Tình hình tổ chức, kinh doanh lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại lâm trường măng đen, huyện kon rẫy, tỉnh kon tum​ (Trang 34 - 35)

3.1.1 .Điều kiện cơ bản của lâm trường

3.1.2.2. Tình hình tổ chức, kinh doanh lâm nghiệp

a. Công tác tổ chức tại lâm trường

Lâm trường trực thuộc Công ty Đầu tư phát triển lâm nghiệp CN & Dịch vụ Kon Rẫy, dựa vào mục tiêu phát triển của Lâm trường và sự chỉ đạo, những phương hướng phát triển chung của công ty để thực hiện các giải pháp kinh doanh.

Lâmtrường gồm các trạm Quản lý bảo vệ rưng (QLBVR) xã Đắk Pne gồm 3 Kiểm lâm quản lý 10 tiểu khu, Trạm QLBVR Đèo Tân lập có 2 Kiểm lâm quản lý 4 tiểu khu,Trạm QLBVR xã Tân Lập có 3 người quảnlý 10 tiểu khu.

b. Về thực hiện các kế hoạch sản xuất tại lâm trường. Năm 2003 khai thác 2.462m3gỗ trònđạt 103% kế hoạch Năm 2005 khai thác 2.193,991m3gỗ tròn đạt 104% kế hoạch.

Từ năm 2006 đến nay không thực hiện khai thác mà chỉ tiến hành các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng theo chính sách đóng cửa rừng tự nhiên.

c. Về thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các hoạt động công ích

Lâm trường thực hiện đầy đủ các khoản thuế tài nguyên, tiền cây đứng, thuế giá trị gia tăng.

Thực hiện các hoạt động trồng rừng phòng hộ, chăm sóc rừng, làm mới và tu bổ đường ranh cản lửa, thực hiện các hoạt động phòng chống cháy rừng, tổ chức truy quét những đối tượng khai thác rừng trái phép.

Do trong địa bàn có các hộ dân thực hiện các hoạt động nương rẫy nên lâm trường cũng tổ chức quy hoạch nương rẫy cho nhân dân, hạn chế và ngăn chặn các hoạt động phá rừng làm rẫy.

Từ đầu các mùa khô, lâm trường thực hiện các kế hoạch PCCR của công ty và kết hợp với kế hoạch PCCR do chính quyền xã có lâm phần của lâm trường đưa ra.

Những điểm mạnh và thuận lợi mà lâm trường đang có nhằm thực hiện những yêu cầu trongQLRBVtrên địa bàn:

Lâm trường thuộc Công ty Đầu tư phát triển lâm nghiệp CN & Dịch vụ Kon Rẫy, đây là công ty kinh doanh rừng tổng hợp và liên hoàn từ khâu tạo rừng cho tới chế biến và đưa ra thị trường các sản phẩm từ rừng của công ty. Do vậy, những tiềm năng về tài nguyên rừng, đất rừng của lâm trường được đưa vào kinh doanh theo những mục tiêu kinh tế có tính toán kỹ càng, mỗi diện tích rừng với tiềm năng và đặc trưng riêng sẽ có định hướng kinh doanh tối ưu.

Những tồn tại và hạn chế trong quản lý kinh doanh sản xuất tại lâm trường trong vấn đề thực hiện kinh doanh rừng bền vững:

- Lực lượngkiểm lâm của lâm trường rất mỏng, mặt khác chế độ quản lý còn chưa rõ ràng giữa việc quản lý của hệ thống kiểm lâm viên địa bàn với cán bộ địa bàn của lâm trường nên mỗi kiểm lâm viên phải quản lý một diện tích rừng lớn, thu nhập chưa tương xứng với khối lượng công việc.

- Tình trạng thiếu cán bộ kỹ thuật chuyên môn, các cán bộ kỹ thuật không thường xuyên được tập huấn và đào tạo về những tiến bộ kỹ thuật và xu hướng mới trong quản lý rừng và đất rừng liên tục biến đổi theo chính sách, cơ chế thị trường…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phương án kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững tại lâm trường măng đen, huyện kon rẫy, tỉnh kon tum​ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)