Đặc điểm phân bố côn trùng theo độ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng côn trùng và đề xuất các giải pháp quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến, tỉnh hòa bình​ (Trang 45 - 48)

Đặc điểm phân bố theo đai cao của côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến được thể hiện ở bảng 4.6

Bảng 4.6. Sự phân bố côn trùng theo độ cao

STT Bộ Độ cao

Tên Việt Nam Tên khoa học 200-400m 400-600m 600-800m

1 Bộ Chuồn chuồn Odonata 5 2 0

2 Bộ Bọ ngựa Mantodea 3 1 0 3 Bộ Cánh bằng Isoptera 2 1 0 4 Bộ Bọ que Phasmatodtera 2 1 1 5 Bộ Cánh thẳng Orthroptera 6 7 2 6 Bộ Cánh nửa cứng Hemiptera 15 6 5 7 Bộ Cánh đều Homoptera 7 4 1 8 Bộ Cánh cứng Coleoptera 25 19 6 9 Bộ Cánh phấn Lepidoptera 28 15 8 10 Bộ Hai cánh Diptera 1 1 0 Tổng 94 57 23

Nhận xét: Qua bảng có thể thấy rằng số lượng các loài côn trùng giảm theo độ cao. Vị trí 200 - 400m là nơi tập trung hầu hết các loài côn trùng của các bộ họ khác nhau. Nhiều loài phân bố rộng khắp khu vực điều tra xuất hiện với số lượng lớn. Các loài thường gặp là: Pantala flavescens, Orthetrum albistylum, Orthetrum japonicum (Bộ Odonata); Các loài: Arthrotus coomani Lab,

Arthrotus nigripennis Jac, Coccinella septempunctata L, Mimela splendens

Gyllenhal, Onthophagus funebris Boucomont (Bộ Cánh cứng Coleoptera). Côn trùng thường gặp ở vị trí này trong bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) có các loài sau: Appias nero Fabricius, Catopsilia pomona Fabriciusicius, Euploea core Cramer, Euploea klugii Moore (Họ Bướm cải Pieridae); Antogeia canidia Sparrnan, Cepora nadina Linn, Catopsilia pomona Fabriciusicius,

Appias nero Fabricius (Họ Bướm đốm Danaidae). Các loài thường gặp trong bộ Cánh thẳng (Orthoptera): Rammeacris kiangsu, Acrida cinerea, Ceracris kiangsu Tsai, Conocephalus melaenus (Họ Châu chấu Acridae); Holochlora japonica B.W. (Họ Sát sành Tettigoniidae); Gryllotalpa unispinalpa Sauss (Họ Dế dũi Gryllotalpidae).

Ở đai cao 400 - 600m, số lượng các loài côn trùng đã giảm đi và xác suất xuất hiện nhỏ, chủ yếu là loài ngẫu nhiên gặp. Sự suy giảm về số lượng loài mạnh nhất là bộ Chuồn chuồn (Odonata). Tại đây, chúng tôi chỉ gặp 2 loài

Brachythemis contaminata (họ Libellulidae ), Agriocnemis femina (họ Cordulegasteridae) với số lượng cá thể không nhiều. Các loài trong bộ Cánh cứng (Coleoptera) gặp ở đai cao này chủ yếu trong họ Cánh cứng ăn lá (Chrysomelidae): Agetocera mirabili Hope, Aspidimorpha dorsata Fabricius,

Aspidomorpha miliaris Fabricius. Họ Bướm giáp (Nymphalidae), Bướm Phượng (Papilionidae) thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phân bố chủ yếu ở đai cao này, các loài thường gặp là: Graphium agamemnon, Graphium doson,

Papilionidae); Athyma perius perius Linnaeus, Cethosia biblis Drury, Acraea issoria Fabriciusicius, Junonia almana almana Linnaeus, Chersonesia risa transiensis Martin (họ Nymphalidae). Các loài châu chấu gặp ở đai cao này có: Acraea issoria Fabriciusicius, Junonia almana almana Linnaeus, Chersonesia risa transiensis Martin, Acrida cinerea, Osya chinensis, Conocephalus melaenus, Rammeacris kiangsu. Bộ Cánh đều (Homoptera) có các loài:

Dundubia hainamensis, Hyechys sanguinae De Geer, Tettioniella illustris Dist.

Ở đai cao từ 600 - 800m, số lượng loài của các bộ rất ít, một số bộ như: Bộ Chuồn chuồn, Bộ Bọ ngựa, Bộ Cánh bằng, Bộ Hai cánh, không điều tra thấy cá thể nào tại vị trí này. Tại đây chỉ gặp một số ít loài thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera): Faunis eumeus Drury, Thauria diores Doubl (Họ Bướm rừng Amathusiidae), họ Bướm phượng có các loài: Thauria diores Doubl, Papilio arcturus Westwood, Papilio demoleus malayanus W, Papilio memnon agenor Linnaeus; một số loài thuộc họ Bướm giáp Nymphalida: Ariadne ariadne Linn,

Cethosia biblis Drury, Dilipa morgiana Westwood. Bộ cánh cứng có một số loài thuộc họ Cánh cứng ăn lá (Chrysomelidae): Aulacophora coffeae (Hornst), Cassida catenata Boh; các loài Lemnia biplagiata Swartz, Coccinella septempunctata L, Menochilus sexmaculatus Fabricius thuộc họ Bọ rùa (Coccinellidae) cũng bắt gặp ở vị trí này. Một loài duy nhất thu được trong bộ Cánh đều (Homoptera) là loài Cryptotympana holsti Distant thuộc họ Cicadidae

Như vậy có thể thấy rằng ở các độ cao khác nhau (điều kiện về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, sự phân bố thảm thực vật khác nhau) thì thành phần và sự phân bố của côn trùng là khác nhau. Sự biến đổi này cũng khác nhau ở từng bộ họ. Một số bộ có sự thay đổi lớn về thành phần cũng như sự phân bố theo đai cao là bộ Chuồn chuồn (Odonata), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), bộ Cánh cứng (Coleoptera). Bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) ít có sự thay đổi. Loài bọ que thì chúng tôi bắt gặp trên cả 3 vị trí độ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng côn trùng và đề xuất các giải pháp quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến, tỉnh hòa bình​ (Trang 45 - 48)