Dự tính hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại lâm trường măng đen, huyện kon rẫy, tỉnh kon tum​ (Trang 75)

3.1.1 .Điều kiện cơ bản của lâm trường

3.2.7.2. Dự tính hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch

Trong bản đề xuất phương án quy hoạch cho lâm trường trong thời gian 10 năm dựa trên cơ sở khoa học, tính khả thi cao khi thực hiện trong thực tế lâm trường, dự tính hiệu quả mà phương án mang lại:

 Hiệu quả kinh tế:

Sau khi thực hiện các giải pháp quy hoạch đề xuất dự tính sẽ mang lại một số sản phẩm cho lâm trường như sau:

+ Hàng năm đều thực hiện khai thác rừng với trữ lượng nhất định với tổng diện tích khai thác 438.806,04 ha; tương ứng 438806.04m3 gỗ; 222,9ha ứng với120.167.867 cây tre nứa.

+ Diện tích rừng nguyên liệu trồng được: 1.041,5 ha + Diện tích rừngphòng hộ: 647,2ha.

+ Cải tạo, làm giàu 3524,5ha rừng nghèo IIIa1 thành rừng trung bình. + Nuôi dưỡng 1062,4ha rừng non thành rừng trung bình IIIa2 hoặc IIIa3. + Khoanh nuôi bảo vệ 7273,9 ha đất trống Ic thành rừng non IIa, IIb. + Khoanh nuôi rừng 2160,23ha rừng IIIa2 thành rừng IIIa3.

 Hiệu quả xã hội:

Thực hiện các đề xuất trong phương án giải quyết được một số vấn đề về mặt xã hội tại địa bàn như sau: giải quyết được công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân trong lâm trường; Đồng thời thu hút được tỷ lệ lớn nhân dân trong địa bàn lâm trường vào các hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng, khoanh nuôi rừng…mang lại thu nhập cho nhân dân.

Thông qua các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý, bảo tồn tài nguyên rừng bền vững, tiếp cận với những tiến bộ khoa học…

 Hiệu quả môi trường:

Nhờ tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp kinh doanh rừng một cách khoa học, hợp lývốn rừng của lâm trường được tăng về cả chất và lượng thể hiện ở chỗ: sau 10 năm tỷ lệ đất lâm nghiệpcó rừng tăng từ 57,69% lên 87,77%; diện tích đất phòng hộ đã có rừng 100%đảm bảo yêu cầu phòng hộ; Về mặt chất lượng rừng tự nhiên: tỷ lệ rừng giàu và trung bình tăng từ27,55% lên 55,73%.

 Tổng hợp hiệu quả kinh doanh rừng theo cáctiêu chuẩnQLRBV. Dựa vào những đánh giá và dự tính hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường mà phương án đề ra cho lâm trường và những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá QLRBV (tiêu chuẩn 9c, FSC Việt Nam) có thể đánh giá mức độ phù hợp của phương án đề xuất với yêu cầu tổng hợp về QLRBV nhằm lấy CCR trong tương lai. Đánh giá theo các tiêu chuẩn và tiêu chí được dự đoán và đánh giá sơ bộ như sau:

Biểu3.19. Kết quả đánh giámức độ phù hợp các tiêu chí, tiêu chí QLRBV

tt Tiêu chuẩn, yêu cầu Đánh giá 1 Tuân theo pháp luật và Tiêu

chuẩn FSC Việt Nam: Chủ rừng tuân theo pháp luật, những quy định hiện hành khác của Nhà nước và những thoả thuận quốc tế mà Nhà nước đã ký kết, đồngthời tuân theo tất cả những tiêu chuẩn và Tiêu chí của Tiêu chuẩn

Những chế độ, chính sách của nhà nước, địa phươngvề luật đất đai, luật quản lý doanh nghiệp, luật công nhân viên chức… đóng góp đầy đủ các khoản phí, thuế và các khoản đóng góp công ích xã hội địa phương. Lâm trường luôn thực hiện các hoạt động kinh doanh tuân theo các tiêu chuẩn và

FSC Việt Nam. 2 Quyền và trách nhiệm sử dụng

đất:Quyền và trách nhiệm sử dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng được xác lập rõ ràng, tài liệu hoá và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Các diện tích đất của lâm trường đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do địa phương cấp và được khoanh vẽ rõ ràng trên bản đồ và trên thực địa. Các diện tích Lâm trường giao khoán cho các hộ cùng đã thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cắm mốc ranh giới rõ ràng. 3 Quyền của người dân sở tại:

Quyền hợp pháp và theo phong tục của người dân sở tại về quản lý, sử dụng rừng và đất của họ được công nhận và tôn trọng.

Dù trên địa bàn quản lý của lâm trường có xen lẫn dân cư bản địa nhưng lâm trường không có các hoạt động lấn chiếm những diện tích rừng đã thuộc quyền quản lý của cộng đồng, những phong tục về quản lý, sử dụng rừng của cộng đồng được tôn trọng ở mức cao. 4 Quan hệ cộng đồng và quyền

của công nhân:Những hoạt động quản lý kinh doanh rừng có tác dụng duy trì hoặc tăng cường phúc lợi kinh tế xã hội lâu dài của công nhân lâm nghiệp và các cộng đồng địa phương.

Trong công tác quản lý kinh doanh rừng,Lâm trường luôn chú trọng tới lợi ích kinh tế cho công nhân cũng như người dân địa phương tham gia theo các hợp đồng giao khoán đất rừng; các hoạt động Lâm nghiệp cộng đồng: tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho người dân trong vùng… 5 Những lợi ích từ rừng: Những

hoạt động quản lý rừng có tác dụng khuyến khích sử dụng có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ đa dạng của rừng để đảm

Phương án đề xuất các biện pháp quản ly, kinh doanh tác động vào tài nguyên rừng theo nguyên tắc đảm bảo không tổn hại đến tài nguyên rừng, mang lại thu nhập và phù hợp với nhu

tính đa dạng của những lợi ích môi trường và xã hội.

cầucủa cán bộ cũng như cộng đồng sống trong địa bàn Lâm trường. 6 Tác động môi trường : Chủ

rừng thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị của đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đất đai, những hệ sinh thái và sinh cảnh đặc thù dễ bị tổn thương, duy trì các chức năng sinh thái và toàn vẹn của rừng.

Cùng với các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho Lâm trường, những diện tích rừng mang những giá trị bảo tồn, phòng hộ giữ đất, nước cũng được lâm trường thực hiện đầy đủ đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài.

7 Kế hoạch quản lý: Có kế

hoạch quản lý phù hợp với quy mô và cường độ hoạt động lâm nghiệp, với những mục tiêu rõ ràng và biện pháp thực thi cụ thể, và được thư- ờng xuyên cập nhật.

Đã xây dựng được các mục tiêu, nhiệm vụ các giải pháp trong từng giai đoạn, trong từng phương án tổ chức kinh doanh rừng. Mặc dù vậy, Công ty vẫn chưa xây dựng được các chuyênđề cụ thể trong việc nghiên cứu khoa học. 8 Giám sát và đánh giá:Thực

hiện giám sát định kỳ tương ứng với quy mô và cường độ kinh doanh để nắm được tình hình rừng, sản lượng các sản phẩm, chuỗi hành trình, các hoạt động quản lý rừng và những tác động môi trường và xã hội của những hoạt động đó.

Tại lâm trường, đối với mỗi chu kỳ kinh doanh đều có các cuộc điều tra tình hình rừng của cán bộ lâm trường, kiểm lâm và đoàn điều tra quy hoạch rừng phân viện Tây Nguyên. Tuy vậy, mức độ tỉ mỉ và công tác đánh giá tác động xã hội, môi trường tại đây còn sơ sài, chưa đánh giá chính xác tình hình tài địa bàn.

9 Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao: Những hoạt động quản lý rừng ở những rừng có

Lâm trường có các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng khỏi những hành động phá hoại gây nguy hại đến rừng như:

giá trị bảo tồn cao (RBTC) có tác dụng duy trì hoặc tăng cường các thuộc tính của những rừng đó. Những quyết định liên quan đến RBTC luôn được cân nhắc cẩn thận trên cơ sở giải pháp phòng ngừa.

lập chòi canh gác và cắt cử cán bộ đi tuần… Xây dựng hệ thống đường bắng cản lửa để tránh cháy rừng…

10 Rừng trồng:Rừng trồng

được quy hoạch và quản lý phù hợp với các Tiêu chuẩn và Tiêu chí từ 1 đến 9. Khi trồng rừng để đáp ứng các lợi ích về kinh tế, xã hội và các nhu cầu về sản phẩm rừng của thị trường, những rừng trồng đó cũng phải góp phần tạo điều kiện cho việc quản lý tốt các rừng tự nhiên, làm giảm áp lực lên rừng tự nhiên, giúp phục hồi và bảo tồn rừng tự nhiên.

Các loài cây được gây trồngtrên diện rộng là keo,thông đáp ứng mục tiêu kinh tế, xã hội và phục vụ mục tiêu phòng hộ tại vùng. Các loài cây trồng trên các diện tích cải tạo rừng, làm giàu rừng là những loài cây bản địa phù hợp với điều kiện tự nhiênđồng thời duy trì được cấu trúc rừng đã có tại khu vực.

Qua biểu đánh đối chiếu hoạt động của Lâm trường với những tiêu chuẩn và yêu cầu của FSC Việt Nam có thể thấy: Nhìn chung các biện pháp kinh doanh đề xuất cho Lâm trường trong giai đoạn sắp tới có cơ sở là sự bền vững, lâu dài nên hầu hết các tiêu chuẩn đánh giá rừng bền vững tai Lâm trường đều phù hợp, số ít tiêu chuẩn chỉ phù hợp ở mức thấp trong điều kiện thực hiện lộ trình cấp CCR của FSC Việt Nam thì các tiêu chuẩn này có thể được Lâm trường thực hiện tốt hơnphù hợp với yêu cầu QLRBV.

PHẦN 4

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Trong khuôn khổnghiên cứu, đề tài đã thực hiệncác nội dung đề ra:

 Điều tra, phân tích, tổng hợp và đánh giá tình hình cơ bản của lâm trường theo các tiêu chí về QLRBV về các mặt cơ bản: thể chế chính sách pháp lý, kinh tế, xã hộicủa nhà nước và địa phương; Tình hình sử dụng đất đai, tài nguyên rừng và sản xuất kinh doanh lâm nghiệp theo các tiêu chí QLRBV; Đi sâu nghiên cứu cơ sở kỹ thuật lâm sinh _ đặc điểm cấu trúc, tăng trưởng rừng thông qua 20 ô định vị (gồm2 trạng thái IIIa2, IIIa3).

 Từ kết quả nghiên cứu các cơ sở kinh tế, xã hội và cơ sở kỹ thuật tại lâm trường, đề xuất phương án quy hoạch sử dụng rừng tại lâm trường:

- Quy hoạch bố trí sử dụng đất đai cho toàn lâm trường, bố trí theo dự tính về nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp, nông nghiệp và các diện tích đất phục vụ các mục đích khác tăng diện tích đất nông nghiệp từ 7,92% lên 8,63%, tăng diện tích đất phục vụ các mục đích khác từ 1,74% lên 2,48%.

- Quy hoạch phân vùng rừng, đất rừng theo chức năng: phòng hộ, sản xuất, đặc dụng theo phân chia chức năng rừng đã được cục lâm nghiệp tỉnh Kon Tum quy định.

- Xác định các phương án kinh doanh rừng (nội dung mỗi phương án bao gồm: Đối tượng, diện tích, địa danh, giải pháp kỹ thuật, tiến độ thực hiện, nhu cầuvốn).

Đề tài cũng đề xuất phương án điều chế rừng đối với trạng thái IIIa3 theo hướng điều chế rừng phục vụ mục tiêu sản xuất theo hướngQLRBV.

Thông qua phương án quy hoạch ứng với mỗi loại hình kinh doanh, dự tính chi phí thực hiện và hiệu quả của phương án theo các tiêu chí kinh tế, xã hội, môi trường và tổng hợp các tiêu chí QLRBV của FSC Việt Nam.

Với đặc trưng cấu trúc phức tạp của rừng tự nhiên, Xây dựng phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn QLRBV là một vấn đề còn khó khăn, phức tạp, dựa trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Để phương án có tính khả thi và áp ụng được trong thực tế kinh doanh cần phải nghiên cứu sâu hơn, có sự cộng tác và thống nhất thực hiện của ban lãnh đạo Công ty, Lâm trường và cán bộ công nhân và người dân địa bàn. Bản đề xuất được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn nên số liệu thu thập và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng còn hạn chế chưa thể đưa ra dự tính chính xác về tăng trưởng rừng phục vụ tính toán điều chế rừng cho tất cả các trạng thái rừng hiện có tại lâm trường.

4.3. Khuyến nghị

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn QLRBV tại Lâm trường Măng Đen, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tumđã đưa ra những cơ sở đề xuất phương án kinh doanh rừng bền vững; Đề xuất phương án kinh doanh rừng tại lâm trường tuy nhiên để xóa bỏ những tồn tại và tăng cường tính khả thi của bản đề xuất trong thực tế cần tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề sau:

- Cần lập thêm các ô điều tra bao gồm các trạng thái rừng khác của lâm trường như IIa, IIb, IIIb, IV.

-Điều tra, đánh giá tình trạng rừng, đất rừng chi tiết tới các khu, lô tạo lập cơ sở vững chắc thiết lập phương án điều chế rừng bảo đảm bền vững.

- Nghiên cứu tăng trưởng rừng tự nhiên theo từng trạng thái tại khu vực. -Đề xuấtcác giải pháp thực hiện kinh doanhQLRBV.

- Kiểm tra và đánh giá một số giải pháp kỹ thuật đã và đang được ứng dụng trong các hệ canh tác của địa phương thông qua các chỉ tiêu đo đếm định lượng.

- Điều tra, phân tích triệt để vai trò của kiến thức bản địa, sử dụng tổng hợp vào các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm góp phần nâng cao nhận thức và năng lực của các tổ chức và người dân trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ NN&PTNT (2006), Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn (2006 - 2020).

2. Tạp chí khoa học lâm nghiệp số 3, 2007: Trần Văn Con, Cơ sở khoa học để xây dựng mô hình quản lý bền vững rừng tự nhiên.

3. Trần Văn Con (12/2006), “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giải pháp nhằm xây dựng mô hình quản lý bền vững rừng tự nhiênở Tây Nguyên”.

4. Phạm Văn Điển (2006), Mô hình cấu trúc rừng ổn định và những vấn đề lâm sinh then chốt.

5. VõĐại Hải (2006), “Đánh giá tác động xã hội phục vụ lập phương án điều chế rừng” Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Bảo huy, Hoàng Văn Dưỡng, Nguyễn Văn Lợi, Hoàng Xuân Y, Nguyễn Bá Ngãi, Bùi Việt Hải, Lương Văn Nhuận, Vũ Văn Thông, Đặng Thu Hà

(2002), Bài giảng Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng, Chương trình hỗ trợ LNXH, Hà Nội.

7. Vũ Văn Mễ (5/2008), Tổng quát về QLRBV tại một số nước trên thế giới và thực trạng ở Việt Nam, Viện tư vấn phát triển KT-XH nông thôn và miền núi, Hà Nội.

8. Nguyễn Hồng Quân (4/2004), Hệ thống lâm sinh cho QLRBV, Báo cáo tư vấn cho FSDP Sông Đà.

9. Lê Sáu,“Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng và đề xuất các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho phương thức khai thác chọn nhằm sử dụng rừng lâu bền ở khu vực Kon Hà Nừng”, Tây Nguyên, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây, 1996.

10. Đỗ Đình Sâm (5/2006), Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học và biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng tự nhiên góp phần nâng

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ... 1

CHƯƠNG 1... 3

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU... 3

1.1. Khái niệm và quan điểm chung về QLRBV... 3

1.2. Sơ lược về hệ thống các tổ chức cấp CCR trên thế giới... 6

1.3. QLRBV tại Việt Nam... 7

1.3.1. Sơ lược về hệ thống quản lý, kinh doanh lâm nghiệp bền vững... 7

1.3.2. Những chính sách của nhà nước về quản lý, kinhdoanh lâm nghiệp bền vững... 8

1.3.3. Hiện trạng với những thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơhội cho QLRBV, cấp CCR tại Việt Nam... 9

CHƯƠNG 2... 13

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 13

2.1. Mục tiêu nghiên cứu... 13

2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu... 13

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu... 13

2.2.2. Giới hạn nghiên cứu... 13

2.3. Nội dung nghiên cứu... 14

2.3.1. Các căn cứ đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn rừng bền vững... 14

2.3.2. Đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn rừng bền vững.... 15

2.3.2.1. Xác định phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh rừng... 15

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại lâm trường măng đen, huyện kon rẫy, tỉnh kon tum​ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)