Các biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng, bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng côn trùng và đề xuất các giải pháp quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến, tỉnh hòa bình​ (Trang 79)

4.7.3.1. Biện pháp quản lý bảo vệ

Các biện pháp chung

+ Cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi của các cá nhân, tổ chức về phạm vi, mức độ tác động của các hoạt động đến tài nguyên côn trùng.

+ Các văn bản hướng dẫn luật phải cụ thể hóa các đối tượng trong bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và côn trùng nói riêng và trình tự áp dụng các biện pháp xử lý bằng pháp luật đối với các sai phạm đối với các đối tượng này.

+ Đối với công tác bảo tồn đa dạng côn trùng, cần có các chính sách đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực về giáo dục đào tạo con người, về đầu tư, về quy hoạch tổng thể các khu bảo tồn, các công trình xây dựng, về khoa học công nghệ và về chế độ đãi ngộ đối với những cá nhân, tập thể tham gia công tác bảo tồn.

Các biện pháp cụ thể:

Cần có biện pháp quy hoạch sử dụng đất hợp lý, hạn chế đến mức thấp nhất việc đốt rừng làm nương rẫy canh tác nông nghiệp bằng các giải pháp định cư, ổn định dân số, giải quyết công ăn việc làm cho người dân ven rừng.

Quản lý tốt hoạt động bẫy bắt và buôn bán côn trùng, đặc biệt là các loài côn trùng quý hiếm có trong danh mục cần bảo vệ: các loài Bướm phượng Papilionidae, một số loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng Coleoptera. Cần tăng cường các hoạt động giáo dục môi trường tới cộng đồng dân cư và du khách. Tùy theo đối tượng để chọn phương pháp và hình thức tuyên truyền phù hợp để đạt hiệu quả như báo chí, đài, truyền hình, pa nô áp phích, tờ rơi. Đưa các nội dung bảo tồn vào nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng các hương ước, qui ước của thôn bản về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ

thiên nhiên môi trường. Đưa chương trình giáo dục môi trường vào trong giảng dạy ở các trường học, tổ chức các cuộc thi tìm hiều về đa dạng sinh học nói chung, đa dạng côn trùng nói riêng.

Quản lý chặt chẽ việc khai thác các sản vật từ rừng: khai thác mật ong, côn trùng làm thực phẩm: dế, châu chấu. Không nên cấm hoàn toàn các hoạt động khai thác mà nên tổ chức hướng dẫn cách thức khai thác bền vững, giúp người dân nâng cao nhận thức giá trị về rừng, tạo điều kiện cho họ trở thành một thành viên tự nguyện trong công tác bảo vệ các nguồn tài nguyên rừng trong đó có côn trùng.

Thực hiện nghiêm chỉnh công tác kiểm dịch thực vật khi nhập hạt giống và cây trồng từ nơi khác, kiên quyết không nhập những giống không rõ nguồn gốc.

Chỉ khi thật cần thiết mới dùng thuốc trừ sâu hại. Việc sử dụng thuốc trừ sâu phải đảm bảo đúng kỹ thuật: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, nồng độ và có chiến lược thay thế thuốc hợp lý.

4.7.3.2. Biện pháp nuôi dưỡng và bảo tồn

Trong khu vực có nhiều loài côn trùng có ích: tiêu diệt sâu hại (các loài côn trùng ký sinh và bắt mồi ăn thịt), vệ sinh môi trường (các loài bọ hung), một số loài dùng làm thực phẩm, dược liệu, làm thức ăn chăn nuôi, làm cảnh, và một số có giá trị kinh tế cao. Vì vậy cần có các giải pháp nuôi dưỡng bảo tồn và phát triển các loài côn trùng này để mang lại những nguồn lợi cho con người.

Theo kết quả nghiên cứu ở trên, các loài côn trùng thiên địch: Các loài thuộc họ Bọ ngựa Mantidae, họ Bọ xít ăn sâu Reduviidae, họ Bọ rùa Coccinellidae... thường tập trung ở sinh cảnh dân cư, cây trồng nông nghiệp là nơi sâu hại có số lượng cá thể lớn. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ, tăng cường nguồn thức ăn bổ sung, làm tổ nhân tạo cho các loài thiên địch tại khu

vực này. Các biện pháp đó là: bảo vệ cây bụi, thảm tươi, nhất là đối với các loài cây có nhiều hoa nở vào dịp xuất hiện pha trưởng thành của ký sinh hoặc có thể trồng xen cây có mật mà ký sinh ưa thích hoặc phun nước đường vào cây khi thấy cần thiết phải tập trung ký sinh. Trong quá trình tiến hành phòng trừ sâu hại bằng thuốc hóa học cần tránh phun thuốc lên nơi cư trú ưa thích của ký sinh là cây bụi, thảm mục... chỉ nên phun thuốc trừ sâu vào nơi thực sự có sâu hại tập trung với mật độ lớn. Trong một khu vực có dịch sâu hại không nhất thiết phải xử lý triệt để toàn bộ diện tích có sâu hại bằng thuốc trừ sâu, cần chọn ra một số diện tích nhất định không sử dụng thuốc để ký sinh có nơi an toàn cho sự phát sinh phát triển của chúng.

Việc chăn thả với số lượng nhất định các loại gia cầm, gia súc nhỏ: gà, ngan, lợn, dê... trong khu vực dân cư, cây trồng nông nghiệp (đã phát triển) sẽ góp phần tiêu diệt các loài sâu hại (châu chấu, cào cào, dế, bọ xít..), đồng thời tạo nguồn thức ăn cho các loài côn trùng phân huỷ (các loài bọ hung), giúp cải tạo, nâng cao độ phì đất.

Khu vực nghiên cứu là nơi sinh sống của nhiều loài bướm có màu sắc rực rỡ, nhiều loài bọ cánh cứng màu có hình dạng đặc biệt. Vì vậy cần lợi dụng những điều kiện thuận lợi ở nơi đây để xây dựng những khu nuôi bướm và nuôi một số côn trùng cánh cứng có màu sắc đẹp, hình dáng kỳ dị để làm hàng lưu niệm cho khách đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Trong số 13 loài, nhóm loài cần được bảo tồn (bảng 4.10) thì loài nào cũng cần được bảo vệ và phát triển. Tuy vậy không thể nhân nuôi tất cả các loài đã có cây thức ăn một cách đồng thời mà trước hết cần nuôi những loài quý hiếm và một số những loài phổ biến nhưng đẹp và có giá trị kinh tế. Cần đặc biệt quan tâm lưu ý đến các loài thuộc giống Papilio, giống Graphium (họ Bướm phượng Papilionidae), (Họ Bướm cải Pieridae), Giống Polyura thuộc họ

Bướm giáp Nymphalidae, các loài thuộc bộ Bọ ngựa, các loài thuộc họ Bọ xít ăn sâu Reduviidae.

Danh sách các loài cây trồng thức ăn cho các loài đề xuất nhân nuôi ở trên có thể gồm:

- Các loài thuộc giống Cassia là thức ăn của Hebomoia glaucippe (Họ Bướm cải Pieridae)

- Các loài thuộc họ Fabaceae là thức ăn của giống Polyura (Họ Bướm giáp Nymphalidae)

- Annonaceae là thức ăn của tất cả các loại thuộc giống Graphium

- Chanh, bưởi và nhiều loài thuộc họ Rutaceae là thức ăn của giống Papilio

Song song với đó, cần tiến hành tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chung tay bảo vệ các loài này, trước tiên là bảo vệ tốt các cây thức ăn của chúng. Vì đây được là những loài côn trùng đẹp, quý hiếm, tượng trưng khung cảnh thanh bình ở làng quê miền núi Việt Nam.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã định loại và thống kê được 166 loài. Trong đó bộ Cánh vảy có 46 loài chiếm 27,71%, bộ Cánh cứng có 56 (chiếm 33,73%). Bộ Cánh nửa cứng có 23 loài (13,86%), bộ Cánh màng 41 loài (7,35%), bộ Cánh thẳng 12loài (7,23%), bộ Chuồn chuồn 10 loài (6,02%), bộ Cánh đều 8 loài (4,82%), bộ Bọ ngựa 4 loài (2,41%), bộ Cánh bằng, bộ Bọ que bộ Hai cánh: 2 loài (1,20%); Có 3 loài côn trùng có tên trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, và trong phụ lục IIB của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ.

2. Ở các khu vực nghiên cứu khác nhau trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến có số lượng loài phân bố khác nhau: Khu bảo vệ nghiêm ngặt có chỉ số đa dạng d lớn nhất (d=53,66), tiếp theo là Khu phục hồi sinh thái 2 d=45,67, Khu phục hồi sinh thai1 d=41,53. Khu dân cư d= 34,01; Độ cao ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố của côn trùng. đai cao 200 – 400m điều tra được 94 loài, đai cao 400 – 600m: 57 loài, đai cao 600 – 800m: 23 loài. Sự biến đổi này cũng khác nhau ở từng bộ họ.

3. Mức độ phong phú côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến không cao. Những loài có Mức độ phong phú thấp nhiều (76 loài) chiếm 47,2%. Côn trùng có Mức độ phong phú trung bình có 62 loài (chiếm 38,5%). Côn trùng có Mức độ phong phú cao chỉ có 20 loài (chiếm 12,4%)

2. Tồn tại

Do thời gian, nhân lực còn hạn chế nên chúng tôi mới chỉ tiến hành điều tra côn trùng ở 4 khu vực trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến và vào một số thời điểm nhất định trong năm đúng vào đợt thời tiết còn mưa nên gặp nhiều khó khăn trong việc thu bắt. Vì vậy kết quả thu được chưa phản ánh hết sự phong phú, đa dạng tài nguyên côn trùng nơi đây.

3. Kiến nghị

- Cần tiếp tục tiến hành điều tra, khảo sát côn trùng tại các khu vực khác trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến để hoàn thiện danh mục côn trùng tại khu vực.

- Các biện pháp khẩn cấp làm giảm mức độ phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, lấy củi và phòng chống cháy rừng cần được triển khai có hiệu quả. Các biện pháp này bao gồm việc tăng cường lực lượng tuần tra bảo vệ tài nguyên rừng cùng với việc củng cố việc thi hành pháp luật.

- Tiến hành điều tra khảo sát định kỳ, đánh giá những ảnh hưởng, những tác động đến tài nguyên Đa dạng côn trùng. Nghiên cứu tìm hiểu giá trị, các biện pháp kỹ thuật nhân nuôi một số loài côn trùng quý hiếm làm cơ sở cho việc bảo tồn, phát triển tài nguyên Đa dạng côn trùng tại Khu Bảo tồn.

- Tham mưu với các cấp chính quyền của xã, xây dựng dự án định cư cho cộng đồng dân cư sống trong Khu Bảo tồn và cải thiện đời sống cho cộng đồng địa phương, nhằm giảm bớt áp lực hiện nay lên các nguồn tài nguyên rừng của Khu Bảo tồn.

- Các hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng đa dạng côn trùng của Khu Bảo tồn cần được triển khai tại các cộng đồng dân cư và du khách. Cần bao gồm cả các thông tin về hoạt động bị pháp luật cấm và các hoạt động phá hoại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alexander L.monastyrkii và Alexey L.Devyatkin, 2003. Butterfly of Vietnam anillustrated checlist) - Danh mục minh họa các loài bướm ngày ở Việt Nam, Nxb Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh.

2. Archibald, S.B., 2005. New Dinopanorpida (Insecta: Mecoptera) from the Eocene Okanogan Highlands (British Columbia, Canada and Washington State, USA). Canadian Journal of Earth Sciences 4 (2): 119–136.

3. Atkins M.D, 1978. Insects in Perspective, MacMillan Publishing Co., Translated by Lu J.S, 1984. Science Press, Beijing, China, pp. 211-214. 4. Huỳnh Thu Ba và nnk, 2003. Con người, đất và tài nguyên trong khu vực TrungTrường Sơn. Báo cáo số 5, WWF Chương trình Đông Dương, Hà Nội.

5. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, 2001. Từ điển ĐDSH và Phát triển bền vững Anh – Việt, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, 2000. Sách Đỏ Việt Nam, phần động vật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

7. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, 2007. Sách Đỏ Việt Nam, phần động vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Bộ NN&PTNT, 2004. Chương trình bảo tồn ĐDSH Trung Trường Sơn giai đoạn 2004 – 2010

9. Bộ NN&PTNT, 2001. Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn giai đoạn 2001 – 2010

10. Brown, B.V., Borkent, A., Cumming, J.M., Wood, D.M., Woodley, N.E., and Zumbado, M. (Editors), 2009. Manual of Central American Diptera. Volume 1 NRC Research Press 34. Centre for Ecology and.

11. Cố Mậu Bân, Trần Bội Trân, 1997. Bướm đảo Hải Nam, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc.

12. Chapman, A. D., 2006. Numbers of living species in Australia and the World Canberra: Australian Biological Resources Study.

13. Chen Z.T. and Liu K, 2000. Integrated pest management (IPM) and sustainable agriculture, Tropic Agricultural Science 86(4): 69–71. 14. Colless, D.H. & McAlpine, D.K, 1991. Diptera (flies) , pp. 717–786. In:

The Division of Entomology. Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation, Canberra (spons.), The insects of Australia. Melbourne Univ. Press, Melbourne.

15. Vũ Quang Côn, 1986. “Đặc điểm tạo thành hệ thống “vật chủ - ký sinh” ở các loài bướm hại lúa”, Thông báo khoa học, tập 1: 55 – 62, Viện KHVN. 16. Nguyễn Anh Diệp (chủ biên), 2005. Côn trùng học – tập 1: Cấu trúc, chức

năng sinh lý, sinh học, sinh thái học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 17. Lý Tương Đào, 2006. Bảo tàng Côn trùng, NXB Thời sự.

18. Lý Thành Đức, 2006. Côn trùng rừng, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc. 19. Đặng Thị Đáp (Chủ biên), 2008. Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm

Vườn Quốc gia Tam Đảo và giá trị bảo tồn của chúng, VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

20. Nguyễn Văn Đĩnh và nnk, 2007. Giáo trình biện pháp sinh học bảo vệ thực vật, NxbNông nghiệp, Hà Nội.

21. Điều tra đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến tỉnh Hòa Bình. Dự án KFW7 tỉnh Hòa Bình năm 2012.

22. Elaine Moison & Oliver Dubois, 1998. Báo cáo của SiDa về các sinh kế bền vững ở vùng cao Việt Nam, giao đất và các vấn đề khác.

23. Evolution (2007), The Lepidoptera Taxome Project Draft Proposals and Information, University College London.

24. Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã Trung Quốc (1999), Giám định bằng hình ảnhcôn trùng quý hiếm Trung Quốc, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc. 25. Dương Hồng và nnk, 1994. Giám định bằng hình ảnh Bướm Bắc Kinh,

NXB Khoa học kỹ thuật

26. Lê Xuân Huệ, 2000. Ong ký sinh trứng họ Scelionidae. Động vật chí, tập 3, Nxb KHKT, Hà Nội.

27. Bùi Công Hiển, 2003. Côn trùng học ứng dụng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

28. Dương Tử Kỳ, 2002. Giám định và phòng trừ sâu bệnh hại cây lâm viên bằng hình ảnh, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc.

29. Bùi Hữu Mạnh, 2007. Nhận diện bằng hình ảnh một số loài bướm ở Việt Nam.

30. Lưu Tham Mưu và nnk, 2000. Động vật chí Việt Nam, họ Châu chấu, cào cào (Acrididae), họ Bọ xít (Coreidae), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 31. Nguyễn Thế Nhã và nnk, 1998. Côn trùng rừng, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội 32. Nguyễn Thế Nhã và nnk, 2002. Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích.

Tập 1-Sử dụng côn trùng có ích, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

33. Nguyễn Thế Nhã, 2009. Côn trùng học, tập 1 – Côn trùng học đại cương,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

34. Hoàng Đức Nhuận, 1983. Bọ rùa ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

35. Hoàng Đức Nhuận, 1979. Đấu tranh sinh học và ứng dụng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

36. Phạm Bình Quyền, 2005. Sinh thái học côn trùng, Nxb Giáo dục.

37. Richard B. Primack, 1995. Cơ sở Sinh học bảo tồn (Võ Qúy, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng (1999), Bản dịch, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội.

38. Lý Nguyên Thắng, 2004. Sách ghi chép Côn trùng Trung Quốc, NXB Viện Khoa học xã hội Thượng Hải.

39. Nguyễn Viết Tùng, 2006. Giáo trình côn trùng học đại cương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

40. Bùi Văn Tứ, 1999. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài Bướm ngày tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến H. Kim Bôi – Hòa Bình.

41. Viện Bảo vệ thực vật, 1997. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật – Tập 1: Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

42. Viện Bảo vệ thực vật, 1999. Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền nam 1977 – 1978, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

43. Viện Bảo vệ thực vật, 1999. Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam 1997 – 1998, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

44. http://www.monngonmoingay.com. 45. http://www.kiemlam.org.vn.

PHỤ LỤC 1. Danh lục các loài côn trùng thống kê và định tên tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến

Ghi chú: DC - Khu dân cư; ST1 - Khu phục hồi sinh thai1,

NN - Khu bảo vệ nghiêm ngặt, ST2 - Khu phục hồi sinh thái 2.

STT Tên Việt Nam Tên khoa học

Nơi thu mẫu DC ST1 NN ST2

I BỘ CHUỒN CHUỒN ODONATA

1 Họ Chuồn chuồn Cordulegasteridae

1 Chuồn chuồn Anotogaster siebboldii x x x

2 Họ Chuồn chuồn Ngô Libellulidae

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng côn trùng và đề xuất các giải pháp quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên thượng tiến, tỉnh hòa bình​ (Trang 79)