Xác định các nguyên tắc kinh doanh, lợi dụng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại lâm trường măng đen, huyện kon rẫy, tỉnh kon tum​ (Trang 59 - 62)

3.1.1 .Điều kiện cơ bản của lâm trường

3.2.4.2. Xác định các nguyên tắc kinh doanh, lợi dụng rừng

* Căn cứ xác định các nguyên tắc kinh doanh rừng

- Chọn loài cây mục đích: Căn cứ vào thành phần loài cây phù hợp với điều kiện tự nhiên tại khu vực, giá trị kinh doanh và vai trò sinh thái trong lâm phần để xác định loài mục đích, loài phù trợ và loài phi mục đích cho từng loại hình kinh doanh.

- Chọn lựa phương thức kinh doanh lợi dụng rừng: Tại mỗi loại hình kinh doanh, mỗi đơn vị kinh doanh cần căn cứ vào mục tiêu kinh doanh; đặc điểm lâm phần để lập nên hệ thống các biện pháp kinh doanh đảm bảo tương thích về kinh tế, kỹ thuật và điều kiện tác nghiệp tại khu vực.

- Chọn phương thức tái sinh rừng: Thông qua kết quả nghiên cứu tái sinh tại các ô định vị cho thấy: số lượng tái sinh tương đối đầy đủ về mặt số lượng và phân bố theo cấp chiều cao; tuy nhiên thành phần loài còn hạn chế đặc biệt là sự xuất hiện của những loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao mà tại đây trước kia xuất hiện rất nhiều cho nên trong tương lai ngoài tận dụng tái sinh tự nhiên cần thực hiện một số biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên cho những loài mục đích, loài quý hiếm xuất hiện tại đây, hoặc trồng bổ sung tại những nơi thiếu tái sinh mục đích.

- Chọn phương thức khai thác chính: Xác định phương thức khai thác hợp lý cho mỗi loại hình kinh doanh có thể quyết định tới hiệu quả về sự bền vững trong lợi dụng rừng. Chính vì các chỉ tiêu kỹ thuật trong khai thác phù hợp hay không đối với nhu cầu về sản lượng gỗ đảm bảo thu nhập cho lâm trường đồng thời phải dựa trên cơ sở sinh thái học để sản lượng khai thác hàng năm là ổn định và lâu dài.

* Các nguyên tắc kinh doanh lợi dụng rừng

1) LHKD rừng tự nhiên phòng hộ:

Loài cây mục đích:tất cả các loài cây tham gia vào cấu trúc tầng tán của rừng, có tác dụngbảo vệ nguồn nước, giữ đất tại đây.

Giải pháp kỹ thuật lâm sinh:khoanh nuôi bảo vệcó kết hợp trồng bổ sung. Phương thức tái sinh:tái sinh tự nhiên

Phương thức khai thác: khai thác chọn tỉ mỉ những cây kém phẩm chất, cây già cỗi ảnh hưởng tới khả năng phòng hộ của rừng.

2) LHKD rừngtrồngphòng hộ:

Loài cây mục đích: keo tai tượngvà cây bản địa: giổi, re, dẻ, vối thuốc.... Giải pháp kỹ thuật lâm sinh:trồng rừng

Phương thức tái sinh:tái sinh nhân tạo bằng cây con thực sinh. 3) LHKD sản xuất gỗ lớn:

Loài cây mục đích:dẻ, giổi, cáng lò, xoay,

Giải pháp kỹ thuật lâm sinh:khoanh nuôi tái sinh tự nhiên bằng chồi, hạt. Phương thức tái sinh:tái sinh tự nhiên

Phương thức khai thác:khai thác chọn thô Năm hồi quy: 20 năm

4) LHKD sản xuất gỗ tổng hợp

Loài cây mục đích: loài cây chủ yếu: dẻ, vạng trứng, trâm, chẹo, ngát, sữa, trám, re, giổi, dầu.

Giải pháp kỹ thuật lâm sinh:khoanh nuôi tái sinh tự nhiên có tác động. Phương thức tái sinh:tái sinh tự nhiên kết hợp tái sinh nhân tạo

Phương thức khai thác:khai thác chọn tỉ mỉ Năm hồi quy: 15 năm

5) LHKD sản xuấtgỗ nguyên liệu: Loài cây mục đích:thông ba lá

Giải pháp kỹ thuật lâm sinh:rừng trồng gỗ nhỏ cung cấp gỗ nguyên liệu Phương thức tái sinh:tái sinh nhân tạo bằng cây con thực sinh

Phương thức khai thác:khai thác trắng theo lô Tuổi khai thác chính: 20 năm

6) LHKD Lâm sản ngoài gỗ:

Loài cây mục đích:chủ yếu là tre nứa, le

Giải pháp kỹ thuật lâm sinh:rừng hỗn giao tre nứa, khai thác chọn thô. Phương thức tái sinh:tái sinh nhân tạo

Phương thức khai thác:khai thác chọn thô cho các cây tre nứa đạt thành thục công nghệ.

Năm hồi quy: 3 năm

7) LHKD rừng thông tự nhiên: 8) Loài cây mục đích: thông

9) Giải pháp kỹ thuật lâm sinh:rừng thông tự nhiên. 10) Phương thức tái sinh: tái sinhtự nhiên

11) Phương thức khai thác: khai thác chọn thô cho các cây đạt thành thục công nghệ.

3.2.5. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại lâm trường măng đen, huyện kon rẫy, tỉnh kon tum​ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)