thái 2 (45,66), Khu phục hồi sinh thái 1 (41,53), cuối cùng là Khu dân cư có chỉ số đa dạng thấp nhất (34,01).