Nguồn thức ăn của côn trùng rất đa dạng, có thể là động vật hoặc thực vật, có thể là các sản phẩm hoạt động sống của thực vật hoặc động vật. Sự thích nghi tiến hóa của loài và sự cạnh tranh khác loài đã tạo cho côn trùng khả năng rộng rãi trong việc lựa chọn và sử dụng các nguồn thức ăn đó. Sự chuyên hóa dinh dưỡng của các loài côn trùng đối với từng loại thức ăn là kết quả của các quá trình thích nghi lâu dài với môi trường sống [9].
4.3.1.1. Côn trùng ăn thực vật
Hầu hết các loài côn trùng trong các giai đoạn phát triển đều gây hại cho thực vật ở các mức độ với nhiều hình thức khác nhau. Nhiều loài ăn lá cây như: các loài sâu của bướm, các loài châu chấu. Một số loài: bọ hung, bọ rùa khi số lượng nhiều cũng gây hại nhất định đối với thực vật, nhất là các loài cây trồng nông nghiệp. Các loài: sâu đục thân, cành, quả phá hại có tính chất âm thầm ít gây ra thành dịch, nhưng tác hại của chúng không những ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mà còn làm cho cây cong queo, tỉa cành sớm, làm giảm giá trị của gỗ và sản lượng hoa, quả, hạt. Các loài sâu đục thân thường gặp tại khu vực là: sâu non của các loài xén tóc, các loài vòi voi đục măng tre, mối... Có một số nhóm côn trùng ở giai đoạn ấu trùng hại rễ cây, giai đoạn trưởng thành hại lá cây như bọ hung (Scarabaeidae), các loài côn trùng hại tre nứa: Adoretus conversus Burmeister. Loài Cyrtotrachelus
longimanus (Họ Vòi voi Curculionidae). Các loài côn trùng cánh cứng ăn lá nhiều loài thực vật thuộc họ Bọ lá Chrysomelidae (Aspidomorpha fuscopunctsta Boh, Cleoporus variabilis Baly, Arthrotus coomani Lab...). Các loài côn trùng hại thực vật họ Acrididae gặp ở đồng ruộng lúa, nương ngô. Các loài bọ xít: Cletus punctiger Dall, Leptocorisa costalis H.-S (Họ
Coreidae) gặp nhiều ở sinh cảnh cây trồng nông nghiệp. Một số loài côn trùng hại đậu đỗ như: Homoeocerus striicornis (Coreidae), Cantheconidea furcellata (Pentatomidae), các loài côn trùng hại mướp: Megymenum inerme
H.-S, Eurydema dominulus (Pentatomidae), côn trùng hại nhãn vải
Halyomorpha picus Fabr (Pentatomidae). Một số loài bướm hại rau cải như
Eurema leata laeta, Hebomoia glaucippe Linnaeus (Pieridae).
Theo kết điều tra trong 166 loài côn trùng đã điều tra và thống kê được ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, có 116 loài côn trùng gây hại thực vật. Nhóm bướm ngày có số lượng lớn loài, tuy nhiên sự phá hoại của chúng chủ yếu là giai đoạn sâu non và đối với rừng tự nhiên là không đáng kể. Trong giai đoạn trưởng thành chúng lại là những côn trùng có ích trong việc thụ phấn cho hoa, nên chúng tôi tập trung nhiều vào các họ, bộ côn trùng gây hại nhiều. Dưới đây là mô tả một số bộ côn trùng gây hại cho cây trồng:
Bộ Cánh thẳng (Orthoptera): Chúng tôi đã điều tra, xác định được 12 loài thuộc 4 họ chiếm 8,28 % số loài và 12 % số họ trong tổng số loài và họ đã điều tra, phát hiện được tại khu vực. Trong đó tập trung nhiều nhất là các loài thuộc họ Châu chấu (Acrididae) với 7 loài chiếm hơn 50% tổng số loài trong bộ Cánh thẳng. Đây đều là những loài rất phàm ăn và gây hại trên nhiều loài cây. Đối tượng bị chúng phá hại nhiều nhất là những cây non, chồi và thường ăn lá bánh tẻ. Chúng hoạt động mạnh mẽ, náo nhiệt vào buổi sáng. Nó ăn hại tre, nứa, giang, vầu và cây nông nghiệp như: ngô, lúa, mía…Trong quá trình điều tra, chúng tôi bắt gặp một số loài châu chấu xuất hiện với số lượng cá thể lớn như: Châu chấu tre lưng vàng (Ceracris kiangsu Tsai), Châu chấu tre lưng xanh (Ceracris nigricornis Walker), Châu chấu tre chân xanh (Hieroglyphus tonkinensis). Đây là những loài nguy hiểm đã từng gây hại mạnh ở khu vực xóm Rậm, xã Quy Hòa. Vì vậy trong công tác quản lý dịch sâu hại cần hết sức chú ý đối với loài sâu hại này. Ngoài ra các loài thuộc họ
Dế mèn Gryllidae, họ Dế dũi Gryllotalpidae cũng gây hại đáng kể cho cây non ảnh hưởng đến chất lượng tái sinh rừng.
Bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera): Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, chúng tôi đã điều tra được 23 loài côn trùng thuộc 5 họ chiếm 15,86% tổng số loài và 15,2% tổng số họ đã điều tra phát hiện được tại khu vực và trong số này có tới 19 loài gây hại cho thực vật (chiếm 82,6%) với nhiều họ gây hại mạnh cho thực vật: Họ Bọ xít năm cạnh (Pentatomidae), họ Bọ xít mép (Coireidae). Chúng chích hút nhựa cây làm cho cây khô héo và bị gẫy. Bọ xít thường hoạt động cả ngày, chúng tập trung với số lượng khá lớn trên cây và chích hút phá hại cho đến khi ngọn cây bị héo hết nhựa khô gẫy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, thậm chí làm cho cây bị chết.
Bộ cánh cứng (Coleoptera): Trong 56 loài điều tra phát hiện được thì có đến nhiều loài gây hại cho thực vật ở các mức độ khác nhau với hai hình thức phá hại chủ yếu là hại tán cây rừng và hại thân cây rừng:
Bảng 4.7. Thống kê các loài gây hại tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến
TT Tên bộ Tổng
số loài
Tổng số loài gây hại Tên Việt Nam Tên khoa
học Hại lá Hại thân Hại rễ Hại quả 1 Bộ Bọ que Phasmatopt era 1 1 2 Bộ Cánh thẳng Orthroptera 4 4 3 Bộ Cánh nửa Hemiptera 21 19 4 Bộ Cánh đều Homoptera 7 2 3 5 Bộ Cánh cứng Coleoptera 45 27 10 8 6 Bộ Cánh vẩy Lepidopter a 36 35 7 Bộ Hai cánh Diptera 2 2 Tổng ggg 116 69 32 8 2
+ Hại tán cây rừng chủ yếu là họ Cánh cứng ăn lá Chrysomelidae, có tới 23 loài thuộc họ này đã được phát hiện và xác định được tên tại khu vực. Sâu trưởng thành ăn nhiều loài cây khác nhau, phạm vi hoạt động tương đối rộng. Chúng thường ăn các lá non, dấu vết để lại là những lỗ tròn nhỏ hoặc ăn cả những búp lá. Thực vật bị hại bao gồm cả cây gỗ, cây bụi, cây tái sinh...Thực vật ưa thích của chúng là những loài cây họ Ngát, trám, re, côm, bùm bụp, lá nến... Một số loài gây hại thuộc họ này có tính giả chết khi gặp nguy hiểm. Ngoài ra còn một số họ trong bộ Cánh cứng cũng gây hại cho thực vật như: các loài Cầu cấu thuộc họ Vòi voi (Curculionidae), sâu trưởng thành của Bọ hung (Scarabaeidae) khi ăn bổ sung, ăn lá của nhiều loài cây như: bạch đàn, xoan, lát hoa, bồ đề, xà cừ, keo... và phá hại cả rau màu nông nghiệp.
+ Hình thức hại thân cây rừng, Các loài sâu hại thân trong bộ Cánh cứng tập trung chủ yếu vào các họ như: Họ Xén tóc (Cerambycidae), họ Vòi voi (Curculionidae).
Chúng tôi đã điều tra và thống kê được 8 loài xén tóc trong khu vực. Đặc điểm chính của các loài trong họ Xén tóc (Cerambycidae) là chúng đục khoét vào thân cây, cành cây ở pha sâu non, sâu trưởng thành sau khi vũ hóa còn gặm vỏ nhiều cành non làm cho nó khô héo. Mặc dù tỷ lệ cây rừng tự nhiên bị đục khoét thấp, mức độ phá hoại không cao nhưng những cây bị xén tóc phá hoại thường để lại những tác động xấu ảnh hưởng đến chất lượng gỗ, cây thường cong queo, sinh trưởng yếu, thậm chí nặng có thể dẫn đến chết cây. Các loài cây hay bắt gặp xén tóc là: trám, vạng, máu chó, lim xẹt, tre nứa, nhãn, vải, cam, quýt, cà phê, mít...
4.3.1.2. Côn trùng ký sinh và ăn thịt côn trùng
Trong quá trình tiến hoá, rất nhiều loài côn trùng đã hình thành các bản năng ký sinh và ăn thịt các loài sâu hại khác, sẵn sàng giúp con người tiêu diệt sâu hại. Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được rất nhiều loài ký
sinh, ăn thịt thuộc nhiều bộ, họ khác nhau: bộ Chuồn chuồn Odonata, bộ Cánh cứng Coleoptera, bộ Cánh nửa Hemiptera, bộ Bọ ngựa Mantodea....
Bảng 4.8. Thống kê các loài côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến
STT
Tên bộ
Tổng số loài
Số loài
Tên Việt Nam Tên khoa học
Ký
sinh Ăn thịt
1 Bộ Chuồn chuồn Odonata 10 10
2 Bộ Bọ ngựa Mantodea 4 4
3 Bộ Cánh nửa Hemiptera 23 10
4 Bộ Cánh cứng Coleoptera 56 13
5 Bộ Hai cánh Diptera 2 1
Tổng 95 1 27
Qua bảng 4.8, có thể thấy rằng số lượng các loài côn trùng ký sinh và ăn thịt trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến khá phong phú với 28 loài chiếm 16,86% tổng số loài đã điều tra được, chúng đang góp phần hạn chế sự phát triển côn trùng hại thực vật nói chung và côn trùng hại cây trồng ở Thượng Tiến nói riêng.
Bộ Cánh cứng có 13 loài thuộc nhóm này, phần lớn chúng là các loài bắt mồi ăn thịt: các loài thuộc họ Bò rùa Coccinellidae: Menochilus 4- maculatus Fabricius, Menochilus sexmaculatus Fabricius, Coccinella septempunctata L, Leis axyridis Pallas, Lemnia biplagiata Swartz; họ Chân chạy Carabidae: Casnoidea indica (Thunb.), Desera geniculata Kluf, Parena
nigrolineata Habu, Chlaenius bioculatus Motsch; họ Hổ trùng Cicindelidae:
Collyris bonelli Guerin, Neocollyris cylindripennis Chaudoir, Therutes olbboobliquatus Hors, Cicindela aurulenta Fabricius, Cicindela kaleea Bates.
Bộ Cánh nửa có 10 loài thuộc nhóm ký sinh ăn thịt, trong số này có họ
Bọ xít ăn sâu Reduviidae là nhóm thiên địch chính tiêu diệt sâu hại trong rừng: Acanthaspis ruficep Hsiao, Harpactor costalis Stal, Pirates arcuatus
Stal.
Bộ Bọ ngựa Mantodea mới chỉ điều tra được 4 loài, nhưng chúng đều là những loài rất phàm ăn khác góp phần quan trọng trong việc khống chế sâu hại rừng tự nhiên cũng như rừng trồng.
Bộ chuồn chuồn Odonata có 10 loài, vai trò ký sinh ăn thịt sâu hại của chúng chưa được thể hiện rõ rệt, chủ yếu có vai trò kĩm hãm các loài sâu hại thuộc bộ Hai cánh Diptera. Tuy vậy chúng cũng là mối đe dọa đối với nhiều loài côn trùng có ích khác: các loài ong, ruồi ký sinh…
4.3.1.3. Côn trùng phân hủy chất thải động vật
Côn trùng sử dụng các chất thải từ động vật và người, đóng vai trò vệ sinh và tham gia tích cực vào quá trình tạo thành đất. Vùng đệm xung quanh Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến là nơi tập trung nhiều khu dân cư xung quanh các kiểu rừng. Trên các tuyến đường ven suối, ven đồi nương rẫy, nhân dân thường thả rông trâu, bò, lợn, gà. Nếu không có côn trùng vệ sinh, phân huỷ thì sau vài tháng sẽ ngập ngụa phân và xác chết của các động vật. Các loài côn trùng thuộc nhóm này chủ yếu thuộc họ Bọ hung (Scarabaeidae): Onthophagus funebris Boucomont, Onthophagus magicolis Gebler, Adoretus conversus Burmeister, Brahmina parvula Moser. Các loài côn trùng này thường sống trong phân trâu, bò hoặc dùng phân trâu bò dự trữ để nuôi con cái. Côn trùng sử dụng chất thải từ động vật là đội quân vệ sinh làm sạch môi trường tự nhiên, bên cạnh đó chúng còn đào hang chôn phân vào trong đất đem lại độ phì cho đất.