Quốc phòng, an ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện ea súp tỉnh đắklăk​ (Trang 59)

Hệ thống chính trị các cấp đã tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện có kết quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh. Quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, giáo dục nâng cao cảnh giác cách mạng trong các tầng lớp dân cư về âm mưu “Diễn biến hoà b nh” và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Thông qua phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc đã góp phần ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Các công tr nh kết cấu hạ tầng đã xây dựng đều xem xét, nghiên cứu theo quan điểm kinh tế kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, bảo đảm khi có t nh huống xấu xẩy ra, các công tr nh đó phục vụ đắc lực cho công tác bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện làm chỗ dựa vững chắc bảo vệ, trấn giữ vùng biên giới . Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân kịp thời nên t nh h nh an ninh chính trị và trật tư an toàn xã hội tiếp tục ổn định bảo đảm cho kinh tế - xã hội phát triển.

3.2.2.7. Nhận định tổng quát về kinh tế - xã hội huyện Ea Súp a. Thành t u đã đạt được

Bước đầu khai thác tiềm năng của huyện, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Tăng trưởng kinh tế nhanh, b nh quân 24,37%/năm, trong đó nông, lâm, thuỷ sản tăng 26,99%, công nghiệp xây dựng 17,38% và thương mại dịch vụ tăng

10,75%/năm. Thu nhập b nh quân đầu người đạt gần 4.500.000 đồng, lương thực b nh quân 1.290 kg/ người/năm, giảm hộ ngh o 3,5%/năm, tỷ lệ hộ ngh o đến cuối năm 2006 còn 12,39%. Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội được đầu tư khá toàn diện, có bước khởi sắc và mang lại hiệu quả thiết thực. Công cuộc cải cách hành chính trên địa bàn đang được thực hiện. Văn hoá, y tế, giáo dục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phúc lợi công cộng được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững.

b. Tồn tại

Sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, kém bền vững. Tăng trưởng kinh tế cao nhưng điểm xuất phát thấp nên thu nhập b nh quân đầu người thấp so với b nh quân chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, sản xuất chưa gắn với chế biến, tiêu thụ. Cơ sở hạ tầng thiết yếu thiếu, chưa đồng bộ, phát huy hiệu quả hạn chế. Giao thông đi các huyện trong vùng và tỉnh Gia Lai chưa khai thông. Thủy lợi đã hoàn thành các công tr nh đầu mối và một số tuyến kênh chính song hệ thống kênh nội đồng và các công tr nh phụ trợ trên kênh chưa đồng bộ, tiến độ chậm, phát huy hiệu quả đầu tư hạn chế. Trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường còn nhiều bất cập, đặc biệt tài nguyên rừng bị xâm hại đến mức báo động. Y tế, giáo dục tuy phát triển nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Nguồn nhân lực hầu hết chưa qua đào tạo, tỷ lệ hộ ngh o cao hơn b nh quân chung toàn tỉnh, vốn đầu tư cho sản xuất của nông dân còn hạn chế, t nh h nh an ninh chính trị có lúc, có nơi diễn biến phức tạp...

c. Nguyên nhân

* Nguyên nhân của những thành tựu.

+ Được sự đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng của trung ương, tỉnh, của các bộ, ngành và của các doanh nghiệp, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của tỉnh, huyện, sự nỗ lực của mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và nhân dân trong huyện.

+ Lực lượng lao động được bổ sung hàng năm từ các dự án kinh tế mới, dự án kinh tế - quốc phòng, dự án tái định cư và dự án ổn định dân di cư tự do,...

+ Là huyện biên giới ngh o thuộc vùng sâu, vùng xa, có nhiều dân tộc, an ninh, chính trị có thời điểm diễn biến phức tạp, cơ sở hạ tầng thấp kém ... đã ảnh hưởng nhất định đến thu hút đầu tư.

+ Sản xuất chưa tuân thủ quy hoạch, kế hoạch. Đất đai phần lớn thuộc diện ngh o dinh dưỡng, thời tiết khắc nghiệt, đời sống của nông dân khó khăn, mức đầu tư cho sản xuất thấp.

+ Cơ sở hạ tầng xây dựng thiếu đồng bộ, tiến độ chậm, phát huy hiệu quả hạn chế.

+ Sắp xếp, chuyển đổi các doanh nghiệp trên địa bàn còn lúng túng, chậm. + Sản xuất mới quan tâm bề rộng, về số lượng, chưa quan tâm nhiều đến chất lượng và các dịch vụ hỗ trợ, chưa gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

+ Tr nh độ dân trí thấp, một bộ phận dân cư dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng.

3.3. Phân tích, đánh giá v thế của huyện Ea Súp trong tổng thể nền KT- H tỉnh ĐắkLắk, những lợi thế lợi thế, hạn chế và thách thức chủ yếu đối với sự phát triển trong giai đoạn 2007-2016

3.3.1. V thế của huyện Ea Súp trong tổng thể phát triển KT- H tỉnh ĐắkLắk

Ea Súp có một vị trí bị cô lập và có nhiều bất lợi trong mối ban giao, trao đổi hàng hoá với các huyện, thành phố Buôn Ma Thuột. Nền kinh tế huyện Ea Súp còn ở quy mô nhỏ (dân số băng 2,8% dân số toàn tỉnh), thực tế xét về góc cạnh kinh tế th không có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ĐắkLắk . Hơn nữa, nền kinh tế hàng hoá trong nội bộ vùng còn ở tr nh độ rất thấp; kinh tế nông, lâm nghiệp chiếm đa số (khoảng 85% lao động thuộc lĩnh vực này); t nh trạng di dân tự do vẫn còn diễn biến khá phức tạp; kinh tế công nghiệp chưa phát triển, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống chưa được quan tâm đầu tư; dịch vụ du lịch, đặc biệt du lịch văn hoá sinh thái rừng núi chưa phát triển; mạng lưới giao thông đối ngoại còn quá hạn chế; đói ngh o và tái đói ngh o vẫn thường xuyên diễn ra.

Tuy nhiên bên cạnh đó Ea Súp có vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh; bảo vệ môi trường không những đối với tỉnh ĐắkLắk mà còn đối với Tây Nguyên với 26 km đương biên giới giáp với Cam Pu Chia. Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội vào thời gian tới cần phải gắn kết chặt chẽ với giữ vững quốc phòng an ninh. Về diện tích tự nhiên huyện Ea Súp chiếm 13,4% diện tích tự nhiên của tỉnh, với diện tích rừng chiếm tỷ lệ lớn. Ngoài ra Ea Súp còn được xem là vựa lúa của tỉnh với sản lượng lớn và có chất lượng cạnh tranh.

3.3.2. Lợi thế so sánh và thời cơ phát triển

- Địa h nh tương đối bằng, nhiệt độ cao đều, tổng tích ôn lớn, ánh sáng dồi dào quanh năm là điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng luân canh, xen canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội được xây dựng bước đầu, trong đó công tr nh hồ Ea Súp hạ, Ea Súp thượng và hệ thống kênh đông đã hoàn thành, hệ thống kênh tây đang triển khai, khi hoàn chỉnh sẽ đưa diện tích được tưới của huyện lên 7.500 - 8.500 ha.

- Đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn khá lớn, các dự án kinh tế mới, kinh tế - quốc phòng tiếp tục được thực hiện đón nhận mỗi năm 4.000 - 4.500 khẩu, 2.000 lao động, chuyển đổi hàng ngàn ha đất rừng sản xuất kém hiệu quả sang đất sản xuất nông nghiệp. Chương tr nh 132, 134, 120 và các chương tr nh, nghị định của Chính phủ về đầu tư phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên, vùng biên giới nói chung và huyện Ea Súp nói riêng tiếp tục được thực hiện. Dự án về thủy lợi trên địa bàn huyện đã triển khai (Ea Súp), dự án sẽ triển khai (Ea Khal, Ea Rốk, Ea Knhót, Ea Chlơi,.., dự án thủy lợi đa mục tiêu Ia Mơ (Ea Súp là đơn vị hưởng lợi)...là yếu tố quan trọng để khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, tài nguyên của huyện, đưa diện tích đất sản xuất nông nghiệp, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi tăng gấp nhiều lần hiện nay. Ea Súp được đánh giá là vùng lương thực lớn của tỉnh và là vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, đây là yếu tố để tăng cường đầu tư và đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp của huyện

- Diện tích rừng trên địa bàn huyện còn 130.620 ha, chiếm 73,98% diện tích tự nhiên, trữ lượng gỗ còn khá, có nhiều loại gỗ quý hiếm, nếu quản lý, bảo vệ tốt và có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý hàng năm sẽ mang lại nguồn thu lớn cho huyện. Đặc biệt khu vực rừng đặc dụng thuộc vườn quốc gia Yok Đôn, khu vực rừng phòng hộ có nhiều loài thực, động vật quí hiếm, có khả năng phát triển du lịch sinh thái, nếu quản lý, bảo vệ tốt sẽ đem lại cho huyện nguồn lợi lớn về kinh tế, xã hội và môi trường

- Nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng Tây Nguyên, cho huyện và các xã biên giới, dự án kinh tế mới, kinh tế quốc phòng đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện, tăng nguồn nhân lực và vốn đầu tư, là động lực mạnh kích thích kinh tế của huyện phát triển tốc độ cao trong những năm tới.

- Huyện Ea Súp có 26 km đường biên giới với Cam Pu Chia, trong tương lai có thể mở cửa khẩu quốc gia, phát triển thương mại, du lịch với Căm Pu Chia và các nước trong khu vực.

- Là huyện có nhiều dân tộc chung sống, có sự đan xen của nhiều phong tục, tập quán, đặc trưng văn hóa và kinh nghiệm sản xuất, tạo điều kiện để trao đổi, học hỏi, bổ sung cho nhau những mặt tích cực để cùng phát triển.

- Qua gần 30 năm đầu tư, khai thác vùng đất mới, cán bộ và nhân dân trong huyện có sự hiểu biết nhất định quy luật tự nhiên, đất đai từng khu vực, từ đó có phương án bố trí sản xuất, mùa vụ, cây trồng phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai.

- Gần 15.000 ha điều đến thời kỳ cho sản phẩm, cơ sở chế biến hạt điều được xây dựng và đang đầu tư mở rộng, nhiều cơ sở chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng,... được phát triển theo sự gia tăng của khối lượng sản phẩm và nhu cầu của nhân dân.

- Tiềm năng du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái chưa được khai thác, tỉnh đã có chủ trương xây dựng tuyến du lịch Buôn Đôn - Ea Súp - Cư M’Gar. Cửa khẩu quốc gia sẽ được mở trên địa bàn, tạo điều kiện cho huyện đẩy mạnh hợp tác, xúc tiến thương mại, du lịch với Căm Pu Chia và các nước trong khu vực.

- Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu á, quỹ hỗ trợ của Kuwait,... đã thỏa thuận cho một số địa phương trong đó có huyện Ea Súp vay phát triển một số công tr nh thuỷ lợi nhỏ, xây dựng kết cấu hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra huyện còn được hưởng lợi của dự án xây dựng tỉnh lộ 681 từ trung tâm đi Ea H’leo và huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, dự án đa mục tiêu Ya Mơ (Gia Lai)....

3.3.2. Thách thức chủ yếu

3.3.2.1. Bối cảnh phát triển kinh tế, chính trị Quốc tế và khu v c tác động tr c tiếp đến nền kinh tế của huyện Ea Súp

Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế thế giới với sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường trên tất cả các lĩnh vực. Thị trường được mở rộng về quy mô, về chủng loại hàng hoá, giá cả biến động theo quy luật thị trường và khó kiểm soát. Các dòng vốn đầu tư với những yêu cầu khắc nghiệt và sự khốc liệt của quy luật cạnh tranh... làm cho nền kinh tế các nước phụ thuộc lẫn nhau. Chế độ mậu địch đa phương, chuyển giao, mua bán công nghệ - thông tin, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển trên toàn thế giới với công nghệ và kỹ thuật mới làm hạ giá thành sản phẩm, tự do hóa thương mại, thị trường được khai thông. Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá với các dòng công nghệ, kỹ thuật, thông tin các dòng vốn và sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng và không ngừng đổi mới các ngành kinh tế dịch vụ làm cho nền kinh tế- khoa học - công nghệ thế giới tiến triển với tốc độ chưa từng thấy. Các vấn đề toàn cầu như dân số, môi trường, an ninh, tài chính, lương thực, về bệnh dịch, khủng bố càng trở nên gay gắt và quyết liệt.

Các thế lực thù địch vẫn đẩy mạnh “diễn biến hoà b nh, bạo loạn lật đổ” nhằm chống phá cách mạng nước ta. Chúng mong muốn Việt Nam không được ổn định về chính trị - xã hội để k m hãm sự phát triển hòng dễ bề can thiệp.

Việc gia nhập WTO của nước ta làm cho thị trường Việt Nam có nhiều cơ hội và lợi thế ưu đãi về vốn, công nghệ và quan hệ thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới, song cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế, đặc

biệt là đối với ngành nông nghiệp, là một ngành mà hiện tại sức cạnh tranh của chúng ta còn thấp.

3.3.2.2. Chiến lược phát triển kinh tế đất nư c và định hư ng phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên, của tỉnh Đắk Lắk tác động đến phát triển kinh tế xã hội huyện

a. Chiến lược phát triển kinh tế đất nước

Theo dự báo của các cơ quan chức năng, từ nay đến năm 2020 nền kinh tế - xã hội cả nước sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ trên 8%, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng công nghiệp b nh quân khoảng 9%, nông nghiệp 3,5-4%, dịch vụ 7-8%. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt 30% GDP năm 2010 và 35% năm 2020, xuất khẩu tăng trung b nh trên 14-15%/năm.

Thời kỳ 2006-2010, khả năng tăng trưởng kinh tế của vùng Tây Nguyên đạt 11-12%, GDP b nh quân đầu người tăng 1,6 lần so năm 2005, bằng khoảng 55% mức b nh quân cả nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp đạt 28%, dịch vụ đạt 33%, tỉ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 39%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng 6 - 7%/năm, công nghiệp tăng 18 - 20%/năm, dịch vụ tăng 12 - 14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 14 - 16%, b nh quân đạt 220 USD/người; thu ngân sách tăng b nh quân 15 - 16%/năm. B nh quân GDP/đầu người năm 2020 đạt 42-43 triệu đồng.

b. Chiến lược phát triển kinh tế tỉnh ĐắkLắk

Tổng GDP năm 2010 (giá so sánh) gấp 1,7 lần so với năm 2005, năm 2020 gấp 3,03 lần so với năm 2010, b nh quân GDP/ người (giá hiện hành) năm 2010 đạt khoảng 9-9,3 triệu đồng, năm 2020 đạt khoảng 39 - 40 triệu đồng; thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập b nh quân đầu người (GDP/người) so với cả nước đạt 51% năm 2010, lên 59% năm 2015 và đến năm 2020 68% , tương ứng với các mốc thời gian trên, so với vùng Tây Nguyên đạt 77,4%, 91,7% và 93,7%.

- Thời kỳ 2006-2010 (giá SS94) GDP tăng b nh quân 11-12%/ năm, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 22 -23%, nông lâm nghiệp tăng 4,8-5%, dịch vụ tăng 20-21%.

- Thời kỳ 2011-2015: GDP tăng b nh quân 12-13%/ năm, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 19,5-20%, nông lâm nghiệp tăng 4,5-5%, dịch vụ tăng 16,3- 17%.

- Thời kỳ 2016-2020: GDP tăng b nh quân 12,5-13,5%/ năm, trong đó công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện ea súp tỉnh đắklăk​ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)