Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Phân tích, đánh giá vị thế của huyện Ea Súp trong tổng thể nền KT-XH tỉnh
3.3.2. Thách thức chủ yếu
3.3.2.1. Bối cảnh phát triển kinh tế, chính trị Quốc tế và khu v c tác động tr c tiếp đến nền kinh tế của huyện Ea Súp
Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế thế giới với sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường trên tất cả các lĩnh vực. Thị trường được mở rộng về quy mô, về chủng loại hàng hoá, giá cả biến động theo quy luật thị trường và khó kiểm soát. Các dòng vốn đầu tư với những yêu cầu khắc nghiệt và sự khốc liệt của quy luật cạnh tranh... làm cho nền kinh tế các nước phụ thuộc lẫn nhau. Chế độ mậu địch đa phương, chuyển giao, mua bán công nghệ - thông tin, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển trên toàn thế giới với công nghệ và kỹ thuật mới làm hạ giá thành sản phẩm, tự do hóa thương mại, thị trường được khai thông. Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá với các dòng công nghệ, kỹ thuật, thông tin các dòng vốn và sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng và không ngừng đổi mới các ngành kinh tế dịch vụ làm cho nền kinh tế- khoa học - công nghệ thế giới tiến triển với tốc độ chưa từng thấy. Các vấn đề toàn cầu như dân số, môi trường, an ninh, tài chính, lương thực, về bệnh dịch, khủng bố càng trở nên gay gắt và quyết liệt.
Các thế lực thù địch vẫn đẩy mạnh “diễn biến hoà b nh, bạo loạn lật đổ” nhằm chống phá cách mạng nước ta. Chúng mong muốn Việt Nam không được ổn định về chính trị - xã hội để k m hãm sự phát triển hòng dễ bề can thiệp.
Việc gia nhập WTO của nước ta làm cho thị trường Việt Nam có nhiều cơ hội và lợi thế ưu đãi về vốn, công nghệ và quan hệ thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới, song cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế, đặc
biệt là đối với ngành nông nghiệp, là một ngành mà hiện tại sức cạnh tranh của chúng ta còn thấp.
3.3.2.2. Chiến lược phát triển kinh tế đất nư c và định hư ng phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên, của tỉnh Đắk Lắk tác động đến phát triển kinh tế xã hội huyện
a. Chiến lược phát triển kinh tế đất nước
Theo dự báo của các cơ quan chức năng, từ nay đến năm 2020 nền kinh tế - xã hội cả nước sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ trên 8%, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng công nghiệp b nh quân khoảng 9%, nông nghiệp 3,5-4%, dịch vụ 7-8%. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt 30% GDP năm 2010 và 35% năm 2020, xuất khẩu tăng trung b nh trên 14-15%/năm.
Thời kỳ 2006-2010, khả năng tăng trưởng kinh tế của vùng Tây Nguyên đạt 11-12%, GDP b nh quân đầu người tăng 1,6 lần so năm 2005, bằng khoảng 55% mức b nh quân cả nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp đạt 28%, dịch vụ đạt 33%, tỉ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 39%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng 6 - 7%/năm, công nghiệp tăng 18 - 20%/năm, dịch vụ tăng 12 - 14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 14 - 16%, b nh quân đạt 220 USD/người; thu ngân sách tăng b nh quân 15 - 16%/năm. B nh quân GDP/đầu người năm 2020 đạt 42-43 triệu đồng.
b. Chiến lược phát triển kinh tế tỉnh ĐắkLắk
Tổng GDP năm 2010 (giá so sánh) gấp 1,7 lần so với năm 2005, năm 2020 gấp 3,03 lần so với năm 2010, b nh quân GDP/ người (giá hiện hành) năm 2010 đạt khoảng 9-9,3 triệu đồng, năm 2020 đạt khoảng 39 - 40 triệu đồng; thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập b nh quân đầu người (GDP/người) so với cả nước đạt 51% năm 2010, lên 59% năm 2015 và đến năm 2020 68% , tương ứng với các mốc thời gian trên, so với vùng Tây Nguyên đạt 77,4%, 91,7% và 93,7%.
- Thời kỳ 2006-2010 (giá SS94) GDP tăng b nh quân 11-12%/ năm, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 22 -23%, nông lâm nghiệp tăng 4,8-5%, dịch vụ tăng 20-21%.
- Thời kỳ 2011-2015: GDP tăng b nh quân 12-13%/ năm, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 19,5-20%, nông lâm nghiệp tăng 4,5-5%, dịch vụ tăng 16,3- 17%.
- Thời kỳ 2016-2020: GDP tăng b nh quân 12,5-13,5%/ năm, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 19-20%, nông lâm nghiệp tăng 4,4-4,5%, dịch vụ tăng 13- 14%.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ chuyển dịch từ nông lâm nghiệp-công nghiệp- dịch vụ sang dịch vụ- công nghiệp - nông lâm nghiệp.
Các vấn đề xã h i:
Đến năm 2020 các điều kiện xã hội sẽ được cải thiện đáng kể, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ ngh o xuống còn 1%, 100% hộ được sử dụng điện, được nghe Đài tiếng nói Việt Nam, xem truyền h nh và được dùng nước sạch; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 15%; Về y tế đạt được trên 21 giường bênh/ vạn dân, có 8 BS/ Vạn dân[16].
3.3.2.3. Những vấn đề đặt ra đối v i phát triển T-X huyện Ea Súp trong thời kỳ m i
Xuất phát điểm thực trạng kinh tế xã hội của Huyện còn thấp, trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, kinh tế cả nước, khu vực Tây Nguyên và tỉnh phát triển mạnh trong xu thế hội nhập; đồng thời phải dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quy hoạch các chuyên ngành đến năm 2020, từ đó xác định rõ vai trò vị trí kinh tế - xã hội của huyện Ea Súp đối với tỉnh. Phát triển kinh tế xã hội của huyện cần gắn với khai thác hợp lý các tiềm năng, nguồn lực hiện có để lựa chọn phương hướng phát triển, hương án đầu tư, quy mô đầu tư, tr nh độ công nghệ, xác định quan điểm và mục tiêu tổng quát về phát triển, bảo đảm quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế. Trong đó, vấn đề then chốt là tăng trưởng nhanh, bền vững, tạo ra các khâu đột phá và làm giàu. Sản phẩm hàng hoá có số lượng lớn, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Các mục tiêu đề ra phải tạo thế và lực đi lên để bằng hoặc cao hơn so với các huyện trong tỉnh, góp
phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tiến tới thu hẹp khoảng cách phát triển so với mặt bằng chung của tỉnh, vùng Tây Nguyên và với cả nước
3.4. Dự báo nhu cầu phát triển 3.4.1. Dự báo về th trƣờng 3.4.1. Dự báo về th trƣờng
Theo dự báo của các chuyên gia về t nh h nh và triển vọng thị trường một số nông sản chính trên thế giới và nhất là một số nông sản xuất khẩu của Việt Nam có mặt trên địa bàn huyện . Tổng hợp các dự báo và nhận định như sau:
a/ Thị trường điều
Thị trường nhân hạt điều rất rộng lớn, Việt Nam là nước có sản lượng điều sản xuất và xuất khẩu đứng thứ 3 (Sau ấn Độ và Brazin). Trong những năm trước đây giá điều xuất khẩu xuống thấp, do sức mua của các thị trường giao dịch chính: Châu âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc giảm. Nhưng hiện trên thị trường giá hạt điều nhân xuất khẩu đang tăng cao khoảng 3.500 – 5.000 USD/ tấn, giá thu mua hạt điều thô trong nước từ 10.000-12.000 đồng/kg. Theo dự báo giá nhân hạt điều sẽ tiếp tục tăng và dần đi vào ổn định. Việt Nam hiện có 300.000 ha điều, sản lượng 250.000 tấn, 92 nhà máy gia công, chế biến nhân hạt điều công suất 300.000 tấn nguyên liệu năm (nguyên liệu cung cấp được khoảng 70% công suất của nhà máy). ĐắkLắk hiện có 23.858 ha, sản lượng 4.652 tấn (2004) và 4 nhà máy chế biến công suất 5.000 tấn/năm. Huyện Ea Súp hiện có 15.862ha, với sản lượng 1.421 tấn. Thị trường tiêu thụ nhân hạt điều của Việt Nam là rất lớn và ổn định. Sản phẩm điều Việt Nam có sức cạnh tranh cao, v giá nhân công rẻ và chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu thị trường, do đó sản xuất điều ở Việt Nam nói chung và huyện Ea Súp nói riêng đầy triển vọng.
b/Thị trường cây có d u
Thị trường cây có dầu liên tục tăng trong những năm qua, sản lượng xuất khẩu hạt cây có dầu 38,23 triệu tấn (1993) tăng lên 54,1triệu tấn (1999) tăng 41,5%. Đồng thời nhập khẩu cũng tăng theo 39,96 triệu tấn (1993) tăng lên 55,58 triệu tấn (1999). Trong các cây có dầu th cây đậu tương có sản lượng trao đổi trên thị trường cao nhất sau đó đến cây lạc.
- Cây đậu tương: Là sản phẩm được trao đổi lớn nhất trên thị trường thế giới, Giá đậu tương trên thị trường thế giới luôn biến động từ năm 1950 đến nay: 556,14USD/tấn (1974) và thấp nhất:166,48USD/tấn (1967). Việt Nam diện tích đậu tương tăng từ 124 ngàn ha năm 2000 lên 166 ngàn ha năm 2003, tương ứng với sản lượng từ 144 ngàn tấn lên 225 ngàn tấn, Việt Nam không những nhập khẩu đậu tương mà còn phải nhập cả khô dầu đậu tương để sản xuất thức ăn gia súc.
-Cây lạc: Trong thời gian qua thị trường tiêu thụ lạc nhân tăng khá, tuy nhiên thị trường trao đổi lạc nhân trên thế giới không lớn chỉ chiếm 3,4 -3,6 % khối lượng trao đổi hạt có dầu trên thế giới.
Diện tích trồng lạc ở nước ta chiếm khoảng 1,1% so với tổng diện tích gieo trồng trên thế giới, chiếm 1,9% so với Châu á và 16% trong khối ASEAN, năng suất lạc của ta ở mức trung b nh trên thế giới, so với khu vực th năng suất lạc của ta chỉ kém MaLaixia và Thái Lan, các nước còn lại đều có năng suất thấp hơn. Tuy nhiên so với một số nước sản xuất năng suất ở ta còn thấp hơn rất nhiều.
Để cung cấp dầu ăn cho thị trường nội địa hàng năm phải nhập khẩu dầu thô cho các nhà máy sản xuất dầu ăn trong nước ngày càng tăng; năm 1993: 18000 tấn đến năm 1998 nhập khoảng 90.000 tấn. Sản phẩm cây có dầu, thị trường tiêu thụ trong nước khá ổn định, điều kiện khí hậu Ea Súp cho phép trồng các loại cây có dầu nói trên với quy mô lớn. Nếu đầu tư thâm canh, tăng năng suất, hạ giá thành th sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
c/Thị trường lương th c
Ngoài cây lúa, cây ngô cũng có nhiều triển vọng ở thị trường trong nước, những năm qua ngô sản xuất ra chủ yếu phục vụ trong nước, chưa có xuất khẩu. Ngô phục vụ cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, khoảng 30% sản lượng dùng làm lương thực cho người tại các vùng núi. Thị trường thức ăn gia súc trong nước một năm cần 10 triệu tấn nhưng mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu. Giá ngô biến động từ 1000 -2200đồng/kg. Vùng Ea Súp có điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai cho phép phát triển cây ngô với quy mô lớn và hiện tại đã có bộ giống ngô lai
năng suất cao, đáp ứng đươc nhu cầu mở rộng diện tích của nông dân. Tuy nhiên để sản xuất ngô với quy mô lớn cần đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch.
d/ Thị trường bông hạt
Hàng năm các nhà máy dệt trong nước tiêu thụ khoảng 50 -60 ngàn tấn bông xơ, trong khi đó trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 10% còn lại đều phải nhập từ nước ngoài. Dự kiến với mức tăng b nh quân của ngành dệt may là 14%/năm th đến 2010 nhu cầu bông cho các nhà máy dệt trong nước lên đến 150 -200 ngàn tấn.
Ea Súp có điều kiện thuận lợi phát triển cây bông vụ hai, chất lượng bông xơ tốt đạt tiêu chuẩn, nhưng bông thương phẩm chất lượng kém do khâu bảo quản sau thu hoạch chưa tốt, bông xơ lẫn nhiều tập chất giá thành cao, do vậy kém sức cạnh tranh, k m hãm sự phát triển. Năm 2005 diện tích bông chỉ đạt sản lượng 585 tấn, không đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động. Nguyên nhân do qua hoạch toán người dân thấy trồng đậu tương, ngô lai, hiệu quả cao hơn trồng bông, mặt khác trong hợp đồng mua sản phẩm của công ty còn nhiều bất cập, chất lượng bông xấu, nhiều lỗi kỹ thuật.
e/Thị trường lâm sản
Việt Nam đã tham gia thị trường xuất khẩu lâm sản, định hướng đến năm 2010 đạt trên 2,5 tỷ USD. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng lâm sản qua chế biến, gỗ ván ép, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng đặc sản như: quế, hồi và tinh dầu, hạt và dầu thầu dầu, dầu trẩu, nhựa cây, cánh kiến trắng...Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước ở khu vực Châu á -Thái B nh Dương, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông và Thái Lan... Thị trường khá ổn định nhưng các mặt hàng xuất khẩu từ lâm sản còn rất ít và không ổn định, giá thành cao. V vậy cần đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và tăng cường đầu tư, xúc tiến thương mại mới có thể chiếm giữ thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
3.4.2. Dự báo về khoa h c và công nghệ
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi nhanh bộ mặt nông nghiệp và nông thôn. Đáng chú ý là các cuộc cách mạng về công nghệ sinh học
(CNSH), giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước và xuất khẩu.
Nhập, khảo nghiệm, địa phương hoá các loại giống cây, con cho năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. Dự báo trong vài năm tới các giống mới sẽ từng bước thay thế tiến tới loại bỏ các giống cũ năng suất thấp, chất lượng kém hiện nay.
Mục tiêu của nông nghiệp huyện Ea Súp, phải trở thành ngành sản xuất hàng hoá, trong đó phần lớn nông sản xuất khẩu, v thế phải nhanh chóng tiếp cận các tiến bộ khoa học và kỹ thuật để vươn tới một nền nông nghiệp sạch và bền vững, sản phẩm nông nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập hiệp hội thương mại các nước ASEAN (AFTA) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) th điều đó lại càng cần thiết.
3.4.3. Dự báo dân số
Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh ĐắkLắk, mục tiêu kinh tế xã hội huyện Ea Súp, khả năng mở rộng sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn và nhu cầu nhận dân thực hiện các dự án kinh tế mới. Dư báo tăng trưởng dân số b nh quân giai đoạn 2007-2011 là 8,8%/năm, trong đó tăng tự nhiên 1,7-1,8% và tăng cơ học trên 7%/năm. Những năm đầu giai đoạn 2012-2016 tiếp tục hoàn thiện công tác đón dân của các dự án giai đoạn 2007-2011, do đó tăng dân số giai đoạn này khoảng 4,4%/năm, trong đó tăng tự nhiên 1,5-1,6%, tăng cơ học 2,8-2,9%/năm; Như vậy dân số toàn huyện (lấy tròn) đến năm 2011 là 75.000 người, năm 2017: 93.000 người, Chi tiết xem phụ biểu 14.
3.5. Đề xuất phƣơng án quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH 3.5.1. C n cứ xây dựng phƣơng án 3.5.1. C n cứ xây dựng phƣơng án
- Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện
- Nghị quyết số 10/NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên.
- Quyết định 168/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển KT-XH vùng
Tây Nguyên, cũng như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên giai đoạn 2006 - 2010.
- Văn kiện Đại hội X của Đảng cũng như văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIII và văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIV.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước thời kỳ 2006 - 2010 đã được Quốc hội thông qua.