.Điều kiện cơ bản của lâm trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại lâm trường măng đen, huyện kon rẫy, tỉnh kon tum​ (Trang 25)

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý và phạm viranh giới

 Vị trí địa lý:

Lâm trường Măng Đen nằm trên vùng núi phía Đơng Nam của Tỉnh Kon Tum, cách thị xã Kon Tum 30km về phía Bắc.

Địa bàn xản xuất nằm trên hai xã: Đăk Pne, Tân Lập và thị trấn Đăk Rve có toạ độ như sau:

+ Từ 14o23’ đến 14o30’vĩ bắc

+ Từ 108o11’ đến 108o23’ kinh đông

 Phạm vi ranh giới:

+Phía Đơng giáp Lâm trường Đăk Roong, huyện Krang, tỉnhGia Lai + Phía Tây và phía Bắc giáp lâm trường Mang Cành I

+ Phía Nam giáp huyện Măng Gian, tỉnh Gia Lai

Tồn bộ lâm trường có 22 tiểu khu, tổng diện tích tự nhiên là: 23.603 hađược bố trí cụ thể như sau:

+ Thị trấn Đăk Rve:2635 ha gồm4 tiểu khu: 519, 520, 521, 522

+ Xã Đăk Pne: 15264 ha, gồm 13 tiểu khu: Tk 524, 525, 527, 528, 529, 530, 531, 532, 533, 534, 535, 536, 537.

+ Xã Tân Lập:5704 ha, gồm5 tiểu khu: Tk 540, 541, 542, 543, 544. b. Điều kiện đất đai, địa hình

 Địa hình:

Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, Từ Đơng sang Tây có sự chia cắt mạnh của nhiều sông suối và đồi núi cao, hiểm trở, độ dốc lớn, có thể phân chia thành 2 kiểu:

+ Địa hình núi trung bình: chiếm 80,4% diện tích tự nhiên với hai dãy núi chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, thấp dần về phía Tây Nam, thường có độ dốc lớn, rải rác có đá lộ đầu dạng khối.

+ Địa hình máng trũng chiếm 19,6% tổng diện tích tự nhiên, nằm ven sơngĐắkPne và nằm giữa hai dãy núi.

Độ dốc trung bình là 20o Độcao trung bình là 1000m Độcao lớn nhấtlà 1531m

- Loại đá mẹ chính: Đá Mắc ma, Đá cát, Đá biến chất, Đá Bazan. - Về tình hình đất đai: Theo kết quả điều tra của phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Trung Bộ & Tây Nguyên thì trên tồn lâm trường có các loại đất cơ bản:

+ Đất Feralit màu xám phát triển trên đá Mắc ma axít chiếm 25,7%. + Đất Feralitđỏ vàng phát triển trên đáphiến sét biến chấtchiếm 21,8%. + Đất Feralit đỏvàng phát triển trên đá Mắc ma axít chiếm 33,4%.

+ Đất Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên đá phiến sét biến chất chiếm 19,2%.

Nói chung, điều kiện đất đai phù hợp với sinh trưởng, phát triển của nhiều loại thực vật thuận lợi cho các hoạt động canh tác nơng lâm nghiệp trên địa bàn.

c. Điều kiện khí hậu – thuỷ văn * Đặc điểm khí hậu:

Tồn bộ diện tích của lâm trường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang đặc thù của Cao nguyên tây Trường Sơn, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc của trạm khí hậu thuỷ văn tỉnh Kon Tum các chỉ số khí hậu tại lâm trường như sau:

Nhiệt độ bình quân hàngnăm : 19,0oC Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,0oC Nhiệt độ bình qn tháng nóng nhất: 29,0oC Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất: 10,0oC Độ ẩm bình quân hàng năm: 80%

Tổng lượng mưahàng năm: 1800mm

Tổng lượng bốc hơi bình quân hàngnăm: 1040mm

Hướng gió thịnh hành: Gió mùa Đơng Bắc thổi về mùa khơ, gió mùa Tây Nam thổi về mùa mưa, Tốc độ gió trung bình 11km/h, lớn nhất 16km/h, nhỏ nhất 7km/h.khơng có bão và sương muối.

* Đặc điểm thuỷ văn:

Hệ thống sông suối trên địa bàn lâm trường có đặc điểm là có nước quanh năm, ngoài các khe suối nhỏ có sơng Đắk Pne chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Do địa hình chia cắt mạnh, lượng mưa lớn và tập trung vào mùa mưa nên tốc độ và lưu lượng nước tại các sông suối vào mùa mưa rất lớn dễ tạo nên lũ quét.

c. Hệ thực vật rừng

Hệ thực vật lâm phần lâm trường chủ yếu là rừng tự nhiên lá rộng thường xanh rất đa dạng về chủng loại:

Luồng thực vật Hymalaya – Nam Trung Hoa và luồng thực vật bắc Việt Nam với các loài thực vật thuộc các họ Giẻ - Fagaceae, Re-Lauraceae, Mộc lan-Magnoliaceae, Đậu-Fabaceae, Thầu dầu- Euforbiaceae, Kim giao - Podocarpaceae . Ngồi ra cịn có khu hệ thực vật Malaysia - Inđônêsia gồm các họ thực vật: Dầu - Dipterocarpaceae, Bàng - Combretaceae…

Về phân loại các dạng thảm thực vật, tại lâm trường tồn tại các dạng: Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, Kiểu rừng thưa lá rộng, kiểu rừng tre nứa, Kiểu rừng nửa rụng lá, Kiểu rừng rụng lá, Kiểu rừng hỗn giao lá rộng + lá kim, Kiểu rừng lá kim

3.1.1.2. Điều kiệndân sinh kinh tế - xã hộia. Dân tộc, dân số và lao động a. Dân tộc, dân số và lao động

Cộng đồng dân cư sống trong địa bàn rất đa dạng, gồm cộng đồng người địa phương Bana, Xê Đăng, Rơ Măm, Giẻ Triêng, Kdong… Ngồi ra cịn có các tộc người nhập cư: Kinh, Tày, Nùng, Dao…

b. Văn hoá, y tế và giáo dục

Văn hoá xã hội trong khu vực còn nhiều hạn chế do hạn chế về điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất và điều kiện tổ chức các họat động văn hố. Mặt khác vẫn cịn tồn tại những hoạt động mê tín dị đoan trong cộng đồng chưa bị xố bỏ.

Dù tại các xã đều có hệ thống trường trung học và tiểu học nhưng cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, lực lượng cán bộ giáo viên còn thiếu, chất lượng giáo dục cịn hạn chế.

Trên địa bàn có hệ thống cơ sở y tế đến từng xã, thôn. Tuy vậy, do trìnhđộ và thiết bị cịn thiếu, số lượng bệnh nhân nhiều nên vẫn không đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh, khám bệnh của nhân dân. một số bệnh như sốt rét, bướu cổ, dịch hạch vẫn còn xuất hiện.

 Về giao thông: Trung tâm lâm phần của Lâm trường thộc xã Đắk Pne cách thị trấn Đắk Rve 15km, hiện nay đường vào xã cịn khó khăn do địa hình phức tạp, đường chưa làm xong hơn nữa khi mưa thì khơng thông đường, đường liên thôn bản chưa chỉ là đường mịn rất khó khăn để đi lại, vận chuyển nhất là vào mùa mưa.

 Về thuỷ lợi: Hầu như trên địa bàn lâm phần Lâm trường chưa có các hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất, canh tác nông nghiệp chủ yếu dựa vào hệ thống song suối và nước trời.

 Về các cơng trìnhđiện nước phục vụ sinh hoạt: Hiện tại, đã cóđiện lưới quốc gia đến từng thơn bản nhưng do kinh tế hạn chế nên số hộ được sử dụng điện còn rất khiêm tốn. Hầu như chưa có các cơng trình cung cấp nước sạch cho nhân dân chủ yếu là lấy từ các suối, từ nguồn nước trong núi.

d. Về các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn

 Về sản xuất nông nghiệp

Hoạt động nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt các loại cây hoa màu, cây lương thực như ngơ, lúa, khoai, mì hầu như khơng trồng các cây làm thực phẩm. Cây cơng nghiệp như cà phê, bời lời, mía, đậu tương…

 Vềsảnxuất lâmnghiệp

Nhân dân chưa tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuât lâm nghiệp trên đất rừng đã có, một số tham gia nhưng chỉ là các hoạt động mang tính chất truyền thống, khơng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhâp gia đình và địa phương. Một số hộ dân tham gia vào các hoạt động sản xuất do Lâm trường đưa ra nhưng chỉ là các hoạt động mang tính chất mùa vụ khơng ổn định.

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản chỉ ở mức hộ gia đình tự cung tự cấp do chỉ có các diện tích mặt nước nhỏ, khơng có các hình thức khuyến khích ni trồng thuỷ sản.

 Cơng nghiệp và chế biến nông lâm sản

Hiện trên địa bàn chưa có các nhà máy hay khu chế biến sản phẩm nơng lâm sản mà chỉ có các cơ sở thực hiện được các hoạt động sơ chế, bảo quản nông lâm sản ở quy mô nhỏ.

 Về các hoạt động dịch vụ

Chủ yếu là các hình thức trao đổi hàng hố nhỏ lẻ thông qua các cửa hang nhỏ cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt, tuy vậy còn rất hạn chế về mặt chủng loại và chất lượng. Ngồi ra chỉ có một số hộ đứng ra thu mua các sản phẩm nông lâm sản của nhân dân trong vùng.

Đánh giá chung về điềukiện cơ bảntại địa bànlâm trường:

Điểm mạnh

- Có quỹ rừng tự nhiên lớn, trữ

lượng cao, diện tích rừng giàu và

trung bình cịn nhiều.

- Đã được cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, đóng mốc ranh giới ngồi thực địa được địa

phương chấp nhận.

- Có mối quan hệ tốt có nhiều hỗ trợ qua lại với địa phương.

- Đã giao khoán bảo vệ rừng cho

hàng trăm hộ dân tộc địa phương;

- Công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng ở địa

Điểm yếu

- Lực lượng cán bộ của lâm trường còn

mỏng, đặc biệt là ở các trạm bảo vệ rừng

cơ sở vật chất cịn nhiều thiếu thốn.

- Kinh phí hoạt động của lâm trường cịn thấp, loại hình hoạt động kinh doanh chưa

đa dạng, chủ yếu là chăm sóc và bảo vệ

rừng.

- Diện tích rừng trồng ít; nguồn vốn hoạt

động cịn phụ thuộc nhiều vào Nhà nước

(Dự án 661).

- Công tác quản lý dữ liệu, thông tin chưa

được tin học hóa và lưu giữ đầy đủ.

phương trong những năm qua đã được thực hiện tốt, hình thành cơ

chế phối hợp có hiệu quả.

- Cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội

của địa phương đã,đang được đầu

tư xâydựng theo nhu cầu.

hoạt động sản xuất lâm nghiệp còn thấp.

- Đặc điểm canh tác của người dân địa

phương chủ yếu vẫn là quảng canh nên năng suất cây trồng còn nhiều hạn chế.

- Số lượng các vụ vi phạm lâm luật và PCCCR vẫn xảy ra, việc xử lý vi phạm không nghiêm minh.

Cơ hội

- Là địa bàn thuộc các tỉnh Tây

Nguyên nên được chính phủ rất quan tâm đầu tư nhiều dự án phát

triển KT-XH.

- Có các chương trình, dự án hỗ

trợ cho các hoạt động QLRBV

trên địa bàn và khu vực lân cận.

- Nhận thức và sự tham gia của

người dân về công tác quản lýbảo

vệ rừng được nâng lên.

- Các cơ quan ban ngành địa

phương rất quan tâm và ủng hộ

việc QLRBV của lâm trường.

- Nhà nước đã có chủ trương đổi

mới hoạt động của lâm trường quốc doanh, tạo ra nhiều cơ hội

cho lâm trường phát triển.

- Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại

rừng đã cơ bản hoàn thiện mở ra

nhiều cơ hội mới cho các hộ tham gia QLBVR.

Thách thức

- Đời sống của người dân còn thấp, cơ sở

hạ tầng phúc lợi xã hội cơ bản vẫn còn hạn chế, vẫn cịn tình trạng nhân dân bị thiếu đất canh tác nông nghiệp hoặc mở

rộng trồng các cây cơng nghiệp. Chính

những điều này đã tạo áp lực tác động lên rừng tự nhiên.

- Nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số

trên địa bàn mặc dù đã có nhiều thay đổi nhưng chưa cao.

- Hiện tại nhân dân khơng có quyền khai thác rừng tự nhiên để phục vụ những nhu cầu xây dựng, gỗ củi do tỉnh Kon Tum

đang thực hiện lệnh cấm rừng.

- Lâm trường Măng Đen là đơn vị trực

thuộc và hạch tốn phụ thuộc vào Cơng ty

ĐTPT LNCN&DV Kon Rẫy nên mọi

hoạt động đều phụ thuộc vào Công ty, không chủ động được kế hoạch hoạt động

- Địa hình phức tạp, dân sống xen kẽ và

gần rừng nên khó khăn cho bảo vệ rừng. - Mùa khô kéo dài, dễ gây ra cháy rừng.

3.1.2. Hiện trạng rừng, đất rừng và tình hình kinh doanh lâm nghiệptại lâm trường tại lâm trường

3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Biểu 3.1. Hiện trạng sử dụng đất Đơn vị: ha

TT Hạng mục

Hiện trạng

ha %

Tổng diện tích tự nhiên 22603 100

A Nhóm đất Nơng nghiệp 22193.1 98.19

I Đất sản xuất nông nghiệp 1836.5 8.13

II Đất Lâm nghiệp 20356.6 90.06

2.1 Rừng tự nhiên 10682.2 47.26

Rừng giàu IV, IIIb 1197.2 5.30

Rừng trung bình IIIa3 2525.17 11.17

Rừng trung bình IIIa2 2160.23 9.56

Rừng nghèo IIIa1 3524.5 15.59

Rừng non IIa, IIb 1062.4 4.70

Rừng thông 86.8 0.38

Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa 74.3 0.33

Rừng rụng lá 51.6 0.23 2.2. Rừng trồng 637.4 2.82 rừng thông 637.4 2.82 2.3 Đất chưa có rừng 9037 39.98 Trảng cỏ _IA 74.4 0.33 Đất trống cây bụi_ IB 1688.7 7.47 Đất trống cây gỗ rải rác _ IC 7273.9 32.18

B Nhóm đất phi nơng nghiệp 409.9 1.81

Hình 3.1. Sơ đồ so sánh hiện trạng các trạng thái rừng và đất rừng

Lâm trường Măng Đen có diện tích đất rất lớn, khơng cịnđất chưa sử dụng, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 90,06%, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8,13%. Tuy vậy, trong diện tích đất lâm nghiệp, đất trống chưa có rừng cịn chiếm tỷ lệ rất lớn 39,98%, trong đó có một phần diện tích là đất thuộc đất rừng phịng hộ xung yếu, nếu tiếp tục để tình trạng đất trống với diện tích lớn như vậy sẽ khơng đảm bảo mục tiêu phòng hộ tại những khu vực xung yếu mà còn ảnh hưởng lớn tới tính bền vững và an tồn về môi trường tại khu vực. Vậy nên, vấn đề đặt ra trong thời gian tới là phải nhanh chóng tạo lập rừng trên những diện tích chưa có rừng ưu tiên vùng phịng hộ xungyếu.

3.1.2.2. Tình hình tổ chức,kinh doanh lâm nghiệpa. Cơng tác tổ chức tại lâm trường a. Công tác tổ chức tại lâm trường

Lâm trường trực thuộc Công ty Đầu tư phát triển lâm nghiệp CN & Dịch vụ Kon Rẫy, dựa vào mục tiêu phát triển của Lâm trường và sự chỉ đạo, những phương hướng phát triển chung của công ty để thực hiện các giải pháp kinh doanh.

Lâmtrường gồm các trạm Quản lý bảo vệ rưng (QLBVR) xã Đắk Pne gồm 3 Kiểm lâm quản lý 10 tiểu khu, Trạm QLBVR Đèo Tân lập có 2 Kiểm lâm quản lý 4 tiểu khu,Trạm QLBVR xã Tân Lập có 3 người quảnlý 10 tiểu khu.

b. Về thực hiện các kế hoạch sản xuất tại lâm trường. Năm 2003 khai thác 2.462m3gỗ trònđạt 103% kế hoạch Năm 2005 khai thác 2.193,991m3gỗ tròn đạt 104% kế hoạch.

Từ năm 2006 đến nay không thực hiện khai thác mà chỉ tiến hành các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng theo chính sách đóng cửa rừng tự nhiên.

c. Về thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các hoạt động công ích

Lâm trường thực hiện đầy đủ các khoản thuế tài nguyên, tiền cây đứng, thuế giá trị gia tăng.

Thực hiện các hoạt động trồng rừng phịng hộ, chăm sóc rừng, làm mới và tu bổ đường ranh cản lửa, thực hiện các hoạt động phòng chống cháy rừng, tổ chức truy quét những đối tượng khai thác rừng trái phép.

Do trong địa bàn có các hộ dân thực hiện các hoạt động nương rẫy nên lâm trường cũng tổ chức quy hoạch nương rẫy cho nhân dân, hạn chế và ngăn chặn các hoạt động phá rừng làm rẫy.

Từ đầu các mùa khô, lâm trường thực hiện các kế hoạch PCCR của công ty và kết hợp với kế hoạch PCCR do chính quyền xã có lâm phần của lâm trường đưa ra.

Những điểm mạnh và thuận lợi mà lâm trường đang có nhằm thực hiện những yêu cầu trongQLRBVtrên địa bàn:

Lâm trường thuộc Công ty Đầu tư phát triển lâm nghiệp CN & Dịch vụ Kon Rẫy, đây là công ty kinh doanh rừng tổng hợp và liên hoàn từ khâu tạo rừng cho tới chế biến và đưa ra thị trường các sản phẩm từ rừng của công ty. Do vậy, những tiềm năng về tài nguyên rừng, đất rừng của lâm trường được đưa vào kinh doanh theo những mục tiêu kinh tế có tính tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại lâm trường măng đen, huyện kon rẫy, tỉnh kon tum​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)