Đặc điểm phân bố côn trùng theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng côn trùng và đề xuất các giải pháp quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến, tỉnh hòa bình​ (Trang 42 - 45)

Kết quả điều tra côn trùng trên các dạng sinh cảnh trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến được thể hiện ở Bảng 4.5 sau:

Bảng 4.5. Sự phân bố côn trùng theo các sinh cảnh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến

STT Các dạng sinh cảnh Số lượng loài (S) Số lượng cá thể (N) Chỉ số Phong phú (d)

1 Sinh cảnh dân cư, cây nông nghiệp 84 132 39,14

2 Sinh cảnh rừng tái sinh 97 153 43,94

3 Sinh cảnh cây gỗ, rừng kín thường xanh 106 184 46,36

4 Sinh cảnh rừng tái sinh, tre nứa , ao hồ 115 218 48,75

Qua Bảng 4.5: có thể thấy rằng Sinh cảnh rừng tái sinh, tre nứa , ao hồ có chỉ số phong phú lớn nhất (d=48,75), tiếp đến là Sinh cảnh cây gỗ, rừng kín thường xanh (d=46,36). Sinh cảnh rừng tái sinh có chỉ số phong phú d=43,94; Sinh cảnh dân cư, cây nông nghiệp có chỉ số phong phú thấp nhất (d=39,14).

Các loài côn trùng thuộc họ Bướm cải Pieridae, bướm đốm Danaidae thường gặp nhiều ở sinh quần nông nghiệp, trên những cánh rừng thưa. Tại khu vực xóm Vay xã Thượng Tiến, vào những lúc nắng nóng, chúng tôi bắt

Các loài côn trùng thuộc họ Bướm rừng (Amathusiidae) thường gặp chủ yếu trong những khu rừng thứ sinh giàu, nơi cây cối rậm rạp: Loài

Discophora sondaica sondaica Boisduval thường tập trung nhiều ở những khu rừng rậm có nhiều cây gỗ lớn, thường đậu trên các tảng đá trong rừng già, đôi khi còn bắt gặp chúng ở sinh cảnh rừng thứ sinh ven sông suối có cây cao và rậm rạp. Loài bướm phượng Graphium agamemnon agamemnon Linnaeus (Họ Papilionidae), Xén tóc màu rêu vàng lục Apriona sp cũng gặp ở dạng sinh cảnh này.

Sinh cảnh rừng thứ sinh ven sông suối là nơi tập trung nhiều loài côn trùng, là sự pha trộn giữa khu hệ côn trùng rừng thứ sinh với khu dân cư, cây trồng nông nghiệp, giữa rừng thứ sinh xa suối với rừng thứ sinh ven sông suối, có các loài côn trùng đặc trưng cho sinh cảnh này:

Các loài chuồn chuồn Platycnemis foliacea, Pantala flavescens (Họ Libellulidae); các loài Bọ xít: Macracanthopsis nidipes Reut, Pirates arcuatus Stal (Họ Reduviidae), Dieuches unigutlatus Thunb, Aphanus sordidus Fabricius (Họ Lygaeidae); các loài Bọ rùa: Lemnia biplagiata

Swartz, Coccinella septempunctata L, (Họ Coccinellidae); Các loài Bướm thuộc họ Bướm đốm (Danaidae): Danaus genutia genutia Cramer, Euploea mulciber dufresne Godart, Euploea tullionus Fabriciusicius.

Sinh cảnh rừng thứ sinh phục hồi do tự nhiên hay do chăm sóc, trồng, bảo vệ của con người thường gặp các loài sau: Cosmoscarta decisa Walker,

Cosmoscarta heros Fabricius (Họ Cercopidae), Collyris bonelli Guerin,

Neocollyris cylindripennis C (Họ Cicadidae), các loài thuộc chi Glenea,

Anoplophora chinensis Forster (Họ Cerambycidae), Coccinella septempunctata L, Lemnia biplagiata Swartz (Họ Coccinellidae), các loài thuộc giống Polillia, chi Mimela (Họ Scarabaeidae).

Các loài côn trùng đặc trưng cho sinh cảnh dân cư, cây trồng nông nghiệp phần lớn là loài gây hại cho thực vật, chúng bao gồm các loài cào cào, châu chấu (họ Acrididae): Rammeacris kiangsu, Ceracris kiangsu Tsai. Các loài bọ rùa (họ Coccinellidae): Rodolia rufopilosa Mulsant, Leis axyridis

Pallas Lemnia biplagiata Swartz.., các loài bọ xít (Họ Bọ xít mép Coreidae, Họ Bọ xít dài Lygaeidae). Một số loài như Leis axyridis Pallas, Lemnia biplagiata Swartz, Agetocera mirabili Hope, Cassena collaris Baly, Cassida catenata Boh, thuộc họ Cánh cứng ăn lá Chrysomelidae cũng thường bắt gặp ở kiểu rừng này. Các loài dế thuộc họ Dế mèn Gryllidae (loài Brachytrupes portentosus Lichten, loài Gryllus testaceus Walker), và họ Dế dũi Gryllotalpidae (Loài Gryllotalpa unispinalpa Sauss) hầu như chỉ thấy xuất hiện ở khu vực này. Song song tồn tại cùng với những loài côn trùng gây hại trên thì ở đây là nơi trú ngụ của rất nhiều loài côn trùng ký sinh ăn thịt, trong đó đáng chú ý là các loài thuộc họ Bọ ngựa Mantidea (Terodera sinensis

Saussure, Hierodula patellifera Serville, Deroplatys sp), các loài thuộc họ Hổ trùng Cicindelidae (Collyris bonelli Guerin, Neocollyris cylindripennis

Chaudoir), các loài bọ rùa: Lemnia biplagiata Swartz, Rodolia pumila Weiser,

Menochilus sexmaculatus Fabricius (họ Coccinellidae), họ Bọ xít ăn sâu Reduviidae (Ectrychotes comottoi Leth, Pirates arcuatus Stal,...) Họ Ruồi ký sinh Tachinidae (Exorista sp)... cũng thường hay bắt gặp ở khu vực này. Đặc biệt khu dân cư, cây trồng nông nghiệp là nơi chăn thả rông của nhiều loài gia súc nên xuất hiện các loài côn trùng phân huỷ chất thải động vật gồm: doretus compresus Weber, Dorcus grandis, Cathasius molossus Linnaeus thuộc họ Scarabaeidae. Do đặc điểm khu dân cư, cây trồng nông nghiệp có nhiều loài cây ăn quả có hoa nên đã thu hút được nhiều loài bướm đến hút mật, tiêu biểu là các loài bướm thuộc họ Bướm cải Pieridae, Bướm đốm Danaidae.

Sinh cảnh rừng tre nứa thuần loài là nơi tập trung của hầu hết các loài Bướm giáp Nymphalidae (Ariadne ariadne Linn, Athyma perius perius

Linnaeus, Polyura athamas athamas Drury. Các loài sâu hại ở kiểu rừng này bao gồm: các loài thuộc họ Châu chấu Acrididae (Rammeacris kiangsu, Ceracris kiangsu Tsai), các loài Vòi voi hại măng Curculionidae.

Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa là sự giao thoa của khu hệ côn trùng rừng gỗ và rừng tre nứa, nhiều loài côn trùng có trong rừng thứ sinh và rừng tre nứa thuần loài đều thấy xuất hiện ở kiểu rừng này, tuy nhiên số lượng ít hơn các kiểu rừng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng côn trùng và đề xuất các giải pháp quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến, tỉnh hòa bình​ (Trang 42 - 45)