Các giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện ea súp tỉnh đắklăk​ (Trang 114)

3.6.1. Giải pháp chính sách

- Thực hiện và vận dụng tốt các cơ chế, chính sách nhà nước đã ban hành phù hợp với đặc thù của huyện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

- Xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện những ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong các Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp...và cụ thể hoá các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với vùng Tây Nguyên phù hợp với điều kiện của tỉnh, của huyện để thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực:

- Phát triển công nghiệp chế biến nhỏ, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. - Phát triển các loại h nh dịch vụ, du lịch của huyện trong t nh h nh mới. - Quản lý lâm nghiệp theo hướng xã hội hoá nghề rừng, tạo mọi điều kiện để giữ và phát triển vốn rừng, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; có cơ chế giao, khoán quản lý rừng cộng đồng và hộ gia đ nh, để người nhận khoán quản lý bảo vệ rừng thực sự là người chủ, thực sự được hưởng lợi từ nghề rừng.

- Chính sách đất đai: đảm bảo đủ đất sản xuất cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ổn định định canh định cư và di dân tự do, không để t nh trạng du canh du cư phá rừng phát nương làm rẫy, bằng các biện pháp khai hoang mở rộng diện tích ở những vùng có điều kiện và điều chỉnh lại đất đai quản lý các nông lâm trường, để giao lại cho địa phương quản lý và phân bổ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số đang thiếu đất. Nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai trái pháp luật, nhất là đối với đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Sớm hoàn thành việc quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, xã, thị trấn và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các thành phần kinh tế.

- Về tài chính, thị trường, trợ giá vận chuyển nông sản hàng hoá ở các vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.

- Huy động vốn đầu tư của các tổ chức và nhân dân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, như: giao thông nông thôn, thuỷ lợi nhỏ, đường, điện, trường học...

- Tổ chức thực hiện Luật hợp tác xã đã được Quốc hội thông qua để từ đó củng cố các hợp tác xã hiện có và xây dựng phát triển các hợp tác xã kiểu mới trong tất cả các lĩnh vực, trong đó chú trọng lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh.

- Phát triển các trang trại ở những nơi có điều kiện đất đai, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi... Trước mắt là hướng dẫn sản xuất, cung ứng vật tư và tiêu thụ

sản phẩm, phổ biến công nghệ, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng, làm dịch vụ, tín dụng nông nghiệp hoặc đảm trách những khâu then chốt mà kinh tế hộ không thể làm hoặc làm không hiệu quả.

- Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đ nh ở nông thôn làm nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư vốn hoặc liên kết, liên doanh phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện bằng cách: tổ chức cấp giấy phép đầu tư, thỏa thuận địa điểm cấp đất, đền bù giải toả, cấp giấy phép xây dựng một cách nhanh chóng cho các doanh nghiệp. Thực hiện khuyến khích ưu đãi đầu tư cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật như miễn giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức, vay vốn ưu đãi.

- Đa dạng hoá các loại h nh sản xuất - kinh doanh: trong nông nghiệp có hộ gia đ nh, tổ sản xuất, hợp tác xã kiểu mới, trang trại gia đ nh, trang trại cổ phần; trong công nghiệp có cơ sở sản xuất, tổ sản xuất, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, xí nghiệp, Cty TNHH, Cty cổ phần; trong các ngành dịch vụ có xí nghiệp, doanh nghiệp, cửa hàng, tổ hợp tác, hợp tác xã mua bán...

- Tổ chức liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến lớn với hợp tác xã nông nghiệp, hộ nông dân thành một quy tr nh xuyên suốt từ sản xuất nông sản, thu mua, chế biến bảo quản và tiêu thụ.

3.6.2. Giải pháp khoa h c và công nghệ

- Xây dựng và thực hiện các chương tr nh phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ mới của huyện theo hướng ưu tiên công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

- Chuyển giao công nghệ có thể thực hiện bằng cách mua công nghệ, nếu không có đủ tài chính th liên doanh để thu hút công nghệ, thuê mua tài chính.

- Phát triển mạnh nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ. Có chính sách thu hút lực lượng chuyên gia khoa học kỹ thuật.

- Dành một phần ngân sách của huyện cho công tác nghiên cứu triển khai công nghệ mới, thiết bị mới.

3.6.3. Giải pháp vốn đầu tƣ

* Đối với vốn đ u tư t ngân sách Nhà nước : trong thời kỳ 2007 - 2011 ưu tiên đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu và các chương tr nh mục tiêu quốc gia, chương tr nh phát triển kinh tế - xã hội thôn, buôn; thời kỳ 2012 - 2016 ưu tiên đầu tư hạ tầng xã hội và một số hạ tầng kinh tế quan trọng để thu hút đầu tư

+ Về giao thông: phải dành ưu tiên, thoả đáng về vốn cho phát triển giao thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, bao gồm đường liên huyện, các xã đặc biệt khó khăn, các xã ngh o, các thôn buôn thuộc diện vùng III nhưng không ở các xã đặc biệt khó khăn.

+ Về thuỷ lợi: ưu tiên xây dựng hệ thống kênh tây và các hồ đập tại các vùng xung yếu.

+ Cấp nước: các công tr nh cấp nước sinh hoạt cho đô thị, các vùng dân cư tập trung và cụm công nghiệp.

+ Trồng và chăm sóc rừng.

* Huy đ ng vốn t dân và doanh nghiệp:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đổi mới trang thiết bị và công nghệ tiên tiến; khuyến khích đầu tư vào các ngành lĩnh vực huyện có chủ trương ưu đãi và thực hiện xã hội hoá. Đa dạng hoá các h nh thức huy động vốn.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển các doanh nghiệp tư nhân (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần). Huy động vốn ứng trước của dân và doanh nghiệp (khách hàng) cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trước hết cho việc cung cấp điện và cung cấp nước.

- Xã hội hoá đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo y tế, khuyến khích cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng trường, bệnh viện.

* Tạo vốn đ u tư thông qua vay và nơi khác đ u tư vào huyện: Nguồn vốn này gồm có tín dụng vay từ ngân hàng trong và ngoài tỉnh, thuê mua tài chính và thu hút đầu tư trong nước.

Tranh thủ các nguồn vốn vay tín dụng. Ưu tiên nguồn vốn vay cho phát triển kinh tế hộ gia đ nh, kinh tế trang trại, phát triển làng nghề, cho các hộ ngh o và

đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như những dự án theo mục tiêu quy hoạch v.v. Mở rộng các hoạt động cho vay để phát triển sản xuất.

Có những giải pháp thu hút một số doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp cổ phần có nguồn tài chính mạnh ở các Tổng Công ty lớn, các tỉnh giàu có nhu cầu đầu tư, các công ty lớn muốn mở các chi nhánh, cơ sở gia công đầu tư theo quy hoạch tại huyện.

* Thu hút đ u tư nước ngoài FDI: Để có thể huy động nguồn FDI cần phải có một loạt giải pháp:

- Tạo môi trường thuận lợi về hạ tầng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật cao, lành nghề nhằm hấp dẫn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

- Phát triển cơ sở hạ tầng. Xây dựng cụm công nghiệp tập trung, các khu du lịch đảm bảo những điều kiện cơ sở hạ tầng, điện, nước, giao thông, bưu điện. Đảm bảo các cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, cửa hàng, ngân hàng.

3.6.4. Giải pháp phát triển nguồn lực

Để bảo đảm thực hiện phương án phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch, trong điều kiện đầu tư còn hạn chế giai đoạn 2007-2016 Huyện phải tập trung đầu tư xây dựng các công tr nh chiến lược, thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống. Các công tr nh dự án ưu tiên nên tập trung vào công tr nh thiết yếu có vai trò động lực trong quá tr nh phát triển của Huyện như sau:

- Có chính sách đãi ngộ các nhà quản lý giỏi, các cán bộ chuyên gia khoa học kỹ thuật đầu đàn, các loại công nhân có tay nghề cao... đến huyện làm việc. Có chính sách khuyến khích các sinh viên của huyện đang học tập ở các thành phố lớn hoặc nước ngoài về làm việc ở huyện.

- Tăng cường liên kết với trường công nhân kỹ thuật cơ điện, trường dạy nghề thanh niên dân tộc của tỉnh,.... để đào tạo nghề cho thanh niên. Mở các lớp đào tạo miễn phí cho lao động nông thôn thông qua trung tâm giáo dục cộng đồng ở các xã. Bồi dưỡng tr nh độ văn hoá, KHKT, lý luận, quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Phát triển mạnh công nghiệp, TTCN, ngành nghề thu hút và giải quyết việc

làm cho lao động tại chỗ. Thực hiện chế độ cử tuyển vào các trường để về phục vụ tại địa phương, nhất là khu vực đồng bào dân tộc tại chỗ, các xã vùng sâu, vùng xa.

3.6.5. Giải pháp mở rộng th trƣờng tiêu thụ sản ph m

- Các cơ quan, doanh nghiệp cần nâng cao tr nh độ dự báo các nhu cầu thị trường để định hướng đúng loại sản phẩm hàng hoá cần sản xuất cả về quy mô, chất lượng và tốc độ phát triển, chú trọng dự báo nhu cầu thị trường thế giới.

- Nhu cầu của nền kinh tế vô cùng rộng lớn với chủng loại sản phẩm đa dạng và phức tạp, huyện cần xây dựng chính sách xâm nhập thị trường đối với từng loại thị trường về loại sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, cách phân phối, khuyến mại, quảng cáo.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và giá sản phẩm. Cần phải tích cực ứng dụng các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với giảm giá thành sản phẩm. Đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất bằng cách vay vốn ngân hàng, tín dụng, liên doanh với cá doanh nghiệp lớn có vốn ở của tỉnh Đắk Lắk và ngoài tỉnh để hỗ trợ vốn, máy móc thiết bị. Cải tiến bộ máy quản lý làm việc có năng suất và hiệu quả.

- Tổ chức mạng lưới cung ứng thu mua nông lâm sản hợp lý, nhằm thúc đẩy sản xuất. Khuyến khích phát triển mô h nh hợp tác liên kết giữa kinh tế quốc doanh với kinh tế cá thể theo nguyên tắc có quản lý, b nh đẳng và cùng có lợi. Ngân hàng cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vào thời điểm chính vụ thu hoạch với lãi suất ưu đãi, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng thu mua nông lâm sản.

- Khuyến khích các Hiệp hội ngành hàng thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu ngành hàng, nhằm phòng chống rủi ro cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu; trợ giá cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ vốn dự trữ trong khâu lưu thông cho các nhà xuất khẩu ...

3.6.6. Giải pháp về quốc phòng an ninh

Hệ thống chính trị các cấp ở địa phương, nhất là cấp cơ sở và các tổ chức ở thôn, buôn phải nắm chắc t nh h nh và tư tưởng của quần chúng nhân dân, kịp thời giải quyết những phát sinh, vướng mắc; kiên quyết không để h nh thành các tổ

chức, lực lượng phản động trên địa bàn, không để xảy ra các “điểm nóng” mà các thế lực thù địch tạo cớ chống phá, gây mất ổn định t nh h nh. Khi xảy ra các vụ việc phải kịp thời xử lý, không để lây lan, kéo dài. Kiên quyết giữ vững ổn định về an ninh chính trị để phát triển kinh tế - xã hội của huyện biên giới.

3.6.7. Giải pháp quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện

Vai trò của quản lý, điều hành là hết sức quan trọng, nhất là việc ban hành các chính sách phù hợp sẽ là yếu tố cơ bản quyết định thực hiện thành công sự tăng trưởng kinh tế, đầu tư phát triển và nâng cao mức sống dân cư trong tỉnh. Giải pháp này bao gồm các giải pháp tài chính, tín dụng đầu tư và đổi mới quản lý hành chính...

- Trong việc t m kiếm nguồn vốn đầu tư của huyện, chú trọng phát huy nội lực, tăng cường tiết kiệm nội bộ huyện bằng cách tăng thu ngân sách và tăng ngân sách chi cho đầu tư, khuyến khích các cá nhân trong huyện, tỉnh cùng hợp tác đầu tư tạo nguồn lớn, tăng cường vay tín dụng ngân hàng với lãi suất thấp.

- Đổi mới quản lý hành chính: Tập trung cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản hoá về thủ tục và hiện đại hoá trong xử lý công việc, đáp ứng yêu cầu của dịch vụ công. Tạo môi trường kinh tế - xã hội ổn định, lành mạnh bằng hệ thống pháp luật.

- Xây dựng các chương tr nh hợp tác, phối hợp với các huyện trong tỉnh trong vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung. Phối hợp và hợp tác liên tỉnh trên các lĩnh vực: phối hợp trong chỉ đạo, điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch; xây dựng, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dự báo; đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực; trong đầu tư và xúc tiến và kêu gọi đầu tư phát triển; trong ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư v.v.

- Công khai quy hoạch cho toàn thể nhân dân biết để thực hiện

- Cụ thể hoá các chỉ tiêu quy hoạch đến từng ngành, từng xã trên địa bàn. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các phương án quy hoạch, nâng cao năng lực quản lý của nhà nước trong lĩnh vực quy tổng thể phát triển KT-XH của huyyên, hệ thống quản lý ngành, phân cấp quản lý cho địa

phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị xã hội ở nông thôn, cũng cố nguồn nhân lực ở xã phường, thị trấn tổ chức triển khai điều hành quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn

3.7. Đề xuất các dự án ƣu tiên

Để bảo đảm thực hiện phương án phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch, trong điều kiện đầu tư còn hạn chế giai đoạn 2007-2016 Huyện phải tập trung đầu tư xây dựng các công tr nh chiến lược, thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống. Các công tr nh dự án ưu tiên nên tập trung vào công tr nh thiết yếu có vai trò động lực trong quá trình phát triển của Huyện như sau:

1. Dự án hoàn thiện hệ thống kênh Tây hồ Ea Súp Thượng.

2. Các dự án về thuỷ lợi, trước mắt là các công tr nh thuỷ lợi nhỏ: Ea Knhót, Ea Rốk, Ia Chlơi. Chủ đầu tư: Sở NN&PTNT và UBND huyện Ea Súp, tổng vốn đầu tư 285.000 triệu đồng.

3. Các dự án chuyển đổi đất rừng sản xuất sang sản xuất nông nghiệp, đón nhận dân kinh tế mới tại Ya Tờ Mốt, Cư K’Bang, Ia RVê và Ia Lốp. Chủ đầu tư: UBND huyện Ea Súp, tổng vốn đầu tư 210.000 triệu đồng.

4. Các dự án nước sạch và vệ sinh môi trường. Chủ đầu tư: Trung tâm nước sạch và VSMT ĐắkLắk và UBND huyện Ea Súp, tổng vốn đầu tư 67.200 triệu đồng.

5. Dự án kết cấu hạ tầng, chủ đầu tư: Các sở chủ quản (Giao thông, xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện ea súp tỉnh đắklăk​ (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)