Quan điểm bền vững trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện ea súp tỉnh đắklăk​ (Trang 33 - 35)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH

3.1.4. Quan điểm bền vững trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH

Xét một cách tổng thể quá tr nh phát triển của xã hội loài người chưa bao giờ ngừng lại. Nhưng trong quá tr nh lịch sử cá biệt đã có những xã hội, những nền văn

minh bị suy tàn, thậm chí diệt vong do hoạt động phát triển đã triển khai quá sức chịu tải của môi trường, khiến cho tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, chất lượng môi trường bị huỷ hoại, không còn đáp ứng được yêu cầu b nh thường của con người. Những dấu hiệu về không bền vững trong phát triển toàn cầu đã xuất hiện từ những năm 1960. T nh trạng này được làm rõ trong Hội nghị quốc tế về “Môi trường và Con người” do Liên hiệp quốc tổ chức tại Stockholm năm 1972, tiếp đó trong báo cáo “Hiện trạng môi trường thế giới” công bố năm 1984. Năm 1987 Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển do bà Bruntland làm Chủ tịch, công bố báo cáo “tương lai chung của chúng ta”, trong đó đã đưa ra khái niệm về “phát triển bền vững”. Theo báo cáo này th “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu c u của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu c u của họ”.

Phát triển bền vững được xem là phương thức tổng hợp để phòng chống các nguy cơ suy thoái môi trường và là niềm hy vọng của nhân loại trên toàn thế giới.

Ở nước ta ngày 12/6/1991 “Kế hoạch quốc gia về Môi trường và phát triển bền vững” đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành theo quyết định 187-CT. Gần đây hơn, chỉ thị 36-CT/TW, ngày 25/6/1998 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác bảo vệ Môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đã nêu quan điểm: “Bảo vệ Môi trường là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành là cơ sở để đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Sự bền vững về phát triển của một vùng, một tỉnh, một quốc gia phải được đảm bảo một cách thống nhất và đồng thời trên 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Bền vững về kinh tế thể hiện một cách khái quát ở sự ổn định và không ngừng gia tăng sức sản xuất của quốc gia, thông thường được biểu thị bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc gia trên đầu người. Bền vững xã hội thể hiện ở sự phân chia thu nhập và phúc lợi trong xã hội, thông thường được biểu thị bằng tính công bằng trong phân bố các tầng lớp.

* Bền vững là cơ h i để phát triển

Đây là định nghĩa mới, lý thú đang được NHTG khai thác nhằm đánh giá tính bền vững và sự giàu có của một quốc gia, theo cách tiếp cận mới này th dự trữ tư bản quốc gia (tài sản quốc gia) chứ không phải là thu nhập được dùng như là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường . Khái niệm tài sản quốc gia hay dự trữ của một quốc gia là bao gồm tài sản do con người làm ra, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người và tài nguyên xã hội. Bốn dạng thức của cải này được liên kết với nhau ở mức độ cao, chúng bổ sung, đôi khi tăng cường cho nhau đóng góp vào các hoạt động kinh tế. Như vậy, sự thay đổi dự trữ tư bản sẽ xác định sự thay đổi các cơ hội kinh tế và không kinh tế cho con người hiện tại và các thế hệ trong tương lai. Với ý nghĩa này “sự bền vững là cơ hội” được định nghĩa như sau: “Sự bền vững là để lại cho các thế hệ tương lai, nếu không được nhiều hơn th cũng bằng những cơ hội chúng ta đã có cho chính chúng ta ngày hôm nay” [23].

Như vậy, phát triển bền vững được đặt ra là một đòi hỏi cấp bách từ chính sự tồn vong của con người hôm nay và của các thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai. Đến hiện nay phát triển bền vững được sử dụng như là điểm xuất phát để xem xét một cách sâu rộng hơn các vấn đề kinh tế học, môi trường và xã hội. Cách tiếp cận phát triển bền vững ngày càng được tiếp nhận trong các ngành chuyên môn trong đó có vấn đề phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện ea súp tỉnh đắklăk​ (Trang 33 - 35)